La Nina đe dọa khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn trong mùa đông
Thế giới phải đối diện với La Nina – hiện tượng thời tiết thường gây ra mùa đông khắc nghiệt hơn.
Hình thái khí hậu này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Á.
Trung Quốc đang đối mặt với thiếu hụt nguồn điện. Ảnh: Bloomberg
La Nina đã hình thành ở Thái Bình Dương, với đặc điểm nổi bật là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực này lạnh đi dị thường. Hình thái này thường sẽ làm nhiệt độ ở khu vực bắc bán cầu xuống thấp hơn bình thường, đẩy các cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn trong khu vực phát đi cảnh báo về một mùa đông giá lạnh ở phía trước.
Một số nước, đặc biệt là Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đang phải vật lộn với tình cảnh giá nhiên liệu tăng vọt, thiếu điện ngắt quãng hoặc buộc phải kiểm soát nguồn cung điện với các ngành công nghiệp nặng. Giá than đá và khí đốt đang đứng ở mức cao và một mùa đông lạnh giá sẽ khiến nhu cầu sưởi ảm tăng vọt, làm trầm trọng thêm tình cảnh thiếu hụt điện.
“Chúng ta đang tới gần một mùa đông lạnh hơn thường lệ, trải dải ở khắp Đông Bắc Á. Dữ liệu dự báo thời tiết là một thành tốt quan trọng để dự đoán cần tích trữ nhu cầu năng lượng ra sao”, Renny Vandewege, Phó Chủ tịch DTN, một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ về diễn biến thời tiết, nêu quan điểm.
Dưới đây là triển vọng về năng lượng và tiêu thụ điền ở một số quốc gia chủ chốt.
Trung Quốc: Nhiệt độ tại phần lớn các vùng miền đông Trung Quốc đã giảm sâu trong tuần trước và xuống mức thấp hơn thường lệ ở nhiều vùng phía bắc. Các tỉnh như Hắc Long Giang, Thiểm Tây, Sơn Tây bắt đầu hoạt động sưởi ẩm trong mùa đông sớm hơn 13 ngày so với những năm trước. Nhiều hệ thống phát điện do địa phương quản lý, nhất là các nhà máy điện chạy than, khí đốt, đang phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân trong vùng.
Theo Zhi Xiefei, Giáo sư chuyên ngành khoa học khí quyển tại Đại học Công nghệ & Khoa học thông tin Nam Kinh, hình thái thời tiết cực đoan có thể xuất hiện ngày một nhiều do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các đợt lạnh có thể làm nền nhiệt giảm sâu, nhưng đi kèm đó cũng là các đợt nắng nóng bất thường.
Video đang HOT
Nhật Bản: Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Nhật Bản, nước này sẽ bước vào mùa đông với nền nhiệt thấp hơn bình thường từ tháng tới. Nhật Bản, nước mới chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của khủng hoảng năng lượng, đang rất cảnh giác với yếu tố thời tiết, sau khi phải trải qua giai đoạn lạnh sâu trong năm ngoái và đẩy giá bán lẻ điện tăng vọt.
Năm 2020, do không có đủ lượng nhiên liệu dữ trữ khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng đột biến, các công ty điện công ích đã buộc phải mua khí hóa lỏng giao ngay với mức giá cao để phát điện. Năm nay, Bộ Công thương Nhật Bản cũng đã trao đổi, thảo luận với nhiều nhà máy điện, các công ty dầu mỏ, khí đốt lớn để bàn kế hoạch chuẩn bị nguồn điện cho những tháng mùa đông tới đây. Dự trữ khí hóa lỏng của các doanh nghiệp cung ứng điện lớn tại Nhật Bản hiện đã lớn hơn 24% so với mức trung bình của bốn năm qua.
Hàn Quốc được dự báo sẽ có một mùa đông với nền nhiệt lạnh hơn bình thường. Ảnh: EPA
Hàn Quốc: Theo Cơ quan khí tượng Hàn Quốc, nước này sẽ có một nửa mùa đông năm nay với nền nhiệt giảm sâu hơn và Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm nước chịu tác động của hiện tượng La Nina. Trong tháng 10 lạnh bất thường này, tuyết đã xuất hiện tại Hàn Quốc sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái.
Chính phủ Hàn Quốc đang triển khai nhiều biện pháp nhằm gia tăng nguồn cung năng lượng, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ đà tăng giá leo thang. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu, khí hóa lỏng đã thời được kéo giảm.
