Lạ kỳ cổ mộ hình tổ ong khổng lồ chôn cất 1.500 hài cốt
Mới đây, các nhà khảo cổ học Nhật Bản đã khai quật được hơn 1.500 hài cốt trong một khu lăng mộ hết sức kỳ dị.
Lăng mộ kể trên được khai quật ở thành phố Osaka (Nhật Bản). Được các nhà khoa học đặt tên là “Lăng mộ Umeda”, khu này là một trong 7 nghĩa trang có từ cuối thời Edo và đầu thời Minh Trị.
Các hài cốt được chôn ở “Lăng mộ Umeda” có niên đại khoảng 160 năm. Tại đây, các nhà nghiên cứu phát hiện 350 ngôi mộ nhỏ, có hình tròn. Nhìn tổng thể, lăng mộ giống như một tổ ong.
Theo Hiệp hội Di sản Văn hóa thành phố Osaka, những người chôn cất tại “Lăng mộ Umeda” có khả năng là cư dân sống quanh thị trấn Osaka. Nhiều hài cốt được cho là của trẻ nhỏ. Một số bộ xương có dấu hiệu bị bệnh trên tay và chân.
Toàn cảnh Lăng mộ Umeda ở thành phố Osaka.
Các huyệt mộ trong khu Lăng mộ Umeda ở Osaka (Nhật Bản) có hình dáng kỳ lạ.
“Lăng mộ được bao quanh bởi những bức tường đá chạy theo hướng đông và tây. Ở phần phía bắc của nghĩa địa thấp hơn. Những ngôi mộ có hình tròn, nông, phủ đất với độ dày khoảng 1 mét. Đặc biệt ở tầng dưới cùng, chúng tôi tìm thấy một số hố thẳng đứng chứa nhiều hài cốt khác nhau”, các nhà khảo cổ cho hay. Dựa trên hình thức mai táng tập thể, các nhà nghiên cứu cho rằng những người này chết vì bệnh dịch hoặc thiên tai.
Ngoài hài cốt, các nhà khảo cổ cũng đào được xương của nhiều động vật như mèo, lợn, ngựa. Cũng tại khu lăng mộ, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều mảnh gốm, nhiều mái ngói hay các đồ tùy táng như tiền xu, chuỗi hạt, lược chải tóc, cốc rượu sake và cả những con búp bê bằng đất sét.
Các nhà khảo cổ cũng phát hiện nhiều mảnh gốm, ngói, tiền xu, chuỗi hạt, lược, cốc rượu và cả búp bê bằng đất sét tại khu vực này.
Theo chính quyền thành phố Osaka, các bộ hài cốt hiện đang được phân loại. Dự kiến, sau khi hoàn thành dự án khảo cổ, những bộ hài cốt sẽ được di dời và cải táng tại một địa điểm khác để tiếp tục triển khai việc xây dựng các tòa nhà cao tầng tại khu vực này.
Bí ẩn những bộ hài cốt 'ma cà rồng'
Trong những năm qua, các nhà khảo cổ tìm được một số bộ hài cốt bị nhét gạch, đá vào miệng ở châu Âu. Theo các chuyên gia, cách chôn này nhằm ngăn ma cà rồng 'đội mồ sống lại'.
Hàng loạt bộ hài cốt được giới khảo cổ tìm thấy ở một số địa điểm tại châu Âu trong thời gian qua gây chú ý khi được chôn cất theo cách thức đặc biệt.
Cụ thể, vào năm 2012, các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt của một phụ nữ ở Venice, Itlay. Thi hài này được bọc trong một tấm vải liệm với viên gạch nhét vào miệng.
Theo các chuyên gia, bộ hài cốt nhét gạch trong miệng này có niên đại vào thế kỷ 16.
Năm 2013, những ngôi mộ "ma cà rồng" chứa bộ hài cốt đặt gạch đá trong miệng hay bị cắt lìa đầu và phần sọ đặt giữa chân tiếp tục được tìm thấy tại một địa điểm gần thị trấn miền nam Ba Lan.
Vào năm 2018, nhóm chuyên gia đến từ Đại học Arizona phát hiện một bộ hài cốt trẻ em tại Italy bị chôn vùi với một viên đá chặn trong miệng. Bộ hài cốt này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.
Trước những phát hiện trên, các chuyên gia cho rằng, đây là hình thức ngăn chặn "ma cà rồng" không thể "đội mồ sống lại" làm hại người còn sống.
Việc đặt gạch, đá vào miệng hài cốt "ma cà rồng" là một trong nhiều cách người xưa để trấn yểm, ngăn chặn cái ác có thể hồi sinh sau khi chết.
Hình thức chôn cất tử thi nhằm ngăn chặn ma cà rồng tái sinh từng rất phổ biến ở khu vực Châu Âu vào khoảng thế kỷ 16 - 18.
Đây cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều truyền thuyết, giai thoại về ma cà rồng hút máu người.
Theo đó, những người bị nghi là ma cà rồng sau khi chết sẽ được chôn cất với một hòn gạch, đá chèn kín miệng để không thể tái sinh.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14
Phát hiện nghĩa địa thời trung cổ còn nguyên vẹn các bộ hài cốt Một nghĩa địa lớn với cách thức chôn cất đặc biệt vừa được tìm thấy ở miền Bắc Tây Ban Nha. Tất cả các ngôi mộ đều có hài cốt Necropolis - theo tiếng Hy Lạp cổ là "thành phố người chết "- chỉ những nghĩa trang lớn với những ngôi mộ được thiết kế công phu. Và nghĩa trang tại làng Granon...