Lạ miệng hủ tíu cật đường Trương Định
Cái dai, giòn, hơi ngái ngái của cật khiến món ăn này “được lòng” cả thực khách trong và ngoài nước.
Tạo lạc gần ngã tư Trương Định – Lý Tự Trọng (Q.1) nhưng quán Hủ tíu mì thập cẩm không tạo cảm giác sang trọng như những hàng bên cạnh mà bình dân với kiểu quán truyền thống: khu vực bếp kê trước, các bộ bàn ghế thấp kê bên trong.
Điểm lạ thứ hai là ở trên tường tại mỗi bàn, ngoài thực đơn khá chi tiết còn đính kèm tờ giấy với cách tính tiền nhân theo số lượng tô, tạo cảm giác là lạ, thậm chí hơi buồn cười với một quán có “máu mặt” trong làng ẩm thực Sài Thành.
Các món chính của quán là hủ tíu/ mì cật, nạc, xương được chia thành 2 cách chế biến đối nghịch nhau là khô và nước, dai và mềm. Sự khác nhau giữa tô hủ tíu khô và hủ tíu nước ai cũng có thể đoán được, song giữa hủ tíu dai và mềm sẽ khiến bạn tròn mắt. Bởi theo phục vụ thì “hủ tíu dai được nấu bằng cọng hủ tíu, còn hủ tíu mềm được nấu bằng bánh phở”. Và dù gọi món khô hay nước, mỗi suất đều kèm theo một chén nước súp để bạn có thể tuỳ nghi sử dụng.
Một tô của quán nhìn qua có cảm giác hơi “hẻo” với vắt hủ tíu nhỏ “in bóng” trong phần nước lèo trong vắt, vài miếng cật tầm tầm, ít thịt bằm, ít giá, ít hẹ. Song khi thưởng thức, bạn sẽ có cảm giác vửa đủ với cái dai của những cọng hủ tíu, cái ngọt béo của nước, vị dai mềm của thịt bằm. Và những lát cật khi trải đều ra cũng không nhỏ như bạn tưởng, lại vừa nấu chín tới nên có vị giòn, béo và hơi ngai ngái.
Nước chấm riêng của quán là hỗn hợp nước tương, dấm và ớt sa tế nên hơi chua, mặn, có vị cay nhẹ. Nhiều người thích cho hẳn chén ớt sa tế vào tô, khiến nước dùng thơm nồng, đậm đà. Nhiều người lại thích gia giảm một ít ớt sa tế lên đũa hủ tíu, khiến chúng như được ướp hương thơm vị cay nồng, vị chua của loại nước chấm đặc biệt. Mỗi cách dùng mang lại cảm giác khác nhau song vì quán không hề “tính toán” với khách việc xin thêm nước chấm.
Video đang HOT
Tô hủ tíu thịt nạc khô dai hấp dẫn với những miếng giò nạc ngọt mềm.
Hủ tíu cật quyến rũ với những lát cật trắng phau, to bản.
Gia giảm với nước chấm đặc biệt khiến cọng hủ tíu như được ướp hương thơm vị, vị cay và chua nhẹ.
Nếu một tô hủ tíu như thế vẫn chưa no bụng, bạn có thể gọi thêm các món ăn kèm như gân, thịt nạc, xương, vắt mì… với mức giá khá bình dân. Song nếu thích cảm nhận vị ngon của phần nguyên liệu nổi tiếng tại đây, một gợi ý cho bạn là một chén gân vốn là phần gân của cật. Khác với phần thịt cho cảm giác mềm, bùi, gân cật cho cảm giác dai dòn, dễ ăn và dễ cảm nhận.
Quán bán hai ca, sáng từ 7h-11h và chiều từ 15h-23h. Giá các món mì, hủ tíu từ 32.000-36.000 đồng/tô. Giá các món ăn kèm từ 8.000-25.000 đồng/món.
Địa chỉ: Quán Hủ tíu mì thập cẩm, 62 Trương Định, Q.1, TP. HCM.
