La liệt dự án chậm bàn giao dù có quy định bảo lãnh nhà trên giấy
Từ sau khi có quy định dự án nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại bảo lãnh trước khi mở bán, thị trường vẫn liên tiếp diễn ra các cuộc biểu tình, phản đối của người dân vì chủ dự án chậm giao nhà.
Quy định chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở tương lai phải được ngân hàng thương mại thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính được nêu tại Điều 56, Luật Kinh doanh Bất động sản và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015. Quy định cũng nêu rõ, với những chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ cam kết thì ngân hàng bảo lãnh sẽ đứng ra bồi thường cho người mua theo cam kết trong hợp đồng.
Sau đó, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành Thông tư 13 quy định về việc bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng thương mại phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng bên mua trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ ngày ký hợp đồng mua nhà. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 15/11/2017.
Doanh nghiệp chỉ thực hiện đối phó?
Mặc dù đã có các quy định cụ thể như vậy nhưng thực tế cho thấy, thị trường vẫn xuất hiện nhiều dự án rao bán rầm rộ dù chủ đầu tư chưa có chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.
Theo đánh giá của TGĐ một công ty bất động sản thì xét về mặt lý thuyết, quy định bảo lãnh của ngân hàng với nhà ở hình thành trong tương lai rất tích cực. Quy định này vừa là công cụ bảo vệ người mua nhà vừa giúp thanh lọc các chủ đầu tư yếu kém trên thị trường. Tuy vậy, có thể thấy vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” trong quy định này khiến các doanh nghiệp gặp khó khi thực hiện bảo lãnh.
Nếu không có tài sản bảo đảm có giá trị tương đương 1,3-1,4 lần giá trị được bảo lãnh thì chủ đầu
tư phải ký quỹ bằng tiền mặt nếu muốn được ngân hàng bảo lãnh. Ảnh: Đăng Nguyên
Theo đó, các chủ đầu tư muốn được ngân hàng bảo lãnh thì phải ký quỹ bằng tiền mặt hoặc phải có tài sản bảo đảm có giá trị tương đương 1,3-1,4 lần giá trị được bảo lãnh. Với nhiều doanh nghiệp, đây là điều kiện khó, nếu không muốn nói là bất khả thi. Cụ thể, không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn nguồn tiền mặt để thực hiện ký quỹ. Các chủ dự án đã dùng tài sản thế chấp để thực hiện dự án thế nên cũng không còn đủ tài sản bảo đảm để thực hiện bảo lãnh ngân hàng.
Hơn nữa, nếu ký quỹ thì đương nhiên số tiền này sẽ bị “găm” trong ngân hàng, khi đó chủ đầu tư không có dòng tiền lưu động nên rất khó đảm bảo tiến độ dự án.
Video đang HOT
Do bị dồn vào thế khó như vậy nên hiện đa số các chủ đầu tư đều cố tình “né” quy định bảo lãnh. Một số chủ đầu tư có thực hiện bảo lãnh thì cũng chỉ làm theo hình thức nhằm đối phó với quy định của Luật chứ chưa thực sự tự nguyện.
Chủ đầu tư có dùng tiền của khách đúng mục đích?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho rằng nên bỏ quy định bảo lãnh nhà trên giấy.
Lý giải về đề xuất này, ông Hiếu phân tích, sau khi quy định bảo lãnh có hiệu lực, đến nay đã 2 năm nhưng tình trạng chủ đầu tư không giao nhà đúng hẹn, đem dự án thế chấp nhưng không tiến hành giải chấp khi bán cho khách hàng, người mua đóng đủ tiền nhưng không nhận được nhà… vẫn liên tục diễn ra.
“Tôi là người trong ngành ngân hàng, hiện có bao nhiêu tỉ đồng được bảo lãnh dự án nhà hình thành trong tương lai, có bao nhiêu chứng thư bảo lãnh được phát hành… tôi cũng không biết được. Đến nay cũng không thấy một thống kê báo cáo nào dù quy định đã có hiệu lực 2 năm”, ông Hiếu cho biết thêm.
