“Lá chắn thép” trấn áp tội phạm ở Tây Nguyên
Trong 5 năm qua, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Lâm Đồng liên tiếp đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”; Được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an tặng Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Vì An ninh Tổ quốc” cùng nhiều phần thưởng cao quý khác gắn liền với những chiến công trong công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm trên vùng đất Nam Tây Nguyên.
Để đạt được kết quả trên, từ cấp chỉ huy đến CBCS Phòng CSHS luôn giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm hình sự.
Phòng CSHS Công an tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu cho Ban Giám đốc Công an tỉnh ban hành, triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.
Đã có thời gian, Lâm Đồng nổi lên tội phạm “tín dụng đen”, hầu hết những đối tượng có liên quan đều là những đối tượng “có máu mặt” đến từ các tỉnh phía Bắc. Chúng “dạt” vào Lâm Đồng, câu kết, móc nối với những đối tượng “cốt cán” tại địa phương thực hiện cho vay nặng lãi. Vào thời cao điểm của tội phạm này, các tờ rơi “cho vay nhanh không thế chấp”, “hỗ trợ tài chính”… được dán ở nhiều nơi như trụ điện, tường rào, nhà dân, từ thành thị tới nông thôn, thậm chí chúng còn rải cả tờ rơi trên nhiều tuyến đường.
Phòng CSHS Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với các cơ quan chức năng khai quật tử thi trong một vụ án mạng.
Tội phạm “tín dụng đen” đã đẩy nhiều người, nhiều nhà vào cảnh khốn cùng, khuynh gia bại sản, gia đình ly tán. Hệ quả của nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ANTT, kéo theo hàng loạt các hành vi khác như gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, lừa đảo, cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản, bắt, giam, giữ người trái pháp luật, đòi nợ thuê…
Video đang HOT
Để chủ động phòng, chống loại tội phạm này, Phòng CSHS Công an Lâm Đồng đã tham mưu cho Ban Giám đốc ban hành các kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm, đồng thời chủ động phối hợp với Công an các địa phương tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, quyết tâm không để tội phạm “tín dụng đen” có đất sống.
Công an tỉnh Lâm Đồng đã mở các đợt cao điểm đấu tranh, trấn áp, tăng cường công tác phòng, chống. Chỉ trong thời gian ngắn, cơ quan điều tra đã khởi tố 17 vụ án với 41 đối tượng liên quan đến tội phạm “tín dụng đen”. Ngoài ra, hàng chục đối tượng khác cũng đã bị triệu tập gọi hỏi, răn đe.
Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, từ năm 2017 tới nay, Phòng CSHS Công an tỉnh Lâm Đồng đã xác lập 3 chuyên án (2 chuyên án đánh bạc qua mạng, 1 chuyên án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng và tài khoản ngân hàng có yếu tố người nước ngoài). Kết quả, lực lượng chức năng đã khởi tố 3 vụ án với 29 bị can, xử lý hành chính 8 đối tượng.
Điển hình là chuyên án đấu tranh với nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội facebook giả nhân viên hải quan để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kết quả điều tra đã bắt giữ, khởi tố 4 đối tượng (trong đó có 2 đối tượng người Nigeria), thu giữ trên 20 tài khoản ngân hàng, điện thoại di động, máy tính xách tay và 300 triệu đồng. Xác minh trên 40 thông tin tài khoản ngân hàng, lực lượng chức năng phát hiện nhóm tội phạm này đã chiếm đoạt trên 23 tỷ đồng của khoảng 100 người trên toàn quốc.
Trong 5 năm gần đây, Phòng CSHS Công an tỉnh Lâm Đồng đã xác lập, phối hợp đấu tranh 26 chuyên án, bắt xử lý 512 đối tượng, triệt xóa 22 băng nhóm, bắt xử lý 169 đối tượng. Đặc biệt, công tác điều tra tố tụng trong 5 năm qua không để xảy ra oan sai, sót lọt tội phạm, triệt phá thành công nhiều chuyên án, nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Điển hình là vụ án do Kiều Quốc Huy (SN 1988, ngụ tại trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) thực hiện. Trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, lực lượng chức năng đã thu giữ tại nơi tạm trú của Huy 6 khẩu súng, hơn 100 viên đạn các loại.
