Lạ miệng, ấm bụng với bánh bột lọc chan
Còn gì tuyệt hơn nhâm nhi bánh bột lọc húp nước chan nóng ấm giữa tiết trời se lạnh?
Thông thường bánh bột lọc – món ăn đặc trưng xứ Huế thường được chấm kèm với nước chấm chua ngọt. Nhưng qua sự biến tấu tài tình của người Hà Nội, món bánh bột lọc chan ra đời. Giữa tiết trời se lạnh của mùa thu, ngồi nhâm nhi bánh bột lọc dẻo dẻo húp thứ nước chan nóng ấm quả thật không còn gì tuyệt hơn.
1. Bánh bột lọc Hồng Mai
Quán bánh bột lọc trên con ngõ nhỏ ở phố Hồng Mai, đối diện trường THPT Đoàn Kết chỉ là chiếc xe đẩy nhỏ bình dị. Quán chỉ bán duy nhất món bánh bột lọc chan.
Bánh bột lọc của quán to gần bằng nửa lòng bàn tay, màu trắng trong nổi bật nhân tôm hồng hồng đầy đặn bên trong nhìn rất đẹp mắt.
Khi có khách, cô chủ sẽ cắt vài chiếc bánh vào tô, thêm rau sống rồi chan thứ xâm xấp nước chấm chua ngọt. Thưởng thức miếng bánh bột lọc, ban đầu bạn sẽ thấy sự mềm mềm, dẻo dẻo nhẹ nhàng, thanh mát từ vỏ bánh và mộc nhĩ giòn giòn. Sau đó, bạn sẽ từ từ cảm nhận được vị ngọt ngọt, thơm thơm của tôm cùng đôi chút mặn mặn của thịt xay.
Nhân bánh của quán cũng có thịt xay, mộc nhĩ, tôm nhưng điểm đặc biệt là cô chủ quán vui tính chỉ lựa những con tôm to, tươi nên khi ăn có thể cảm nhận rõ phần thịt tôm chắc ngọt. Trong những ngày trời se lạnh, nhâm nhi chiếc bánh bột lọc dẻo thơm và xì xụp thứ nước chấm nóng ấm được chan trực tiếp vào bát bộc lọc, thực sự không thể tuyệt hơn. Quán thường bán từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng hôm nào đông khách có thể hết sớm hơn. Một bát bánh bột lọc Hồng Mai có giá 18.000 đồng.
2. Bánh bột lọc Ngọc Lâm
Tuy hơi xa trung tâm Hà Nội nhưng quán bánh bột lọc trên phố Ngọc Lâm vẫn thu hút được nhiều bạn trẻ đến thưởng thức. Ở đây cô chủ quán làm hẳn 2 loại: bánh bột lọc nhân tôm thịt và bánh bột lọc nhân thịt dành cho những bạn không ăn được tôm.
Video đang HOT
Bánh bột lọc Ngọc Lâm tuy bé hơn so với bánh bột lọc Hồng Mai một chút nhưng cũng ngon không kém. Vỏ bánh mềm, mỏng, nhân bánh đầy đặn quyện với nước chấm nóng hổi và chút rau húng, rau mùi làm bạn phải gọi đến bát thứ hai.
Nước chấm được pha chế từ nước mắm và nước ninh xương nên ngọt và thơm. Nếu bạn muốn thêm vị chua, cay thì có thể thêm một chút tương ớt và giấm. Vậy là cũng trọn vị cho một món ăn với cách chế biến khác lạ.
Đặc biệt cô chủ quán khi biết ăn bánh chan nước mắm xong sẽ khát nước nên còn bán kèm chè đỗ đen trân châu nhân dừa với giá chỉ 10.000 đồng/cốc to. Đây là một quán nhỏ nằm trên vỉa hè, cạnh số 243 Ngọc Lâm, bán từ 2 giờ chiều. Một bát bánh bột bọc Ngọc Lâm chỉ 15.000 đồng.
