Lạ miệng với ổi dồn thịt chiên giòn
Vườn trái cây Bà Hiệp có nhiều món ăn đồng quê hấp dẫn du khách: gỏi đậu rồng, ổi nhồi thịt chiên giòn, vịt xiêm nướng cam sành, cá tai tượng sốt chanh dây…
Không chỉ sử dụng các nguyên liệu đậm chất dân dã mà nhà vườn còn sáng tạo ra nhiều món ngon kết hợp từ trái cây trong vườn nhà. Ổi nhồi thịt chiên giòn (ảnh) là món khai vị ăn chơi mà nhiều du khách thường lựa chọn khi đến vườn Bà Hiệp.
Cô Trương Thị Thu, tên thường gọi là Hồng Nữ, đã có kinh nghiệm nấu ăn hơn 30 năm, nói: “Ngoài các món ăn đồng quê khác thì chúng tôi thường tìm tòi, tạo ra các món lạ, chủ yếu là dựa vào các nguyên liệu trong vườn sẵn có. Như món ổi nhồi thịt chiên giòn, do thấy ổi trong vườn nhiều quá nên mấy chị em cũng tận dụng, sáng tạo, làm sao vẫn giữ chất dân dã mà món ăn vẫn không mất chất, lại tạo khẩu vị mới mẻ”. Ban đầu khi nhìn ổi nhồi thịt chiên giòn nhiều người hay lầm tưởng là bánh cống bởi dáng vẻ bên ngoài và mùi thơm hấp dẫn. Nhưng khi nhìn kỹ và nếm thử thì món ăn này lại mang đến mùi vị lạ miệng, không ngán. Để món ăn ngon thì việc chọn ổi là khâu quan trọng. Ổi được hái trong vườn, phải đảm bảo độ giòn, sau đó bỏ hết ruột, xử lý lại bằng nước chanh. Phần nhân là thịt bằm, chả cá, rau củ xắt nhuyễn và nêm chút gia vị vừa ăn. Sau khi để nhân vào thì áo qua bột và chiên trong chảo ngập dầu. Món ăn khi chín sẽ dậy mùi thơm và giòn. Ổi khi chiên vẫn giữ chất chua ngọt, độ giòn vừa phải, chính vì vậy làm tăng thêm gia vị cho món ăn, không quá ngán vì dầu mỡ.
Anh Trần Chí, Chủ vườn trái cây Bà Hiệp, chia sẻ: “Chúng tôi giữ cách chế biến dân dã với nguyên liệu tự nhiên từ vườn cây trong nhà. Các món ăn ở đây luôn giữ đúng chất miệt vườn, chúng tôi sáng tạo để tạo thêm món ăn mới, giúp du khách thay đổi khẩu vị và quay trở lại vườn những lần sau”.
Bánh chưng thừa, hãy thử làm các món sau, cả nhà đều mê!
Sau Tết bánh chưng thừa còn nhiều, ngoài việc rán ăn, chị em có thể biến chúng thành các món ăn hấp dẫn và lạ miệng.
1. Pizza bánh chưng
Nguyên liệu:
- 1/2 bánh chưng thừa (350 gr)
- Phô mai
- Ớt chuông vàng, ở chuông đỏ thái sợi
- Hành lá thái nhỏ; 2 trứng gà;
- 1/2 chén các loại cà rốt, đậu Hà Lan, ngô ngọt luộc sơ.
Cách làm:
Bánh chưng lấy phần nhân thịt và phần vỏ bánh để riêng. Cho phần vỏ bánh vào âu cùng 1 quả trứng gà và hành lá trộn đều.
Bắc chảo không dính lên bếp, cho vào chút xíu dầu, láng đều. Dầu hơi nóng thì cho phần vỏ bánh trộn trứng vào, dàn đều, chiên khoảng 2 phút với lửa hơi thấp. Sau đó cho hết phần nhân bánh chưng cùng với tất cả rau củ cũng như pho mát vào.
Khoét 1 lỗ tròn ở giữa, đổ 1 quả trứng gà còn lại.
Đậy vung, tiếp tục chiên với lửa thấp cho đế bánh vàng giòn phần trên chín đều (7-8 phút) là tắt bếp, bạn đã có ngay chiếc pizza bánh chưng rồi.
Video đang HOT
Pizza bánh chưng cho ra đĩa, rắc thêm chút hành lá là hoàn tất.
2. Bánh chưng bọc khoai rán
Nguyên liệu:
- 1 cái bánh chưng
- 1 củ khoai lang vàng (~200g)
- 150ml nước cốt dừa
- 50ml nước lọc; 10g bột năng; 20g đường
- 50g lạc
- Hành lá, gia vị
Cách làm:
Cho nước cốt dừa, nước lọc, bột năng, đường vào nồi khuấy đều, bắt lên bếp đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp sôi và sền sệt.
Hành lá thái nhỏ (khoảng 1/2 bát). Đun 1/3 bát dầu ăn sôi bốc khói rồi đổ vào bát hành để làm mỡ hành.