Theo BĐVN
Chuối nướng Món ăn dân dã Sài Thành
Một buổi chiều cuối thánh 5, mưa tầm tã, trú mình dưới mái hiên của một quá tạp hóa trên đường Tô Hiến Thành, Quận 10, đang rũ áo mưa nghe mấy người đứng trú bên cạnh rủ nhau "Ê, chuối nướng kìa, lại làm chén cho ấm bụng đi".
Nhìn trời có vẻ còn mưa lâu nên tôi cũng lò dò lại kiếm một chỗ ngồi nép trên vỉa hè bên cạnh cái lò than đang nướng chuối của cô hàng quán.
Cô chủ sắp vào mỗi cái dĩa nhỏ hai bánh chuối nướng vàng, lấy dao xắn miếng nhỏ, chan một ít nước cốt dừa nấu với bột năng, rong biển lên trên, rải một ít đậu phụng rang rồi đưa cho khách. Chuối nướng vẫn còn nóng thoang thoảng mùi cơm nếp với hương chuối chín, cùng với vị thơm beo béo của nước dừa làm những vị khách đang trú mưa này ai cũng ăn hai dĩa với vẻ thích thú, ngon miệng, tôi cũng vậy.
Chuối nướng không phải là món ăn đặc sản của Sài Thành, hầu như ở địa phương nào cũng có món ăn này và nó trở thành món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Nhất là những bạn học sinh cấp 2, 3 cứ mỗi giờ tan trường hay ra chơi lại tụm 5 tụm 7 tại các quán chuối nướng bên đường. Hồi tôi còn học cấp 3, nhà cách trường 7 cây số nên tôi đến trường bằng xe đạp cũng với nhóm bạn trong xóm. Hôm nào học buổi chiều mấy đứa cũng ghé quán chuối nướng đôi diện nhà văn hóa huyện rồi mới đạp xe về nhà. Món ăn đã tạo nên những ký ức một thời học sinh thật đẹp, hồn nhiên và nhiều ý nghĩa.
Lên Sài Gòn lại bắt gặp món ăn quen thuộc này, cũng hương vị ấy, cũng vào những buổi chiều muộn như thế, chỉ khác là những lần đi ăn một mình nhiều hơn là với bạn bè vì quen với việc "tiện đường ghé qua" luôn.
Chuối được dùng để nướng thường là loại chuối tiêu hay chuối sứ, bóc vỏ, bọc bên ngoài là một lớp cơm nếp dẻo. Quấn quanh chuối là một lớp lá chuối, cô chủ hàng khéo léo xếp những chiếc bánh chuối lên chiếc vỉ nướng trên một bếp than lúc nào cũng rực hồng lửa. Cô phải liên tục trở những bánh chuối để chuối không bị cháy mà vàng rộm rất ngon. Khi ăn, chuối cắt ra còn bốc hơi nóng, chan với nước dừa cũng đang nóng hổi, vị ngọt ngào của chuối kết với độ dai, dẻo của nếp tan trong hương vị béo ngậy của nước dừa tạo nên một sự quyến rũ thật khó cưỡng lại của món ăn dân dã này.
Không khó để bắt gặp món ăn này trên đường phố Sài Gòn, dọc đường Cách Mạng Tháng 8, gần công viên Lê Thị Riêng có mấy quán bán chuối nướng trên vỉa hè, hay trên đường Tô Hiến Thành, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Con Rùa, công viên Tao Đàn, đường Đinh Tiên Hoàng,...Cứ khoảng 4h chiều là những xe bán chuối nướng lại bắt đầu xuống đường, đi đến những địa điểm quen thuộc mang đến cho người đi đường những dĩa chuối nướng thơm nức lòng.
Theo PNO
Sài Gòn có đủ thứ chè... Chè nha! Câu rủ rê quen thuộc của mấy bà, mấy cô sau giờ làm việc, lúc rảnh rỗi cũng như hai chữ "Nhậu đi!" mà mấy ông thường nói. Sài Gòn có đủ thứ chè. Nào là chè Thái, chè Mỹ, chè các loại đậu, chè sen, chè khoai môn, chè thập cẩm, chè sương sa, sương sáo... Thương hiệu của từng...