Cũng theo ông Hiếu, ở Mỹ, các chủ đầu tư không được phép huy động vốn từ người mua nhà. Trường hợp khách hàng muốn đóng tiền trước thì khoản tiền này sẽ được phong tỏa trong một tài khoản ngân hàng và không cho chủ đầu tư đụng đến.
Vậy nhưng tại Việt Nam, chủ đầu tư được trao quyền năng rất lớn khi cùng một lúc được làm hai việc là vay tiền ngân hàng và huy động vốn của khách hàng. Do không có cơ chế giám sát rõ ràng, minh bạch nên những dòng tiền được huy động kiểu này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người mua.
Theo Tuổi trẻ Online
Bất động sản tăng khuyến mãi, 'xả hàng' cuối năm
Nhiều công ty địa ốc đang đưa ra những chương trình khuyến mãi đa dạng dịp cuối năm âm lịch nhằm thu tiền về, chuẩn bị khởi động các dự án mới.
Doanh nghiệp tăng khuyến mãi đón giao dịch cuối năm
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tùng (ngụ quận Bình Tân, Tp.HCM), khách hàng vừa tham dự phiên mở bán cuối năm tại một dự án ở quận 9 thì ngay từ đầu năm vợ chồng ông đã ấp ủ ý định mua căn hộ diện tích 65m2 nhưng tài chính chưa đủ.
Đến cuối năm, khi mặt bằng giá căn hộ tăng thêm 10-20% so với hồi đầu năm, lo ngại giá còn tăng thêm nữa, ông Tùng quyết định xuống tiền mua luôn căn hộ 65m2 với giá khoảng 1,8 tỉ đồng.
Đón thời điểm thị trường thanh khoản tốt vào cuối năm, các chủ đầu tư đã tập trung "tung quân" cho đợt mở bán mới cùng với nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn, cạnh tranh.
Đơn cử, những ngày qua nhân viên của dự án HCV (quận 8) đổ xuống đường phát tờ rơi quảng cáo chương trình mở bán "nhận nhà đón tết". Theo đó, nếu mua nhà của dự án trong đợt này, khách hàng sẽ được khuyến mãi tặng toàn bộ trần thạch cao, thiết bị cao cấp...Chủ đầu tư còn cho biết sẽ liên kết với ngân hàng hỗ trợ cho vay 70% giá bán căn hộ...
Theo một nhân viên môi giới của dự án HCV, hồi đầu tháng 1/2018, dự án vẫn còn 40 căn hộ chưa bán, nhưng sau đó mười ngày đã bán được 25 căn. Tuy nhiên, để nhanh chóng bán hết sản phẩm trước Tết, chủ đầu tư tiếp tục khuyến mãi 2 chỉ vàng cho khách mua nhà.
Cách dự án HCV khoảng 200m, dự án S.V quy mô gần 650 căn hộ cũng được chủ đầu tư quảng cáo mở bán dịp cuối năm. Nhân viên môi giới công ty này cho biết, nếu mua nhà tại dự án, mỗi khách hàng không chỉ được tham gia chương trình tặng xe SH, điện thoại iPhone...mà còn được tặng kèm một sổ tiết kiệm 5 triệu đồng.
Những căn hộ còn tồn tại các dự án cũng được doanh nghiệp tập trung nhân viên mở bán trong dịp cuối năm. Theo đó, có nhiều dự án khách mua chỉ cần trả trước 50% tiền nhà, phần còn lại được trả trong hai năm không tính lãi, hoặc có chủ đầu tư cho khách trả trong bốn năm, với lãi suất cố định chỉ 6%/năm.
Môi giới tràn xuống đường phát tờ rơi, giới thiệu sản phẩm bất động sản
trên đường Võ Văn Kiệt, quận 8, Tp.HCM. Ảnh: Quang Định
Nhà đầu tư thứ cấp cũng xả hàng
Trong dịp này, các nhà đầu tư thứ cấp cũng nhân cơ hội "xả hàng" để thu hồi vốn.
