Lạ miệng với món ngon mướp rừng
Được giới thiệu là loại quả ngon, dễ chế biến và có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tôi mang về 2 hạt mướp rừng từ ngoài Bắc, chỉ trồng thử trong rẫy. Không ngờ chúng lên nhanh tươi tốt, chỉ sau 3- 4 tháng đã bò xum xuê đầy giàn.
Mướp rừng xào thịt bò.
Nhận thấy một loại cây rừng phát triển khỏe mạnh không cần phân thuốc, nên mướp rừng được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày cùng với một số loại rau tự trồng theo hướng hữu cơ. Điều quan trọng là chúng rất dễ chế biến và ăn rất ngon, lạ miệng.
Theo một số nghiên cứu khoa học, mướp rừng (hay còn gọi là quả lặc lày), chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất đạm, sắt, canxi,… Thường xuyên sử dụng thực phẩm này sẽ giúp xương chắc khỏe, làm sáng mắt, kích thích tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trong số các loại rau rừng thì mướp rừng đứng đầu bảng về giá trị dinh dưỡng. Trong quả chứa vô số các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: vitamin B1, B2, C, protein, sắt, lipit, isoleucine, gluxit, canxi, lysine và các chất khác.
Cây mướp rừng tên khoa học là Cardiopteris quinqueloba Hassk. Loại cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như: cây lặc lày, mai rùa, mướp mường hay cây sâu răng. Ở nước ta, cây phân bố tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Đồng Nai hay Kon Tum. Ngoài ra, cây còn phát triển ở một số lãnh thổ khác như Trung Quốc, Lào hay Ấn Độ.
Video đang HOT
Mướp rừng được xếp vào nhóm các loại cây thân thảo dạng dây leo sống nhiều năm và có phân nhánh. Thân cây mềm, vỏ thân màu lục nhạt, nhẵn nhụi, chứa nhiều dịch nhầy tương tự như sữa. Cây có lá hình trái tim nguyên vẹn hoặc đôi khi chia làm 3- 5 thùy. Trong đó, thùy chính giữa lớn hơn. Quan sát bề mặt lá thấy có 5- 7 đường gân hình chân vịt.
Hoa mướp rừng thường ra vào tháng 9 đến tháng 11. Nhiều hoa mọc thành cụm ở các nách lá hay đầu ngọn, màu trắng, thuộc dạng lượng tính. Mỗi hoa có 4- 5 thùy xếp chồng lên nhau. Nhị dạng sợi ngắn, nằm xen kẽ giữa các cánh hoa. Sau mùa hoa, đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau, cây bắt đầu kết trái. Tùy theo giống mướp rừng mà quả có hình dáng khác nhau. Dù là loại nào thì khi già, quả cũng chứa nhiều hạt bên trong. Chúng tôi trồng loại mướp rừng trái ngắn, ngon hơn nhiều loại trái dài ngoằn ngoèo nên còn được gọi là mướp rắn.
Khi giàn mướp rừng phát triển nhiều, chúng ta có thể hái đọt và lá non làm rau luộc hoặc xào kết hợp với một số loại thịt, tép ăn cũng ngon. Đặc biệt trái khi non chưa có hạt chúng ta gọt vỏ hoặc để nguyên vậy chế biến xào, nấu canh giống như trái mướp thường của mình hoặc luộc chấm với muối mè. Trái già có hạt bên trong thì móc bỏ ruột có thể chế biến dồn thịt giống như trái khổ qua. Dù chế biến cách nào, trái mướp rừng cũng cho vị ngọt, ngon hấp dẫn.
Một loại quả ngon phong phú thêm thực đơn rau củ hàng ngày, thêm nhiều lựa chọn, đặc biệt là tốt cho sức khỏe, dễ trồng và nhanh phát triển; thuận tiện cho mọi gia đình có thể ghim chúng ở mé ao, sau nhà để có thêm món ăn ngon hàng ngày.
