Là món ăn truyền thống nhưng phụ nữ Nhật từng không được làm sushi vì lý do này
Đây là lý do mà bất kì ai cũng cảm thấy vô cùng bất ngờ. Không chỉ có vậy, mà ở phụ nữ Nhật Bản còn nhiều điều hạn chế khiến họ không thể bước vào nhà bếp sushi, nơi mà chỉ đàn ông mới có quyền.
Bạn có từng nghe về việc phụ nữ không thể là đầu bếp sushi vì sợ chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến quy trình chế biến? Chuyện đó chính xác là có thật ở Nhật Bản đấy!
Rất nhiều đầu bếp ở Nhật luôn có điều cấm kỵ lạ lùng đối với phụ nữ Nhật. Không chỉ mới gần đây mà điều này được lưu truyền từ rất lâu rằng phụ nữ Nhật Bản không thích hợp làm đầu bếp sushi vì chu kỳ kinh nguyệt của họ có thể ảnh hưởng đến việc chế biến.
Khi tờ Wall Street Journal phỏng vấn Jiro Onno, con trai của đầu bếp sushi nổi tiếng ở Nhật và muốn biết lý do tại sao không có người phụ nữ nào có trong tài liệu chế biến sushi, Onno khẳng định rằng: “Lý do duy nhất là vì phụ nữ có kinh nguyệt”.
“Là một đầu bếp chuyên nghiệp, tôi tin tưởng rằng để làm ra sushi chuẩn quốc tế thì hương vị phải ổn định và chuẩn xác nhất. Vì phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm mất cân bằng trong khẩu vị của họ, đó là lý do tại sao phụ nữ không được làm đầu bếp sushi”, Ono chia sẻ thêm. Vì vậy, không quá lạ lẫm khi mọi người đa số đều thấy đầu bếp sushi luôn là đàn ông.
Đa phần đầu bếp sushi đều là đàn ông. (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên ý kiến này cũng vấp phải nhiều tranh cãi trái chiều. Họ cho rằng đây là bắt nguồn từ quan niệm sai lầm và bảo thủ của đàn ông về chu kỳ kinh nguyệt và nhiệt độ cơ thể từ truyền thống xa xưa. Việc làm sushi được cho là thể hiện toàn diện nhất từ văn hóa Samurai về vật chất, tinh thần và tâm linh.
Oona Tempest, một đầu bếp nữ làm sushi nổi tiếng ở New York đã nói về nguồn gốc văn hóa dẫn đến sự phân biệt đối xử với những nữ đầu bếp sushi có tiềm năng: “Trên thực tế, các đầu bếp trưởng vẫn tiếp nhận học viên nữ. Tuy là không nhiều nhưng chỉ cần phụ nữ nào muốn học làm sushi, các đầu bếp trưởng vẫn rất sẵn lòng giúp đỡ”.
Ngày nay, Nhật Bản đã có một nhà hàng phá bỏ truyền thống lạc hậu này chính là nhà hàng Nadeshiko. Đây là nơi chế biến sushi duy nhất trên thế giới do phụ nữ toàn quyền điều hành. Vào năm 2010, nhà hàng Nadeshiko được khai trương để tạo công ăn việc làm cho phụ nữ trong thời kỳ suy thoái. Ban đầu vẫn là những đầu bếp nam tiếp nhận công việc chuẩn bị trong nhà bếp và những đầu bếp nữ cũng sẽ phụ giúp công việc đó, nhưng tuyệt đối không được trang điểm và phải ăn mặc như đàn ông.
Video đang HOT
Các nữ đầu bếp sushi sẽ ăn mặc theo cách riêng của họ. (Ảnh: Internet)
Quản lý của nhà hàng Nadeshiko, Yuki Chizui chia sẻ Japan Times: “ Sẽ không ai đến nhà hàng khi chúng tôi mặc bộ đồ trắng đơn giản. Vì khi đó trông chúng tôi giống như những đầu bếp sushi khác. Chúng tôi cần tạo ra một nhà hàng đầy nữ tính và có phong cách mới”. Phong cách mới ấy là gì? Theo truyền thống trước đây, những đầu bếp sushi nam luôn phục vụ khách hàng theo cách im lặng thì với những đầu bếp ở nhà hàng Nadeshiko, họ sẽ thay đổi phong cách khác hơn, sẽ làm việc chăm chỉ và cho khách hàng cảm giác thân thiện hơn như chào hỏi, trò chuyện.
Phụ nữ Nhật đang cố gắng xóa bỏ định kiến cũ kỹ để được vào bếp làm sushi theo mong muốn bấy lâu. (Ảnh: Internet)
Quan trọng nhất tại nhà hàng Nadeshiko, những đầu bếp nữ được học từng bước làm sushi. Ai muốn học gì đều có thể đến đây, sẽ được chỉ dẫn tận tình. Có thể nói, nhà hàng Nadesshiko là nhà hàng tiên phong cho việc phá vỡ những rào cản cũ kỹ, giải quyết được vấn đề phụ nữ không được vào bếp làm sushi. Hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có thêm được nhiều nhà hàng như thế.
Jia You / Theo Thời đại
Có gì đặc biệt ở loại quả này mà được gọi là "ngọc trắng" của Nhật Bản?