Nhân viên môi giới của một công ty bất động sản tại quận 9 tên Nguyễn Nam, cho biết phần lớn các nhà đầu tư đều muốn thu tiền về trong năm để khởi động dự án mới. Do đó, lượng căn hộ ký gửi cho môi giới bán rất nhiều.
"Để bán được hàng, nhân viên môi giới tiếp tục chia sẻ một phần hoa hồng để giảm giá bán", anh Nam nói.
Anh Nam chia sẻ, hiện phân khúc căn hộ trị giá 1-2 tỉ đồng/căn vẫn dễ tiêu thụ nhất. Loại căn hộ này vẫn có nhu cầu rất lớn, trong khi đó nguồn cung lại không nhiều nên giá bị đẩy lên nhanh.
Theo ông Nguyễn Xuân Lộc, TGĐ Công ty bất động sản Techcomreal, cuối năm là thời điểm tài chính của người dân rủng rỉnh nhất với các nguồn thu từ tiền lương thưởng, thu hồi được nợ hoặc tiền nước ngoài gửi về... Do đó, ông Lộc cho rằng nhu cầu mua bất động sản cuối năm 2017 và quý I/2018 khá nhiều.
Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư cũng nhanh chóng "đón gió" xu hướng nhiều người nước ngoài sẽ tìm mua nhà trong năm 2018 bằng cách đầu tư tạo dựng thương hiệu.
Chẳng hạn Tập đoàn Vingroup mới đây vừa được Standard & Poor's (S&P) nâng xếp hạng tín nhiệm lên một bậc, với triển vọng ổn định. Được biết, đây là mức xếp hạng cao nhất mà S&P đánh giá về các công ty bất động sản tại Việt Nam.
Nếu tính từ đầu năm 2017 đến nay thì Vingroup cũng là doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản duy nhất tại khu vực Đông Nam Á được S&P nâng hạng tín nhiệm. Tổ chức này cho biết, Vingroup được đánh giá có vị thế thị trường tốt hơn một số doanh nghiệp cùng ngành và cùng mức xếp hạng ở Đông Nam Á.
Tính đến thời điểm được S&P nâng hạng, hàng chục ngàn căn hộ, biệt thự và nhà phố của Vingroup đã được bán ra thị trường tương đương 24% thị phần phân khúc cao cấp tại các thành phố lớn.
Trong vòng 2 năm tới, với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm trên tất cả các phân khúc, từ đại chúng đến cao cấp, Vingroup được đánh giá sẽ tiếp tục tăng trưởng đà bán hàng với doanh số cao gấp nhiều lần các năm trước.
Tp.HCM sẽ có thêm khoảng 68.000 căn hộ trong năm 2018-2019Trong báo cáo vừa được Công ty Savills Việt Nam công bố gần đây, đơn vị này cho rằng, thị trường căn hộ tại Tp.HCM dự kiến sẽ có thêm khoảng 68.000 căn hộ đến từ 65 dự án trong giai đoạn 2018-2019.Trong số đó, dự báo sẽ có 57% thị phần thuộc về căn hộ giá rẻ. Đây có thể vẫn là phân khúc dẫn dắt thị trường trong năm 2018.Savills cũng cho rằng, tổng nguồn cung sơ cấp toàn thị trường Tp.HCM trong năm 2017 vào khoảng trên 64.700 căn, tăng 5% so với 2016. Tổng căn hộ tiêu thụ được cùng năm đạt trên 47.000 căn; trong số này, căn hộ bình dân chiếm 62% thị phần với lượng người mua có nhu cầu ở thật chiếm phần lớn.
Theo Tuổi trẻ Online
Số lượng người tìm kiếm condotel tăng 50% so với năm 2016 Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Thị trường Bất động sản Việt Nam 2017 - 2018: Toàn cảnh & Dự báo" được tổ chức mới đây tại Hà Nội. Tại hội thảo, các chuyên gia cùng đại diện một số doanh nghiệp đã điểm qua tổng quan thị trường 2018 và triển vọng cho năm 2018. Theo đó các...