Ấn Độ: Nhiệt độ tại nhiều vùng ở Ấn Độ được dự báo sẽ xuống thấp, ở ngưỡng 3 độ C, trong tháng 1 và tháng 2 tới trước khi tăng trở lại. Khác với nhiều nước, thời tiết lạnh giá ở Ấn Độ lại thường đi kèm với tiêu thụ năng lượng giảm, do nhu cầu điện cho điều hòa nhiệt độ giảm.
Đáng quan ngại hơn chính là việc Ấn Độ nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với giai đoạn khô hanh hơn sau giai đoạn cuối của kỳ gió mùa. Những khu vực khai mỏ chủ chốt trong vài tháng qua bị tác động mạnh bởi lũ lụt, làm bóp chẹt nguồn cung than đá vốn là nguồn nhiên liệu tạo ra 70% sản lượng điện năng tại Trung Quốc.
Giá năng lượng sẽ còn căng thẳng tới năm 2022
Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt đang gây ra những chấn động trên thị trường năng lượng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều ngành kinh tế, từ sản xuất tại các nhà máy cho tới các công ty cung ứng điện năng.
Nhiều nước châu Âu đang gặp phải thách thức lớn từ nguồn cung khí đốt cho mùa Đông. Ảnh: EPA
Giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong năm tới. Sự hội tụ của một loạt nhân tố chưa có tiện lệ đang gợi lại những ký ức của khủng hoảng năng lượng trong thập kỉ 1970, làm trầm trọng thêm triển vọng bất chắc về lạm phát và kinh tế toàn cầu. Đó là nhận định của ba chuyên gia Andrea Pescatori, Martin Stuermer và Nico Valckx đến từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong bài phân tích đăng trên mạng tin Giftedanalysts ngày 22/10.
Giá khí đốt giao ngay tại châu Âu và châu Á đã tăng gấp bốn lần. Mức độ tăng giá trong thời gian dài và ở quy mô toàn cầu là điều chưa có tiền lệ. Thông thường, biến động giá xảy ra theo chu kỳ mùa vụ và mang tính địa phương hóa. Đơn cử, hồi năm 2020, giá khí đốt tăng ở châu Á nhưng lại không diễn ra ở châu Âu.
Giá mặt hàng năng lượng được dự báo sẽ dần trở lại mức bình thường vào nửa đầu năm tới, khi nhu cầu sưởi ẩm giảm và nguồn cung có sự điều chỉnh. Nhưng nếu giá vẫn đứng ở mức cao như hiện nay, đó có thể sẽ là khởi đầu của quá trình kéo lùi tăng trưởng toàn cầu.
Giá khí đốt tăng cùng lúc tạo ra hiệu ứng lan tỏa trên thị trường than đá và dầu mỏ. Giá dầu Brent biển Bắc gần đây đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, đạt trên 85 USD/thùng, khi nhiều nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung thay thế để sưởi ấm và phát điện trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ vốn đã khan hiếm. Than đá, mặt hàng thay thế nhanh nhất, đang có nhu cầu nhập khẩu rất cao. Giá than đã vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2001.
Chu kỳ bùng nổ-suy thoái và yếu tố khan hiếm nguồn cung
Để hiểu rõ thực trạng hiện nay cần quay ngược thời gian, trở lại thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện. Đi kèm đó là các biện pháp hạn chế, đóng cửa, dẫn đến nhiều hoạt động của kinh tế toàn cầu bị đóng băng. Điều này đã đưa tới sự sụp đổ của tiêu thụ năng lượng, đẩy các công ty năng lượng cắt giảm các khoản đầu tư. Tuy nhiên, tiêu thụ khí đốt hồi phục mạnh trở lại, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp, vốn chiếm 20% tiêu thụ khí đốt cuối nguồn. Nhu cầu khí đốt bùng nổ ở thời điểm chuỗi cung toàn cầu vẫn đứng ở mức thấp.
Nguồn cung năng lượng trên thực tế phản ứng khá chậm đối với tín hiệu tăng giá khí đốt, do thiếu hụt lao động, tắc nghẽn trong khâu bảo dưỡng hệ thống, nhà đầu tư không mặn mà với các công ty năng lượng hóa thạch, trong khi thời gian triển khai các dự án mới bị kéo dài. Đơn cử, sản xuất khí đốt tại Mỹ vẫn đứng dưới mức trước khủng hoảng COVID-19. Sản xuất khí đốt tại Hà Lan, Na Uy cũng suy giảm. Nga - nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu, gần đây cũng hạn chế lượng khí đốt xuất sang khu vực này.