Khoai bào vỏ, thái nhỏ cho vào nồi luộc chín, đổ ra rổ để ráo.
- Cho vào khoai 1/2 thìa cafe muối, 1 thìa cafe đường, 1 thìa cafe mỡ hành.
- Bạn đeo găng tay nilon bóp cho khoai nát và ngấm đều gia vị.
Lạc rang chín, bóc vỏ, giã nhỏ. Bánh chưng thái lát cho vào nồi hấp cách thuỷ cho mềm.
Cho bánh đã hấp mềm vào túi nilon. Xả khăn sạch vắt ráo rồi bọc khăn bên ngoài túi bánh, nhồi bánh như nhồi bột bánh mì, nhồi đến khi nếp quyện nhau thành một khối mịn dẻo là được.
Chuẩn bị một tấm nilon sạch. Dàn nếp lên tấm nilon thành hình chữ nhật.
Trét khoai lên trên nếp rồi cuộn lại đem rán ngập dầu. Khi nếp giòn và vàng đều vớt ra đặt lên giấy thấm dầu. Dùng kéo cắt bánh thành khối vuông nhỏ, rưới nước cốt lên mặt bánh rồi đến mỡ hành, sao cùng là lạc rang giã nhỏ.
Từng miếng bánh khoai trong dẻo ngoài giòn, bùi vị khoai, bao trùm vị béo của nước cốt dừa, thơm hương lạc rang và nếp rán giòn, lại còn chan thêm mỡ hành rất hấp dẫn.
3. Bánh chưng nướng
Nguyên liệu:
- Bánh chưng 1 cái
- Trứng gà 4 quả
- Chả lụa: nửa cây
- Bột mì 100g
- Nước mắm
- Hạt nêm, tiêu
- Bơ 10 g
Cách làm:
- Làm mềm bơ ở nhiệt độ phòng. Cắt bánh chưng làm 5 miếng theo chiều dọc rồi lột bỏ lá ngoài. Cho 2 quả trứng gà vào tô, nêm thêm nước mắm, hạt nêm rồi đánh thật đều. Giò lụa hay còn gọi là chả lụa, bạn thái chỉ. Bột mì để trong 1 cái tô riêng.
- Lấy một khoanh bánh chưng lăn qua bột mì cho phủ đều, nhúng vào tô trứng. Tương tự chả lụa cũng làm như vậy. Tiếp tục trang trí chả lụa lên bánh chưng theo ý thích, rắc hạt tiêu lên trên.
Làm nóng lò ở mức 200 độ, cho bánh chưng nướng trong lò khoảng 30 phút. Khi nướng bánh chưng khoảng 25 phút thì lấy bánh chưng ra phết một lớp bơ mỏng rồi cho vào nướng tiếp 15 phút nữa (giúp bánh chưng nướng giòn và béo thơm hơn).
- Bánh chưng nướng xong lấy ra khỏi lò, đặt vào đĩa. Không nên nêm gia vị quá mặn vì món bánh chưng nướng này phải chấm thêm với nước tương hoặc nước mắm củ kiệu sẽ ngon hơn rất nhiều. Bạn có thể ăn kèm bánh chưng nướng với tương ớt nếu thích.
4. Bánh chưng rán sốt chua cay
Nguyên liệu:
- 1 cái bánh chưng, khoảng 500g, cắt miếng vừa ăn
- 3 muỗng súp tương ớt
- 2 quả ớt hiểm băm nhỏ
- 2 muỗng súp nước cốt me
- 4 muỗng cà phê đường cát trắng
- 3 muỗng súp tôm khô, ngâm mềm, giã nát
- 1 muỗng súp nước mắm chấm ngon
- Hành tỏi băm, tiêu, dầu ăn và hạt nêm
Cách làm:
- Cho vào chảo không dính một chút dầu, đun nóng rồi cho bánh chưng vào chiên vàng 2 mặt.
- Dầu nóng, cho hành tỏi băm vào phi thơm, rồi cho tôm khô vào xào thơm, cho nước cốt me, tương ớt, ớt hiểm vào xào thơm. Nêm 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê nước mắm chấm ngon, 1 thìa cà phê hạt nêm, tắt bếp.
- Cho bánh chưng ra đĩa, rưới sốt sa tế me lên trên. Dùng nóng.
- Vị sốt me chua chua, ngọt ngọt lại cay cay rất hấp dẫn, bánh chưng rán sẽ càng tuyệt hơn với chút dưa hành, dưa góp hoặc củ kiệu chua ăn kèm.
Theo Khampha
Năm mới trổ tài nấu cơm hấp ngũ cốc gọi may mắn, tài lộc vào nhà Thời xưa, các cụ quan niệm, nhà đầy thóc giống, ngô khoai báo hiệu một năm may mắn. Ngày nay, tuy thóc gạo ngô khoai không còn là thước đo của sự sung túc đơn thuần, nhưng món cơm hấp ngũ cốc, với sự góp mặt của đầy đủ các loại lương thực quen thuộc, vẫn là món ăn đem đến sự may...