Lạ kỳ một thành phố nhỏ ở Trung Quốc xây dựng cả một thị trấn E-Game, mời gọi “nhân tài game” về sinh sống
Thành phố Thiệu Hưng ( Trung Quốc) vốn được xây dựng dựa trên sự phát triển của các ngành công nghiệp sản xuất đang dần chuyển đổi nền kinh tế và trở thành nơi thu hút, phát triển trò chơi điện tử. Thành phố đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng, tăng cường các khoản trợ cấp và nhiều chính sách thân thiện với các doanh nghiệp.
Thiệu Hưng là thành phố trực thuộc tỉnh Chiết Giang, nằm ở phía Đông Trung Quốc. Thành phố có diện tích hơn 8.200 km2, sở hữu mạng lưới kênh rạch dày đặc với hơn 4.000 cây cầu đá và những ngôi nhà truyền thống màu trắng nằm cạnh nhau. Thành phố Thiệu Hưng cách Thượng Hải khoảng 1,5 giờ đi tàu về phía Nam và cách Hàng Châu 20 phút về phía Đông.
Trước đó, thành phố đã tạo dựng một chương trình đầy tham vọng để có thể trở thành “thủ phủ mới của trò chơi điện tử” tại Trung Quốc. Thiệu Hưng đã xây dựng một nơi gọi là thị trấn trò chơi điện tử ( E-Game Town). Thành phố đã sắp xếp cho khoảng 11.000 chuyên gia, những người có chuyên môn và 2 công ty về lĩnh vực trò chơi điện tử hoạt động tại thị trấn này.
Tại một diễn đàn về ngành công nghiệp trò chơi điện tử Trung Quốc vào tháng 7, ông Ruan Jiandong, Giám đốc của Uỷ ban quản lý bất động sản cho biết, thành phố Thiệu Hưng đã đầu tư rất nhiều cho thị trấn trò chơi điện tử. Từ năm 2016, thành phố đã đầu tư khoảng 6 tỷ CNY (khoảng 843 triệu USD) để hỗ trợ các công ty hoạt động trong ngành.
Cổng vào thị trấn E- Game (Ảnh: SCMP)
Các công ty ở thị trấn E-Game sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế, trợ cấp doanh nghiệp, miễn phí ký túc xá cho nhân viên và dịch vụ xe đưa đón tận nơi. Một công ty trong lĩnh vực trò chơi điện tử có thể chỉ phải nộp 10% thuế cho chính quyền địa phương trong hai năm đầu tiên.
Ngoài ra, ông Ruan cho biết, thành phố còn xây dựng 1.300 căn hộ, chỉ cách E-Game 15 phút đi bộ, để cho các tài năng trẻ về lĩnh vực trò chơi điện tử đến sinh sống. Ủy ban quản lý của thị trấn E-Game cũng sẵn sàng trợ cấp bất cứ khi nào một công ty khởi động một dự án mới. Một công ty khởi nghiệp về trò chơi điện tử nếu có thể IPO tại Trung Quốc sẽ nhận được 3 triệu CNY (khoảng 420.000 USD) từ thành phố.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Niko Partners, tổng doanh thu từ trò chơi điện tử của Trung Quốc (bao gồm trò chơi trên thiết bị di động, máy tính cá nhân và máy chơi game cá nhân) dự kiến đạt 47,73 tỷ USD trong năm 2022. Con số này cao hơn 45,49 tỷ USD doanh thu vào năm 2021.
Tuy nhiên, ngành trò chơi điện tử của Trung Quốc cũng chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại sau khi Trung Quốc ra lệnh cấm thanh thiếu niên dưới 18 tuổi chơi điện tử quá 3 tiếng một tuần. Thời điểm đó, các giấy phép xuất bản trò chơi mới cũng phải tạm ngừng.
Theo SCMP, Thiệu Hưng đưa ra nhiều ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút nhiều công ty về trò chơi điện tử hơn, cạnh tranh với các thành phố lớn như Thượng Hải, Hàng Châu, Thâm Quyến và Bắc Kinh. Jinke Tom Culture là một trong những công ty nổi bật tại thị trấn E-Game. Công ty sở hữu Outfit7 của Slovenia, tác giả của loạt trò chơi Talking Tom & Friends nổi tiếng.
Ông Zhang Weizhang, Giám đốc điều hành tại Jinke Tom Culture chia sẻ với SMCP, công ty đã chuyển đến thị trấn E-Game cách đây 3 năm để hưởng lợi từ vị trí địa lý thuận lợi và những ưu đãi tốt cho chi phí hoạt động. Ông Zhang đặt mục tiêu công ty trở thành “Disney của kỷ nguyên Internet di động”.