Điều đặc biệt không chỉ là vẻ bên ngoài mà còn ở bên trong của loại quả "đắt như vàng" ở đất nước mặt trời mọc
Rất nhiều người trong số chúng ta có lẽ chưa từng nhìn thấy quả dâu trắng bao giờ, huống hồ nếm thử loại quả đặc biệt này. Nhưng thực tế là chúng đã là thứ mặt hàng chính của thị trường hoa quả xa xỉ ở Nhật trong nhiều năm qua, và đất nước này thậm chí còn sở hữu vài loại dâu trắng khác nhau. Trong số đó, loại dâu "Ngọc trắng", hay "Shiroi Houseki" chính là loại dâu hiếm có nhất và đắt giá nhất.
Ngọc Trắng, hay Shiroi Housheki, là loại dâu trắng có giá được ví là "đắt như vàng".
Dâu Ngọc trắng đã được sáng tạo và trồng cách đây 4 năm trước bởi ông Yasuhito Teshima. Đến nay, nông trại của ông ở tỉnh Saga (Nhật Bản) vẫn là nơi duy nhất trên thế giới sản xuất loại dâu trắng muốt "có một không hai" này.
Teshima nói rằng ông đã phải trải qua rất nhiều năm lai tạo các giống dâu tây khác nhau và cố gắng hoàn thiện kĩ năng nuôi trồng của mình để có thể cho ra đời những quả dâu to có màu trắng cả bên trong lẫn bên ngoài.
Dâu Ngọc Trắng cần nhiều năm lai tạo và nuôi trồng mới đạt màu trắng hoàn hảo như vậy.
Cả bên trong lẫn bên ngoài đều có màu trắng tinh khôi.
Một trong số những bí quyết trồng cây dâu Ngọc trắng đó là giảm lượng ánh sáng mặt trời tiếp nhận, khiến cây sản sinh ít chất anthocyanin - loại chất làm hoa quả và rau có được màu sắc tự nhiên của chúng.
Nông trại ở tỉnh Saga (Nhật Bản) của ông Yasuhito Teshima là nơi duy nhất sản xuất loại dâu hiếm có này.
Dù vậy, Yasuhito Teshima nói rằng kể cả sau 7 năm trời nhiều lần thử nghiệm và thất bại, kĩ thuật của ông vẫn chưa đạt độ hoàn hảo. Chỉ có 10% số lượng dâu trồng được có màu trắng, và cũng chỉ một phần nhỏ trong đó là đạt độ nhạt màu như ý, còn lại thì vẫn có màu đỏ tươi hoặc lấm tấm màu trắng như sữa. Ông cũng chia sẻ rằng một khi đã chín, quả dâu Ngọc trắng sẽ không chuyển màu đỏ nữa, kể cả có đặt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Chỉ có một phần nhỏ số dâu trồng được có thể được coi là Ngọc Trắng.
Teshima biết rằng loại dâu mà mình sáng tạo ra phải cạnh tranh với một số loại dâu tương tự được bày bán trên thị trường Nhật Bản, nhưng ông tự tin tuyên bố quả dâu Ngọc trắng thì lớn hơn và trắng hơn bất cứ "đối thủ" nào khác.
Đương nhiên, một loại quả cực kì hiếm có và khó sản xuất như vậy có thể được bán với giá rất cao. Mỗi quả dâu Ngọc trắng có giá khoảng 10USD (tương đương hơn 200 nghìn đồng).
Nhiều người tò mò không rõ mùi vị của Ngọc Trắng như thế nào.
"Vị của nó có phần sâu lắng, và mặc dù nó không khiến người ta sửng sốt, nhưng nó sẽ cho bạn chút cảm giác bí ẩn. Cuối cùng, bạn sẽ cảm nhận được vị đó, và hiểu rằng nó rất ngon", Teshima trả lời phỏng vấn kênh Great Big Story.
John Daub, một khách nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản, đã có cơ hội nếm thử dâu Ngọc trắng trong một lần đến thăm trang trại của Teshima, và chia sẻ rằng: "Dâu Shiroi Houseki có mùi thơm ngọt ngào. Phần vỏ rất mềm. Khi cắn vào sẽ cảm nhận được sự mọng nước với vị ban đầu hơi hơi giống dứa tươi - nhưng sau vài giây vị này sẽ biến mất và thay bằng vị ngọt. Không quá ngọt như kẹo, loại đường của tự nhiên không đọng lại trong miệng và nó khiến ta cảm nhận chút dư vị tươi mát sau cùng".
Không những to hơn hẳn giống dâu bình thường, Ngọc Trắng còn sở hữu vị ngọt nhẹ rất riêng.
Daub cũng nói thêm rằng trong văn hóa Nhật Bản, những loại hoa quả hiếm có và đắt tiền như dâu Ngọc trắng được người ta mua biếu như món quà đặc biệt, hơn là một thứ quả ăn chơi.
Thú vị là, Ngọc trắng không phải loại dâu Nhật đắt nhất thế giới. Danh hiệu đó thuộc về dâu Kokota, một giống dâu đỏ tươi hiếm có được cho là có "vị chua vừa miệng và vị ngọt đậm đà", được bán tại Hong Kong với giá nhỉnh hơn một chút, 22 USD một quả (tương đương 500 nghìn đồng).
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Ở nhà sàn gỗ mộc mạc, người Nhật chẳng sợ trộm đột nhập nhờ hệ thống chống trộm hiệu quả từ thế kỷ 17 Nước Nhật từ thế kỷ 17 đã có hệ thống chống trộm cực hiệu quả dù họ chỉ ở trong những ngôi nhà lót sàn gỗ. Từ xa xưa, Nhật Bản đã luôn tự hào về tài nghệ của những người thợ thủ công, thợ mộc. Cũng nhờ những người thợ lành nghề và tài giỏi ấy mà nước Nhật từ thế kỷ...