Lá chè xanh ‘cứu’ vùng kín sau sinh
Nhờ vệ sinh với lá chè xanh hàng ngày mà vùng kín của em phục hồi rất nhanh các mẹ ạ.
Hôm trước tình cờ đọc được bài viết “Lá trầu – Không thể thiếu sau sinh” em thấy cách này của mẹ Heo hay quá. Em cũng “mạ muội” chia sẻ chút kinh nghiệm của mình về việc chăm sóc vùng kín sau sinh nở. Hy vọng với các mẹ không tìm hoặc mua được lá trầu không thì có thể dùng cách của em, cũng rất hiệu quả đấy ạ.
Hồi sinh ZinZin, vì là lần đầu mang thai và tuổi cũng còn trẻ (mới 24 tuổi) nên em không có nhiều kinh nghiệm trong chuyện sinh nở đâu. Cứ thấy các mẹ dậy thế nào thì em học theo thế đó. Phải công nhận là các cụ đã từng sinh con, đã có kinh nghiệm sống nhiều nên có những chiêu rất hay các mẹ ạ. Cũng nhờ kinh nghiệm của các mẹ mà cả thai kỳ em rất khỏe mạnh, lúc sinh con xong cũng phục hồi rất nhanh và đặc biệt nuôi con những tháng đầu chẳng mệt nhọc chút nào luôn.
Em sinh Zin nặng 4,1 kg mặc dù là con đầu. Nói thế để các mẹ biết em đã phải chịu đau đớn như thế nào con mới chịu chào đời. Con em to mà em lại sinh thường nên rất khó khăn. Dù trong thai kỳ em đã cố gắng đi bộ nhiều, tập thể thao đều đặn nhưng đến lúc sinh cũng bị rạch tầng sinh môn và khâu đến 8 mũi. Lúc bị rạch thì chẳng cảm giác gì nhưng đến khi bị khâu sống thì ôi thôi, nói đến đây mà em vẫn nổi da gà vì sợ. Cảm giác đau đớn khi bác sĩ khâu mũi nào biết mũi đó mà tầng sinh môn của em lại bị sưng phù vì rặn nhiều nên việc khâu rất khó khăn. Phải hơn 1 giờ bác sĩ mới khâu xong đấy. Kể chuyện này chắc nhiều mẹ bầu sợ lắm nhưng nhờ có cách của mẹ chồng mà vết thương này của em phục hồi rất nhanh các chị ạ. (Nói thế để các mẹ đừng sợ chuyện bị rạch khi sinh nở nhé).
Em thường vệ sinh vùng kín bằng nước lá trà xanh. (ảnh minh họa)
Em kể tiếp chuyện đau sau đẻ của em nhé. Từ khi được chuyển về phòng chăm sóc sau sinh, em đau kinh khủng, nhất là đau vết khâu tầng sinh môn. Em đứng không được mà ngồi cũng không xong. Có những lúc phải ngồi nghiêng để cho con ti vì không thể ngồi thẳng do vết rạch đau thấu trời. Sợ nhất là lúc đi vệ sinh các mẹ ạ, nước tiểu ra đến đâu là biết liền đến đó vì xót.
Sáng hôm sau, mẹ chồng em mang một phích nước còn đang âm ấm vào bảo em vào nhà vệ sinh để mẹ rửa vùng kín cho. Em hỏi đó là nước gì thì mẹ bảo là nước nấu với lá chè xanh. Mẹ chồng em bảo rửa nước này sẽ khiến vùng kín khô ráo, sạch sẽ, bớt mùi hôi do sản dịch ra và cũng giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh khô, lành nữa. Vậy là từ hôm đó, ngày nào mẹ cũng mang nước lá chè xanh vào viện cho em vệ sinh vùng kín. 5 ngày sau xuất viện về nhà, mẹ vẫn tiếp tục nấu nước chè xanh cho em vệ sinh hàng ngày. Đến khoảng 10 ngày thì vết khâu tầng sinh môn của em đã lành hoàn toàn các mẹ ạ. Dù vậy em vẫn tiếp tục rửa vùng kín bằng nước này vì theo em tham khảo thì lá chè xanh không chỉ làm sạch vùng kín mà còn giúp ngăn ngừa nấm ngứa nữa.
Video đang HOT
Em rửa thường xuyên vùng kín trong 2 tuần liền sau sinh, rồi sau đó là 1-2 lần/tuần. Đến bây giờ, mỗi lần vùng kín có dấu hiệu ngứa ngáy hoặc sau những ngày có kinh nguyệt, em vẫn dùng nước này để rửa đấy. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý khi vệ sinh với lá chè xanh thì cần chọn lá chè tươi, có nguồn gốc rõ ràng, nếu mua ở chợ thì nên rửa sạch và ngâm qua với nước muối trước khi đun sôi. Chị em cũng không được ngâm vùng kín quá lâu trong nước và không được thụt rửa vùng kín quá sâu trong quá trình vệ sinh nhé.
