Lá ớt có ăn được không?
Chúng ta đều biết, quả ớt được dùng cho rất nhiều món ăn, tuy nhiên, không ít người thắc mắc liệu lá ớt có ăn được không?
Lá ớt có ăn được không?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Ớt là loại quả gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, trên cây ớt, ngoài quả thì lá ớt cũng ăn được và còn rất ngon. Ngoài ra, lá ớt cũng là một loại dược liệu vô cùng tuyệt vời.
Lá ớt được ví như canxi trời cho nhờ sở hữu một lượng canxi vô cùng lớn. Ước tính, cứ 100g lá ớt sẽ bổ sung gần 233mg canxi cho cơ thể. Ngoài ra, trong lá ớt còn giàu carotene, vitamin C và chất xơ. Khoa học đã chứng minh lá này bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng bài tiết dịch vị, tăng cảm giác thèm ăn.
Theo Đông y, lá ớt có vị đắng, tính mát nên hỗ trợ giải độc cực tốt. Bên cạnh đó, lá ớt còn hỗ trợ thanh nhiệt, lợi tiểu, bổ phổi, lợi gan…
Lợi ích đối với sức khỏe của lá ớt
Điều trị viêm khớp
Viêm khớp thường xảy ra với người già trên 55 tuổi, bệnh này gây ra triệu chứng sưng, cứng khớp và có thể ảnh hưởng đến các cử động của cơ thể. Lá ớt có chứa đặc tính chống viêm cao nên có thể giúp điều trị viêm khớp.
Giải độc
Với đặc tính chống nhiễm trùng, lá ớt có thể giúp bạn khỏi bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, loại lá này cũng có tác dụng chữa lành các vết thương và các rối loạn về da như bệnh nấm ngoài da.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Video đang HOT
Một lợi ích sức khỏe khác của lá ớt là tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng phytochemical và axit phenolic. Những chất này được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật.
Nguồn chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là tất cả những gì chúng ta cần để tiêu diệt các gốc tự do gây ra những tác hại cho cơ thể. Lá ớt chứa nguồn chất chống oxy hóa cao, có thể ngăn ngừa ung thư, đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch,…
Điều quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường loại 1 là sản xuất insulin. Lá ớt cung cấp phytochemical, có tác dụng thúc đẩy các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin trong các trường hợp tiểu đường. Vì vậy, dùng lá ớt nấu canh không những bồi bổ sức khỏe mà còn tốt cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.
Trị chứng khó tiêu
Bạn có thể chữa chứng khó tiêu bằng lá ớt. Hãy đun sôi lá ớt tươi như trà và uống sau bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Lưu ý khi nấu canh lá ớt
Mùa hè là thời điểm lá ớt rất non, xanh vì thế bạn có thể yên tâm hái về chế biến món ăn. Bạn dễ dàng tìm được nhiều cách nấu lá ớt khác nhau, một trong số đó phải nhắc tới canh lá ớt nấu với trứng gà hoặc lá ớt nấu tôm. Ngoài ra, lá ớt cũng được xào với lòng gà cũng là món ngon lạ miệng để đổi bữa cho gia đình.
Lá ớt phải được ngâm nước muối trước khi chế biến. Muối không chỉ giúp khử trùng, làm sạch mà còn hỗ trợ giảm bớt vị đắng trong loại lá này.
Lá ớt rất mềm vì thế bạn không nên đun quá lâu. Chỉ nấu trong thời gian vừa đủ, lá ớt chín tới sẽ xanh mướt, không bị úa vàng.
Sử dụng gừng và hành lá để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Lá ớt có thể dùng để nấu nhiều món khác nhau như: Xào, làm bánh, nộm/gỏi… Tùy vào sở thích mà lựa chọn một phương pháp chế biến cho phù hợp.
Nếu không có thời gian, lá ớt xào tỏi cũng là một món ăn đơn giản, nhanh gọn, dễ làm. Tỏi bóc ra đập dập rồi phi thơm với dầu nóng. Lá ớt rửa sạch, vò sơ rồi thả vào chảo. Ngoài ra, đối với những người yêu thích ớt, tất nhiên bạn có thể thêm ớt tươi cắt nhỏ vào để tạo hương vị. Mùi hương hăng hăng, cay cay của ớt có thể khiến bạn ấm sực lên ngay khi món ăn được hoàn thành.
Các loại rau tốt nhất cho người bệnh viêm khớp
Nhiều loại rau rất giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và giảm viêm khắp cơ thể, kể cả ở khớp.
Vậy người bệnh viêm khớp nên chọn những loại rau nào?
Theo Arthritis Foundation (Tổ chức Viêm khớp), chế độ ăn của người bệnh viêm khớp nên bổ sung nhiều loại rau củ càng nhiều màu sắc như xanh lá, vàng, cam càng tốt và sự đa dạng là điều quan trọng.