Một trong số các công ty nổi bật khác ở thị trấn E-Game có thể kể đến Yushi Network. Công ty được thành lập năm 2015, hoạt động chính là phát triển trò chơi điện tử trên điện thoại. Công ty cùng các nhà đầu tư khác đã đầu tư 500 triệu CNY để xây dựng một toà văn phòng mới tại thị trấn. Số lượng nhân viên ban đầu chỉ khoảng 100 người nay cũng đã tăng ít nhất 6 lần.
Video đang HOT
Toà văn phòng mới của Yushi Network (Ảnh: SCMP)
Nỗ lực của Thiệu Hưng để trở thành trung tâm trò chơi điện tử có nhiều điểm tương đồng với Montreal, thành phố đông dân nhất ở Quebec, Canada. Giống như Thiệu Hưng, Montreal từng phát triển nền kinh tế của mình thông qua các ngành sản xuất như dệt may và công nghiệp điện tử.
Nhưng vào đầu những năm 1990, Montreal đã thúc đẩy một chiến dịch thu hút các nhà phát triển và nhà xuất bản lớn để biến thành phố thành “Hollywood của các trò chơi điện tử”. Montreal và Chính phủ Canada đã cung cấp các ưu đãi về thuế để thu hút các công ty như Ubisoft Entertainment, Electronic Arts, Square Enix và thậm chí cả Tencent Holdings và miHoYo của Trung Quốc.
SCMP nhận định, Thiệu Hưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước nếu muốn thu hút nhiều nhà phát triển và nhà phát hành trò chơi đẳng cấp thế giới đến thành lập công ty tại thị trấn E-Game.
Tại Trung Quốc, Tencent là công ty điều hành mảng kinh doanh trò chơi điện tử lớn nhất thế giới còn NetEase là nhà phát hành trò chơi số 2 tại quốc gia này. Cả hai công ty hiện đều đang tập trung vào việc mở rộng hoạt động ở nước ngoài trong bối cảnh nhu cầu trong nước bị thu hẹp.
Các thời kỳ lịch sử của LPL: SN của SofM và kỷ nguyên tứ hoàng nổi tiếng
LPL trải qua chặng đường đầy đủ thăng trầm để xác lập vị thế vững mạnh hiện tại trên bản đồ LMHT thế giới.
Một năm qua, LPL liên tục gặt hái thành công ở đấu trường quốc tế. Tới hiện tại, họ đã bỏ túi 3 chức vô địch CKTG. Điều này giúp LPL củng cố vị thế và đang là khu vực LMHT mạnh nhất thế giới. Đây là kết quả xứng đáng sau quá trình thay đổi liên tục của giải đấu.
Thuở sơ khai (2012 - đầu 2013)
Bất cứ giải đấu nào, thuở sơ khai cũng đối mặt với nhiều khó khăn. LPL lúc đầu không nhận được nhiều sự chú ý. Các game thủ, đội tuyển đều thi đấu ở mức tầm trung. Trong đó, WE, IG là những cái tên đặt nền móng cho giải đấu cao nhất giới LMHT Trung Quốc.
WE đặt nền móng đầu tiên cho LPL
WE giành chức vô địch IPL5 thời điểm 2012. Với danh hiệu danh giá đầu tiên, đội trở thành con cưng trong mắt cổ động viên. Và như điều hiển nhiên, IG trở thành đối thủ truyền kiếp của họ. Từ đó, cả hai tạo nên cặp đấu kinh điển của LPL.
Thời đại của Uzi (2013-2014)
Uzi được mệnh danh là vị vua không ngai trong giới LMHT Trung Quốc. Đây không phải danh xưng ảo và được tạo nên nhờ tài năng, tầm ảnh hưởng của anh. Hay đúng hơn, cựu sao RNG từng xây dựng một thời đại riêng mang thương hiệu bản thân, từ 2013 đến 2014.
Uzi đã cùng Royal Club hai lần về nhì CKTG. Trong kỷ nguyên xưng bá của LCK, thành tích này vô cùng đáng tự hào với đội và LMHT Tung Quốc. Chưa hết, LPL còn chứng kiến sự nổi lên của ông lớn khác, OMG.
Đội từng về trong top 4 CKTG 2013. Quan trọng, OMG được cổ động viên yêu thích khi sở hữu dàn sao nội. Đây cũng trở thành thời kỳ LPL bắt đầu có tiếng nói trên đấu trường quốc tế. Đồng thời, đế chế đầu tiền của LMHT Trung Quốc cũng bắt đầu, gồm IG, WE, OMG và Royal Club.
LPL chuyển mình với EDG (2015-2016)
2015, Uzi bất ngờ gia nhập OMG, chấm dứt giai đoạn hoàng kim của Royal Club. Anh tưởng chừng sẽ cùng đội mới viết tiếp lịch sử. Nhưng quyền lực đen ở OMG khiến cựu sao LPL gục ngã. Sau đó, cả Royal Club, OMG, IG, WE đều sa sút.