Không chỉ sử dụng nước chè xanh để vệ sinh vùng kín, mẹ chồng em thường lấy nước này để tắm cho Zinzin 1-2 lần/tuần và bây giờ bà vẫn dùng nước chè xanh rửa mông và háng cho bé mỗi tuần 1 lần để chống bị hăm nữa. Nhờ vậy mà giờ đã được 7 tháng nhưng con em chưa bị hăm lần nào.
Thêm nữa chị em cũng cần lưu ý không nên sử dụng nước này vệ sinh vùng kín hay tắm cho bé thường xuyên vì có thể gây khô da đấy nhé.
Một chút kinh nghiệm nhỏ hi vọng sẽ có ích với chị em!
Theo ngôi sao
3 sai lầm 'chết người' của phụ nữ khi chăm sóc vùng kín
Chăm sóc thế nào cho vùng kín của mình luôn khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ trong tương lai, là điều bạn gái nên biết...
3 sai lầm "chết người" của phụ nữ khi chăm sóc vùng kín.
Ngâm vào chậu rửa
Đơn giản như việc dùng nước rửa vùng âm đạo, không phải chị em nào cũng biết cách. Nhiều người pha nước muối loãng hoặc ngâm nước lá trầu không, trà xanh nhưng thay vì lấy nước ra rửa từ từ vùng kín, chị em lại ngâm cả cửa mình vào trong chậu để rửa. Như vậy, vô tình, những vi khuẩn vốn rất sẵn ở hậu môn có thể lan vào nước và tấn công lại vùng kín.
Chị em cũng không nhất thiết phải kỳ công đun lá chè hay trầu không lấy nước rửa. Cách làm này vừa lách cách, mất thời gian, chưa kể nước lá chè để cả ngày có thể bị thiu, khi đó chỉ tổ rước thêm bệnh.
Rửa vùng kín liên tục
Ngoài ra, nhiều chị em có thói quen rửa vùng âm đạo liên tục vì nghĩ như thế là sạch, dịch tiêu hết. Tuy nhiên, chính việc vệ sinh quá thường xuyên, cộng thêm hóa chất trong dung dịch sát khuẩn khiến cho niêm mạc âm đạo bị khô, không tiết dịch, gây đau khi quan hệ tình dục.
Bộ phận sinh dục rất nhạy cảm, nếu cơ thể khỏe mạnh nó thể kháng cự được phần nào đó vi khuẩn. Chị em không cần thiết phải quá cầu kỳ trong khâu vệ sinh bộ phận này. Vào những ngày bình thường khi tắm có thể rửa bằng nước sạch, nếu thích có thể dùng thêm dung dịch vệ sinh. Trong những ngày đèn đỏ thì nên chú ý vệ sinh sạch sẽ, thay rửa thường xuyên hơn.
Dùng khăn ướt lau
Dành riêng một chiếc khăn sạch để lau vùng âm đạo là sạch nhất. Nhưng khăn không được giặt thường xuyên, nhiều khi một tuần mới giặt một lần, không phơi ra ngoài nắng, mà lúc nào cũng để trong nhà vệ sinh. Chính điều kiện ẩm ướt như vậy là môi trường vi khuẩn dễ sống nhất, là nguồn lây lan nấm.
Bên cạnh đó cần chú ý khi lấy giấy, khăn chùi thì nên chùi từ trước ra sau, tránh chùi ngược lại, nếu không sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ vùng hậu môn lên phía trên.
Lưu ý khi chăm sóc "tam giác mật"
Chăm sóc thế nào cho vùng kín của mình luôn khỏe mạnh để sẵn sàng đón nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ trong tương lai, là điều bạn gái nên biết. Để chăm sóc tốt vùng kín, phòng ngừa bệnh tật, bạn gái cần chú ý:
- Rửa vùng kín mỗi ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh, bằng sản phẩm vệ sinh phụ nữ chuyên dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng (thay băng vệ sinh hàng ngày sau 4 giờ, với băng vệ sinh đặt trong âm đạo cần thay sau mỗi 2 giờ). Không nên để quá lâu dễ gây khô âm đạo, kích ứng niêm mạc, vi khuẩn phát triển nhanh, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Vệ sinh sạch sẽ cho cả hai người trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần áo chật, quần ẩm ướt, không nên mặc đồ lót bó sát ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu, thay quần lót thường xuyên.
- Không thụt rửa âm đạo khi không có chỉ dẫn của thầy thuốc, vì việc thụt rửa dễ ảnh hưởng tới PH, cân bằng sinh lý âm đạo.
Theo Khoevadep
Chăm sóc vùng kín, giữ hạnh phúc gia đình Vùng kín là khu vực riêng tư và nhạy cảm nhưng lại là nơi gắn kết yêu thương thầm kín của vợ chồng. Trải qua quá trình sinh hoạt tình dục và sinh nở, vùng kín cũng có nhiều biến chuyển khiến chị em mất tự tin trước ông xã. Những biểu hiện như da sậm màu, môi lớn môi nhỏ dãn, lớp...