Rau lá xanh đậm tốt cho người viêm khớp
Sản xuất năng lượng và các quá trình trao đổi chất khác trong cơ thể tạo ra các sản phẩm phụ có hại gọi là gốc tự do. Các gốc tự do không chỉ làm tổn thương tế bào mà còn có liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) và chứng viêm. Các loại rau lá xanh như súp lơ xanh, rau bina, cải Brussels, cải xoăn, củ cải Thụy Sĩ và cải chíp chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, C và K, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương gốc tự do. Những thực phẩm này cũng chứa nhiều canxi bảo vệ xương.
Rau bina tốt cho người viêm khớp.
Súp lơ xanh và các loại rau họ cải khác (cải Brussels, bắp cải, cải chíp và súp lơ trắng) mang lại một lợi ích khác - một hợp chất tự nhiên gọi là sulforaphane. Nghiên cứu trên chuột cho thấy sulforaphane ngăn chặn quá trình viêm và có thể làm chậm tổn thương sụn trong viêm xương khớp (OA). Và có một số bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều rau họ cải có thể ngăn ngừa RA phát triển ngay từ đầu.
Khoai lang, cà rốt và bí đao
Những loại rau có màu cam và đỏ rực này có màu sắc đặc biệt nhờ các carotenoid như beta-cryptoxanthin. Sắc tố thực vật cũng cung cấp chất chống oxy hóa cho khoai lang, cà rốt, bí và ớt đỏ. Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều thực phẩm giàu beta-cryptoxanthin có thể làm giảm nguy cơ phát triển RA và các tình trạng viêm khác.
Ớt chuông cung cấp vitamin C
Ớt - bất kể màu sắc của chúng là gì, vị dịu hay cay - đều là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp bảo vệ xương và có thể bảo vệ các tế bào sụn. Dùng ít hơn mức khuyến nghị 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp đầu gối. Chỉ cần nửa cốc ớt chuông đỏ là bạn đã có đủ năng lượng cho cả ngày.
Hành, tỏi, tỏi tây và hẹ tây
Những loại rau có vị hăng và hương vị nồng này đều thuộc họ hành, rất giàu chất chống oxy hóa gọi là quercetin. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu khả năng tiềm tàng của quercetin trong việc giảm viêm trong các bệnh như viêm khớp dạng thấp. Allium cũng chứa một hợp chất gọi là diallyl disulphine, có thể làm giảm các enzyme gây tổn thương sụn.
Ô liu chứa hợp chất chống viêm
Ô liu và dầu ô liu chứa những chất chống viêm mạnh mẽ. Dầu ô liu nguyên chất có chứa hợp chất oleocanthal, một chất chống viêm tự nhiên có đặc tính tương tự như ibuprofen.
Quả ô liu chứa chất chống viêm.
Cà tím, ớt, cà chua và khoai tây
Những loại rau thuộc họ cà dược có chứa chất solanine, chất mà một số người cho rằng làm nặng thêm tình trạng viêm và đau do viêm khớp. Solanine là một loại alkaloid có thể gây viêm nhưng nó gần như hoàn toàn được tìm thấy trong lá và thân của những loại rau này chứ không phải trong các bộ phận chúng ta ăn. Không có nghiên cứu khoa học nào được thực hiện để chứng minh rằng chúng thực sự gây viêm hoặc làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Các loại rau củ này rất giàu chất dinh dưỡng, khiến chúng trở thành một sự bổ sung xứng đáng cho chế độ ăn uống. Đơn giản chỉ cần kiểm tra xem có những loại rau này có gây ảnh hưởng gì bằng cách ăn ít một các loại rau củ này trong các bữa ăn.
Không nên loại bỏ các loại thực phẩm rau củ giàu chất dinh dưỡng khỏi chế độ ăn.
Nấu rau đúng cách
Điều quan trọng nữa là chọn cách nấu đúng. Hấp tốt hơn luộc vì hấp giữ được chất dinh dưỡng trong rau. Đừng dùng nhiều nước khi luộc vì vitamin và chất chống oxy hóa dễ tan ra trong nước. Ngoài ra, đừng nấu quá chín - hãy nấu rau củ chín vừa để giữ lại vitamin và khoáng chất.
Không chiên ngập dầu vì sẽ bổ sung thêm nhiều chất béo và calo mà hãy xào. Việc sử dụng dầu sẽ giải phóng các chất phytochemical trong rau và khiến chúng trở nên dễ sử dụng hơn. Tốt hơn nữa, hãy sử dụng một hoặc hai thìa dầu ô liu để có thêm một lượng olecanthal chống viêm.
Cuba thử nghiệm thành công thuốc chống thấp khớp Nhật báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, đưa tin thuốc Jusvinza điều trị viêm khớp dạng thấp do Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ sinh học (CIGB) phát triển đã thu được nhiều kết quả đáng chú ý và sẽ mở rộng nghiên cứu lâm sàng. Thuốc Jusvinza điều trị viêm khớp dạng thấp...