Là món ăn vặt phổ biến nhất hành tinh nhưng khoai tây chiên lại ẩn chứa 6 sự thật không phải ai cũng biết, có điều còn là “bí ẩn nhân loại”
Nếu bạn đang đoán một trong số những sự thật sẽ là “ăn nhiều khoai tây chiên sẽ có hại cho sức khoẻ” thì bạn nhầm rồi! Không dễ đoán vậy đâu.
Gần như ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều có những món ăn vặt/ ăn kèm làm từ khoai tây rồi chiên lên. Đó là công thức chung của một trong những món ăn vặt khoái khẩu nhất hành tinh: khoai tây chiên. Phổ biến và được ưa thích là thế nhưng món ăn này lại có những sự thật ẩn chứa không phải ai cũng biết.
1. Nguồn gốc của khoai tây chiên là một “bí ẩn nhân loại”
Đến nay nguồn gốc thực sự của món khoai tây chiên vẫn chưa được ghi nhận chính thức, vẫn là một cuộc điều tra bỏ ngỏ của lịch sử. Người Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha đều tuyên bố đã phát minh ra món ăn này. Người Pháp thì khẳng định khoai tây chiên đã được bán ở các xe hàng rong từ 1789. Một nhà sử học người Bỉ thì lại cho rằng khoai tây đã được chiên từ những năm 1680 ở vùng thung lũng Meuse nằm ở giữa Dinant và Liège… Nguồn gốc của khoai tây chiên có lẽ vẫn là một trong những bí ẩn thực phẩm của nhân loại.
2. Khoai tây chiên là món rau củ trẻ em thích nhất
Sự thật này diễn ra ngay trước mắt chúng ta mỗi ngày nhưng có khi chẳng ai nghĩ tới. Đứa trẻ nào cũng thích khoai tây chiên, chúng có thể ăn rất nhiều khoai chiên. Nhưng đa phần trong mắt người lớn chỉ nghĩ khi đó là trẻ em đang ăn một món ăn vặt dầu mỡ mà không nghĩ rằng khoai tây cũng là một loại rau củ. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng (Journal of Nutrition), khoai tây chiên là món rau củ được trẻ em từ 2-4 tuổi thích ăn nhất.
3. Người Bỉ bị “ám ảnh” với khoai tây chiên
Kiểu khoai tây chiên rất phổ biến ở Bỉ.
Video đang HOT
Các quán bán khoai tây chiên ở Bỉ vẫn được mở cửa giữa đại dịch Covid-19.
Dù chưa được công nhận chính thức khoai tây chiên có nguồn gốc từ Bỉ nhưng người Bỉ vẫn dành rất nhiều tình yêu cho món ăn này. Đơn cử có thể thấy trong đợt giãn cách xã hội vì Covid-19 vừa qua, các cửa hàng khoai tây chiên ở Bỉ vẫn được mở cửa. Có khoảng 5000 địa điểm bán khoai tây chiên theo dạng xe đẩy ở Bỉ, người dân có thể mua được ở bất kỳ đâu. Năm 2004, khoai tây chiên Bỉ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ở Bruges, Bỉ còn có hẳn một bảo tàng khoai tây chiên tên là Frietmuseum.
4. McDonald’s là nơi bán nhiều khoai tây chiên nhất thế giới
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh McDonald’s là nơi ra lượng khoai tây chiên vượt trội hơn bất kỳ thương hiệu nào khác trên thế giới. 7% khoai tây được trồng ở Mỹ sẽ “vào bếp” của các cửa hàng McDonald’s. 1/3 số khoai chiên được tiêu thụ ở Mỹ là từ McDonald’s. Bonus: Theo National Geographic, trung bình mỗi người Mỹ ăn gần 13,5kg khoai tây chiên mỗi năm.
5. Có khoảng 15 loại khoai tây chiên được công nhận
Mỗi củ khoai tây thôi mà có thể biến tấu thành đủ kiểu ăn, và chúng còn có hương vị rất riêng chứ không na ná nhau đâu nhé. Có ít nhất 15 loại khoai tây chiên đã được công nhận trên toàn thế giới, trong số đó có thể điểm qua sương sương: kiểu xắt dọc truyền thống, kiểu múi cau, kiểu khoai Bỉ, khoai tây xoắn, lát mỏng, kiểu waffle…
6. Hầu hết các nhà hàng đều chiên khoai 2 lần
Đây là mẹo được nhiều chị em nội trợ mách nhau để món khoai tây chiên được giòn, thơm, đậm vị hơn. Cách này cũng được hầu hết các nhà hàng, chuỗi quán ăn nhanh áp dụng. Chúng không chỉ ngon hơn mà còn giữ được độ giòn lâu hơn, bảo quản cũng dễ hơn nữa. (Vì thế đừng tự hỏi vì sao khoai chiên ngoài hàng luôn ngon hơn ở nhà nữa nhé, thử áp dụng mẹo này xem).
Cuộc chiến đệ nhất khoai tây chiên ở Brussels
Khoai tây chiên thực ra không bắt nguồn từ nước Pháp mà từ Bỉ. Cho đến nay, món khoai tây chiên ở Brussels vẫn được coi như khoai tây chiên số một thế giới.