Món gà nướng mặt trời "có một không hai", 20 năm vẫn "cháy hàng"
Món gà nướng truyền thống của Thái Lan đã được một đầu bếp địa phương biến tấu với cách chế biến "có một không hai"... bằng năng lương mặt trời.
Trong"bản đồ du lịch" Thái Lan, ít người nhắc đến Phetchaburi. Thế nhưng với những tín đồ du lịch mê khám phá ẩm thực địa phương thì đây lại là điểm đến thú vị. Tại đây, họ có cơ hội thưởng thức món gà "có một không hai" mang tên... gà nướng mặt trời.
Phetchaburi là một tỉnh nằm cách Bangkok khoảng hai tiếng rưỡi đi xe về phía nam. Đến đây, bạn có thể hỏi người dân địa phương về ông chủ quán hàng rong tên Sila Sutharat - người chuyên cung cấp món gà nướng gai yang được nấu trên ngọn lửa mặt trời suốt hơn 20 năm qua.
Ở tuổi 60 với hơn 20 năm làm gà nướng mặt trời, Sila Sutharat có cực kì nhiều kinh nghiệm. Trước khi đổi sang cách nấu "có một không hai", ông Sutharat cũng giống như hầu hết những đầu bếp khác, đều nướng món gà truyền thống của người Thái bằng lửa than.
Cho đến một ngày nóng nực năm 1997, khi ông đang ngồi ở quầy hàng của mình, thảnh thơi đưa mắt ngắm nhìn xe buýt và các phương tiện khác đi ngang qua, ông chợt nhận ra: một sức nóng khủng khiếp của mặt trời phản chiếu lên mình từ một chiếc xe buýt đi qua. Cũng giây phút đó ông nảy ra ý tưởng nấu nướng mới. Ông đã bắt tay thử nghiệm việc đặt gương ở các vị trí khác nhau sao cho có thể tập trung ánh sáng vào một vị trí.
Sau đó không lâu, ông sáng tạo ra loại lò nướng ngoài trời đặc biệt từ khung sắt lớn và khoảng 1.000 tấm gương nhỏ đặt trên đó, tập trung ánh nắng vào những con gà đã được tẩm ướp cẩn thận. Chính "chiếc bếp mặt trời" đã giúp làm nên món gà gai yang vàng đều, không bị ám đen hay ám khỏi như những miếng thịt nướng trên lửa than khác.
"Chiếc bếp này" có thể tạo ra nhiệt lượng tới 312 độ C, tức là có thể nướng chín một con gà 1,2kg trong vỏn vẹn 12 phút. Thời gian tốt nhất để nướng là 7-10h sáng và 14-17h chiều.
Món gà "ra lò" vàng ruộm, đậm đà, da giòn tan. Chính vì cách làm đặc biệt tạo ra hương vị đặc biệt cho món ăn truyền thống mà quán của ông bán được trên 40 con gà mỗi ngày. Nhiều khách hàng từ tận Bangkok tìm đến mua.
Bà Mali Pansari vợ của ông Sila Sutharat luôn chân luôn tay đóng gói món gà nướng mặt trời.
Ông Sutharat tự hào cho biết: ánh sáng mặt trời hoàn toàn miễn phí, là nguồn đốt bền vững, sạch sẽ không giống như than hay các loại khí đốt khác. Bên cạnh đó, chiếc bếp mặt trời còn mang đến màn trình diễn ẩm thực bắt mắt, thu hút thực khách. "Chúng tôi đã tiết kiệm được khá nhiều tiền chất đốt nhưng số lượng hàng bán được lại tăng gấp nhiều lần", ông cho hay.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp nấu ăn này là ông Sutharat không thể nấu ăn khi mặt trời lặn.
Món ngon với rong biển vừa dễ ăn vừa tăng tuổi thọ Rong biển chứa rất nhiều chất dinh dưỡng làm giảm sự hấp thụ nicotine, giúp độc tố và các chất chuyển hóa nhanh ra khỏi cơ thể. Rong biển là thực phẩm chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe đánh giá sự kết hợp của rong biển, tảo bẹ và đậu phụ là một sự...