Ngoài sát hại anh Hoàng Thế Vinh (SN 1982, ngụ TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để cướp xe ôtô rồi chôn giấu xác nạn nhân trong rừng thông, quá trình điều tra mở rộng, với trí tuệ tập thể, bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, Phòng CSHS tỉnh Công an Lâm Đồng đã làm rõ thêm vụ án đặc biệt nghiêm trọng do đối tượng này thực hiện cách đó hơn 3 năm.
Nạn nhân là vợ chồng anh Đỗ Hoàng Bình và Phạm Thị Mỹ Hạnh (cùng trú tại thị Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm). Ngày 4-2-2012, Kiều Quốc Huy đã sát tại cặp vợ chồng trên, ném xác xuống giếng nhà nạn nhân sau đó chôn lấp phi tang, dựng hiện trường giả vợ chồng nạn nhân trốn nợ để chiếm đoạt 5 lô đất của vợ chồng anh Bình.
Theo lãnh đạo Phòng CSHS Công an tỉnh Lâm Đồng, qua thực tiễn công tác, CBCS trong đơn vị luôn phải chịu nhiều áp lực của công việc, tiến độ phá án, có khi bọn tội phạm còn đe dọa trả thù gia đình… Mặc dù luôn gặp khó khăn, nguy hiểm nhưng CBCS đơn vị quyết không lùi bước, chấp nhận gian khổ, thách thức, luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo ANTT vì cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Cử nhân công nghệ cầm đầu đường dây lừa đảo hơn 100 tỷ
Sau khi lừa lấy thông tin nạn nhân, Tuấn dùng dữ liệu này để đăng nhập vào web ngân hàng thật, rồi thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản nạn nhân đến tài khoản của mình.
Ngày 22/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) triệt phá đường dây Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet.
Theo hồ sơ điều tra, đầu năm 2020, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh liên tục nhận được đơn trình báo của người dân về việc bị mất trộm tiền trong tài khoản ngân hàng. Nạn nhân là những người bán hàng online.
Lê Anh Tuấn. Ảnh: T.H.
Qua điều tra, công an xác minh người cầm đầu đường dây lừa đảo là Lê Anh Tuấn (31 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Trị). Tuấn từng tốt nghiệp một trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin ở Đà Nẵng.
Tuấn cùng Nguyễn Tuấn Dũng (26 tuổi, trú tỉnh Hà Tĩnh) và Nguyễn Ngọc Thành (31 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Trị) thuê trọ tại số nhà 29/48 đường Ngự Bình, TP Huế, để hoạt động.
Kẻ này phân công cho Dũng, Thành chịu trách nhiệm lập nhiều Facebook ảo có độ tin cậy cao. Sau đó, bọn chúng vào các diễn đàn, hội nhóm tìm kiếm thông tin của những người bán hàng online, nhắn tin trò chuyện mua hàng và rút tiền.
Với trình độ công nghệ thông tin, Tuấn trực tiếp thiết kế, tạo ra nhiều web giả mạo ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền trung gian từ nước ngoài về Việt Nam.
Cơ quan điều tra khám xét nơi ở của nhóm lừa đảo. Ảnh: T.H.
Sau khi tìm được "con mồi", bọn chúng yêu cầu nạn nhân truy cập vào web do chúng cung cấp. Tại đây, nạn nhân được yêu cầu nhập thông tin người dùng, mật khẩu, mã OTP để làm thủ tục nhận tiền.
Ngay khi bị hại nhập mã OTP trên giao diện thì các mã này sẽ được gửi qua địa chỉ mail do Tuấn quản lý. Sau đó, kẻ này sử dụng thông tin để đăng nhập vào web ngân hàng thật, rồi thực hiện lệnh chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản nạn nhân đến tài khoản của bọn chúng.
Thực hiện thành công vụ việc, Tuấn trả công cho Dũng và Thành 10-50% số tiền lấy được.
Thống kê của cơ quan điều tra cho thấy có hơn 300 nạn nhân đã sập bẫy đường dây này ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Từ tháng 10/2019 cho đến nay, nhóm này đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng.
Phá đường dây lừa đảo thuê hàng chục ôtô tự lái đem sang Campuchia cầm cố Cục cảnh sát hình sự, Bộ Công an TP.HCM vừa bắt giữ 8 đối tượng liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức thuê xe ô tô tự lái sau đó đưa sang Campuchia tiêu thụ. Ngày 8-10, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết đã ra lệnh khám xét khẩn cấp, bắt giữ...