EDG giúp LPL lên ngôi vương quốc tế đầu tiên
Trong khi, EDG bắt đầu bứt phá mạnh mẽ. Với ông chủ giàu có, tiềm lục kinh tế khổng lồ, đội gặt hái thành công ở cả quốc nội lẫn quốc ngoại. EDG lên ngôi vương MSI 2015 sau khi đánh bại SKT T1.
Lúc đó, ông lớn LCK sở hữu sức mạnh khủng khiếp. Cho nên, chiến thắng của EDG khiến LMHT Trung Quốc nở mày nở mặt. Chưa kể, đây còn là danh hiệu quốc tế đầu tiên với LPL. Sau tất cả, EDG đã giúp giải đấu viết nên một trang sử mới.
LPL trong thế chân vạc (2017 - đầu 2018)
Thời điểm này, WE, RNG và EDG thay nhau thống trị LPL. Họ tạo nên thế chân vạc trong giới LMHT Trung Quốc. Chưa hết, CKTG 2017, bộ ba đối thủ còn bắt tay nhau đến giải đấu. Trong đó, EDG dừng chân ở tứ kết. Còn RNG, EDG liên tục đối đầu với các ông lớn LCK tại bán kết.
Trên sân nhà, cuối cùng, hai đội thất thủ, nhìn SKT T1 và SSG bước vào trận chiến cuối cùng. Đây cũng trở thành nỗi đau với LPL. Từ đó, LMHT Trung Quốc cải cách triệt để và bắt đầu từng bước chống lại khu vực đối thủ.
Thời kỳ hoàng kim của LPL (2018 - đầu 2020)
2018 là năm đáng nhớ với LMHT Trung Quốc. RNG, IG thay nhau mang về vinh quang cho đất nước tỷ dân. Đầu tiên, RNG xưng bá MSI, giúp LPL lần thứ 2 lên ngôi giải đấu. Cuối năm, IG vô địch CKTG.
LPL liên tục gặt hái thành công
Sau thời gian dài chờ đợi, cuối cùng, LMHT xứ Trung cũng lên đỉnh cao, sánh ngang với bạn bè quốc tế. Thậm chí, nhiều cổ động viên còn gọi đây là "năm đầu tiên của Esports" với nước nhà.
Chưa hết, FPX tiếp tục làm rạng danh LPL thời điểm cuối 2019. "Tiểu Phượng Hoàng" thống trị quốc nội và lên cả ngôi vương CKTG.
Chỉ trong 2 năm ngắn ngủi, LPL có màn lội ngược dòng trước đối thủ LCK.
Kỷ nguyên của tứ hoàng (đầu 2020 - đầu 2021)
LPL tiếp tục cho thấy sự phát triển vững mạnh với hàng loạt tên tuổi mới. Những FPX, SN, TES hay JDG đều nhanh chóng xác lập vị thế trong giới LMHT xứ Trung. LPL chứng kiến các nhà vua mới xuất hiện, JDG và TES.
Sau đó, trên trường quốc tế, những tân binh này cũng có màn trình diễn đáng gờm. Suning đại diện cho LMHT Trung Quốc lần thứ 3 liên tiếp đến chung kết tổng CKTG 2020. Đội thi đấu ấn tượng nhưng chỉ có thể về nhì trước sức mạnh ghê gớm của DK.
Kỷ nguyên lặp lại (đầu 2021 - nay)
Sau thời kỳ nở rộ của đế chế mới (FPX, SN, JDG, TES), LPL đang trở lại ngày tháng xưa cũ. Điều này có nghĩa các thế lực lâu đời một lần nữa thống trị giải đấu. Suốt năm 2021, RNG, EDG vô địch quốc nội. Và cũng chính là hai đội tỏa sáng trên đấu trường quốc tế.
LPL đang lặp lại kỷ nguyên của RNG với EDG
Ở kỳ CN, RNG và EDG đều cương quyết giữ đội hình cũ. Liệu rằng điều này có giúp kỷ nguyên của hai đội kéo dài trong giới LMHT Trung Quốc?
Tại sao các đội LPL cần game thủ Hàn Quốc để hoàn thành 'dream team'? Các game thủ Hàn Quốc luôn được các đội tuyển ở LPL chào đoán nồng nhiệt. Tứ kết CKTG 2021, EDG giành chiến thắng trong cuộc nội chiến với RNG. Thế nhưng, nhà vua LPL lại nhận không ít dè bỉu từ cổ động viên. Bởi lẽ, trong đội hình EDG có hai game thủ đến từ Hàn Quốc. Cổ động viên Trung...