3.Bánh bột lọc cô Thường – Thụy Khuê
Quán là ngôi nhà cũ nằm trên phố Thụy Khuê. Dù chẳng có biển hiệu quá to nhưng quán lúc nào cũng đông khách, nhất là những ngày thu se lạnh thế này. Ngoài rau sống, bánh bột lọc ở đây còn được ăn kèm với dưa góp đu đủ giòn giòn.
Bát bánh bột lọc có đủ màu, màu xanh của rau thơm, màu trắng trong của bánh, đo đỏ của ớt và ẩn hiện sắc hồng của tôm. Nước chan của quán lúc nào cũng nóng hổi nghi ngút khói rất hấp dẫn. Tuy nhiên, chính vì nước chan quá nóng mà rau ăn kèm bị tái. Một bát bánh bột lọc chan nước ở đây có giá từ 15.000 – 20.000 đồng.
Theo MNMN
[Chế biến] - Chè bột lọc hai màu
Bát chè với hai màu tím, trắng đẹp mắt, cắn nhẹ viên bột dai quyện lẫn với lạc bùi bùi và thoang thoảng mùi thơm của gừng.
Nguyên liệu:
Phần chè bột lọc khoai lang tím: 1 củ khoai lang tím tầm 300g, 1 bát con bột lọc hoặc bột năng, 120ml nước sôi nóng giPhần chè bột lọc màu trắng: 1/2 bát con bột lọc hoặc bột năng, 60ml nước nóng gi1 nhánh gừng nhỏ; 1 bát con lạc luộc; Đường cát trắng.Cách làm:
Bước 1: - Lạc luộc chín, bóc bỏ vỏ cứng bên ngoài. Nếu dùng lạc khô bạn phải ngâm lạc qua đêm sau đó mới luộc lạc đến khi chín, mềm.
Bước 2: - Khoai lang tím luộc chín, bóc bỏ vỏ, dùng thìa nghiền mịn.
Bước 3: - Trộn khoai lang, bột lọc vào âu sạch, châm từ từ nước sôi nóng già. - Vừa châm vừa dùng muôi trộn đều, hỗn hợp bột lúc này sẽ rời rạc và hơi nóng tay, bạn tiếp tục dùng muôi trộn đến khi bột nguội thì dùng tay nhồi thành một khối dẻo, mịn.
Bước 4: - Đối với bột lọc hay bột năng, khi châm nước bạn chỉ dùng nước sôi nóng già, để hỗn hợp bột nửa sống, nửa chín đến khi nhồi thành khối mịn, không dùng nước lạnh vì hỗn hợp bột lọc sẽ rời rạc, không dính nếu bạn dùng nước lạnh.
Bước 5: - Dùng tay sạch ngắt bột thành những viên nhỏ đủ để bọc viên lạc vào giữa, ấn dẹp ra, cho viên lạc vào giữa, vo tròn lại cho kín, làm cho hết phần bột.
Bước 6: - Đối với phần bột lọc màu trắng bạn cũng làm tương tự như phần chè bột lọc khoai lang tím.
Bước 7: - Đun nóng nồi nước, cho những viên chè vào nồi, luộc chín đến khi nổi trong thì vớt ra xả lại dưới vòi nước để không bị dính chùm.
Bước 8: - Gừng cạo vỏ, thái sợi. Cho gừng vào nồi, thêm 1/4 bát con đường cát trắng, và nước lọc, đun cho tan đường, nêm hơi ngọt.
Bước 9: - Cho tiếp phần bột ở bước 7 vào nồi chè, đun lửa nhỏ để chè thấm đường và gừng, nêm lại độ ngọt vừa ý, đun từ 15 đến 20 phút thì tắt bếp.
Bước 10: - Múc chè ra bát, dùng nóng.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo MNMN
Bánh canh bột lọc - món ăn biến tấu của miền Trung Sợi bánh dai, nước dùng ngọt béo đậm đà vị tôm thịt. Bột lọc lấy từ củ sắn (khoai mì), chế biến thành nhiều món như bánh bột lọc, bánh canh, chè bột lọc... Ở các tỉnh Bắc Trung bộ như Huế, Quảng Trị, bột lọc được nấu thành món canh tôm thịt dùng trong bữa cơm hàng ngày. Bánh canh bột lọc...