Khoai tây chiên là món ăn nổi tiếng không chỉ ở Châu Âu mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nguồn gốc thực sự của món ăn này cho đến nay vẫn chưa thật sự rõ ràng và cuộc chiến đệ nhất khoai tây chiên dường như không bao giờ kết thúc.
Nguồn gốc của khoai tây chiên
Rất nhiều người cho rằng khoai tây chiên (French fries) có xuất xứ từ Pháp nhưng thực ra sau này đã được nhiều nguồn cải biến. Khoai tây chiên xuất hiện lần đầu tiên tại Bỉ nhưng đã bị đặt sai tên khi quân đội Mỹ tới đất nước này hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Họ cho rằng khoai tây họ đang ăn là "French" - theo cách đọc của quân đội Bỉ, từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn trên.
Cũng có người cho rằng món khoai tây chiên xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 17 tại thung lũng Meuse, Bỉ. Người dân vùng này rất yêu thích món cá chiên nhưng do mặt băng quá dày không bắt được cá nên họ đành phải cắt mỏng khoai tây và chiên tương tự như cá, từ đó món khoai tây chiên ra đời. Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc khoai tây chiên, tuy nhiên phần lớn đều cho rằng món ăn này ra đời ở Bỉ trước khi nó xuất hiện tại Pháp.
Trong nhiều thập kỷ làm khoai tây chiên, người Bỉ đã đưa frites lên một tầm cao mới và biến nó thành một món ăn nghệ thuật. Họ vô cùng tự hào về cách làm khoai tây chiên và kết hợp với rất nhiều loại sốt khác nhau. Frites ở Bỉ không đơn thuần là món ăn khai vị, bản thân nó đã là một món ăn chính.
Frites ở Brussels được làm từ một loại khoai tây đặc biệt và sau đó chiên hai lần trong mỡ động vật để có được độ giòn tuyệt đối nhưng vỏ ngoài vẫn giữ được độ mềm mịn. Bất cứ ai đến Brussels mà chưa nếm thử món frites thượng hạng này tức là chưa hề biết đến Brussels. Hiện khoai tây chiên đang được xem xét để trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Bỉ và thế giới.
Tuy nhiên, công việc khó khăn nhất chính là làm sao chọn ra được đệ nhất khoai tây chiên ở Brussels. Đây cũng đồng thời là câu hỏi rất nhiều du khách quan tâm.
Đệ nhất khoai tây chiên ở Brussels
Frit Flagey
Frit Flagey. Ảnh: Confused Julia.
Frit Flagey luôn được ca ngợi như món ăn ưa thích nhất của người dân địa phương, ăn kèm mayonnaise. Điểm cộng là khoai tây rất giòn, nhưng đôi khi không giữ được độ mềm mịn và mayonnaise có thể hợp khẩu vị người dân địa phương, nhưng theo quan điểm của nhiều du khách nước ngoài, lại trở nên hơi nhạt nhẽo.
Maison Antoine
Maison Antoine là frites thứ hai cần thử tại Brussels với nước sốt là mayonnaise trộn với sốt cà chua và ớt. Món sốt này không cay mà ngược lại, rất thơm và hấp dẫn. Tuy nhiên, cần lưu ý là do món sốt khá ướt nên không cần yêu cầu nhiều, bởi nó sẽ làm mềm khoai tây và mất đi độ giòn.
Fritkot Bompa
Fritkot Bompa. Ảnh: Confused Julia.
Fritkot Bompa không có quá nhiều cửa hàng như hai loại đầu tiên, càng không xuất hiện ở những khu du lịch hay bến tàu điện ngầm. Khoai tây chiên ở đây không được phục vụ trong hình nón thông thường mà là cốc giấy, ăn kèm sốt tartare và được nấu ngay trước mặt du khách. Ngoài ra, Bompa vừa giữ được độ giòn vừa giữ được độ xốp xứng đáng là món khoai tây chiên số 1 Brussels. Tuy nhiên, giá của Bompa cũng đắt hơn so với hai loại trên.
Ngoài ra, du khách có thể nếm nhiều frites khác như Fritland hay Friterie Barriere ăn kèm sốt kem hoặc nhiều loại sốt tự chọn khác tùy theo khẩu vị và sở thích của du khách. Từ đó, đệ nhất khoai tây chiên sẽ tùy theo quan điểm của mỗi người.
Hải Thu
Chỉ vài bước đơn giản đã có ngay đĩa khoai tây chiên ngon rôm rốp, vàng ươm đẹp mắt chẳng kém ngoài hàng Khoai tây chiên là một món ăn vặt đơn giản nhưng thơm ngon vô cùng. Chỉ bằng vài bước đơn giản sẽ cho ngay 1 đĩa khoai giòn rôm rốp, vàng ươm đẹp mắt chẳng kém ngoài hàng. Nguyên liệu: - 500gram khoai tây. Lưu ý, nên chọn củ to đều, cầm chắc tay, không mọc mầm và còn tươi sẽ giúp khoai...