Thời tiết cũng khiến mất cân bằng thị trường trầm trọng thêm. Mùa Đông, mùa Hè khắc nghiệt ở Tây bán cầu khiến nhu cầu sưởi ấm và làm mát tăng vọt. Cùng lúc, sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo ở Mỹ và Brazil suy giảm do nạn hạn hán trầm trọng, khiến mực nước tại nhiều hồ thủy điện xuống mức thấp kỉ lục. Tình cảnh này cũng diễn ra ở Bắc Âu với nguồn năng lượng điện gió trong mùa hè và mùa thu vừa qua xuống thấp.
Than đá có thể giúp bù đắp thiếu hụt khí đốt. Nhưng một số nguồn cung cũng rơi vào tình trạng đứt gãy. Những nhân tố về hậu cần và thời tiết đã kìm hãm hoạt động khai thác than ở các nước xuất khẩu lớn, từ Australia tới Nam Phi. Sản lượng than tại Trung Quốc cũng suy giảm do chính phủ theo đuổi mục tiêu cắt giảm khí thải, không ưu tiên phát triển năng lượng từ nguồn than đá.
Trên thực tế, dự trữ than đá của Trung Quốc rơi xuống mức thấp kỉ lục, làm tăng nguy cơ thiếu hụt nguồn cung năng lượng đến từ các nhà máy nhiệt điện chạy than. Còn tại châu Âu, dự trữ khí đốt cũng thấp hơn mức trung bình trước thời điểm mùa đông, đặt ra thách thức về tăng giá khí đốt khi các công ty điện lực cạnh tranh tìm kiếm nguồn cung khi thời tiết chuyển lạnh.
Xu hướng trong năm tới và lựa chọn chính sách
Thiếu điện tại Trung Quốc sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực đối với sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Bloomberg
Đứt gãy nguồn cung cùng với sức ép về giá đã tạo ra thách thức chưa có tiền lệ đối với kinh tế toàn cầu vốn đang phải đối mặt với phục hồi không đồng đều từ đại dịch. Tuy nhiên, giới hoạch định chính sách cũng có thể an tâm phần nào, khi tình cảnh hiện nay khác với cú sốc khủng hoảng năng lượng trong thập kỉ 1970.
Ở thời điểm đó, giá dầu tăng gấp 4 lần, đánh trực tiếp vào khả năng chi tiêu của doanh nghiệp và hộ gia đình và cuối cùng là gây ra suy thoái toàn cầu. Gần một nửa thế kỉ sau đó, xét đến vai trò không ở mức thống trị của than đá và khí đốt đối với kinh tế thế giới, giá năng lượng có thể tăng, nhưng chưa thể đến biên độ có thể tạo ra một cú sốc cực lớn.
Hơn thế, thị trường có thể kỳ vọng vào việc giá khí đốt sẽ trở lại bình thường vào quý 2 năm 2022, khi châu Âu bước qua mùa Đông, còn châu Á cũng giảm được sức ép vì yếu tố thời vụ - một thực tế cũng dần lộ diện trong các giao dịch, hợp đồng kỳ hạn tương lai trên thị trường hàng hóa. Than đá và dầu mỏ cũng đi theo xu hướng giảm. Tuy nhiên, bất ổn vẫn còn ở mức cao và một cú sốc nhỏ về nguồn cầu có thể sẽ đẩy giá năng lượng tăng vọt.
Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương cần phải lượng định sức ép về làm phát do tác động lan tỏa từ cú sốc năng lượng. Nhưng họ cũng sẽ phải sẵn sàng hành động sớm hơn nếu nguy cơ về kỳ vọng lạm phát thành hiện thực.
Các chính phủ cần thực hiện giải pháp tránh ngăn chặn tình trạng mất điện trong trường hợp các công ty công ty điện giảm sản lượng khi nhận thấy càng sản xuất càng lỗ. Mất điện, thiếu điện - nhất là tại Trung Quốc, có thể sẽ làm suy yếu hoạt động của ngành sản xuất hóa chất, sắt thép và chế tạo, tạp thêm sức ép làm đứt gãy chuỗi cung. Nhà điều hành cũng cần triển khai gói hỗ trợ với các hộ gia đình có thu nhập thấp, để trung hòa tác động từ cú sốc năng lượng đối với nhóm cư dân dễ bị tổn thương nhất.
Bốn kịch bản cho cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu Kể từ cuối tháng Tám đến nay, tình trạng thiếu hụt năng lượng toàn cầu diễn ra ngày càng trầm trọng, gây ra lạm phát giá trên thị trường năng lượng quốc tế. Xe tải chở nhiên liệu tại kho chứa dầu Buncefield ở Hemel Hempstead, Bắc London (Anh) ngày 5/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Điều này đã gây ra "hiệu ứng domino" trên toàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người tử vong

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025