Kylian Mbappe và 9 bản hợp đồng cho mượn cầu thủ gây sốc
Cho mượn cầu thủ là một trong những cách thức chuyển nhượng phổ biến và được nhiều đội bóng áp dụng, nhưng không ít trong số những phi vụ kiểu này khiến cả thế giới phải bất ngờ.
Cùng điểm mặt những vụ cho mượn cầu thủ ‘lạ kỳ’ nhất từng xảy ra (hoặc vẫn đang diễn ra).
Andy Goram (Motherwell sang M.U, 2001)
Mùa 2001, Sir Alex Ferguson mang về thủ thành đã 36 tuổi Goram, dù khi đó thủ môn này sắp được đội bóng của mình là Motherwell giải phóng hợp đồng.
Thời gian của Goram ở Old Trafford cũng chẳng được quá hai tháng, thủ thành này có mặt trên sân vỏn vẹn ba lần và hai trong số đều bị thay ra ở, lần thứ ba là khi ông xuất phát chính trong ngày M.U vô địch nước Anh.
Alexandre Pato (Corinthians sang Chelsea, 2016)
Tháng Giêng 2016, tiền đạo người Brazil sang Chelsea với sự kỳ vọng sẽ giải quyết bài toán hàng công cho đội bóng này vốn đang trong cơn khủng hoảng thời đó.
Tuy vậy, đây là một trong những bản hợp đồng thất bại khi bị cả ban huấn luyện chê không đủ thể lực để ra sân và cũng chỉ có hai trận chơi cho “The Blues” trong vòng nửa năm, ghi một bàn từ chấm 11m trước khi trở lại Brazil ngay Hè 2016.
Denis Suarez (Barcelona sang Arsenal, 2019)
Arsenal ‘nổi tiếng’ với hầu bao và ngân quỹ chuyển nhượng khá hạn chế, nên việc mượn cầu thủ xảy ra khá thường xuyên ở đội bóng thành London, tuy vậy, Suarez là một trong những phi vụ thất bại thảm hai.
Ngôi sao người Tây Ban Nha chơi tuyệt hay trong màu áo Villarreal trước khi được Barcelona chiêu mộ và dĩ nhiên cũng mang đến nhiều kỳ vọng ở Emirates. Nhưng 67 phút thi đấu, bốn trận ra sân ở EPL không thể gọi là một hợp đồng cho mượn hiệu quả… Suarez được trả về Barcelona trước khi bị bán đứt cho Celta Vigo với giá 12 triệu euro Hè 2019 qua.
Edgar Davids (Juventus sang Barcelona, 2004)
‘Pit bull’, đó là biệt danh của huyền thoại Juventus và Hà Lan thời đó, chỉ nghe thôi là đủ hiểu lối thi đấu máu lửa của tiền vệ phòng ngự này thời kỳ đỉnh cao, nhưng kỹ thuật cũng là thứ Davids không thiếu.
Video đang HOT
Davids giúp Juventus góp mặt trong dàn sao giành hai danh hiệu Serie A hai mùa liên tiếp, nhưng khá bất ngờ khi anh được Barcelona mượn hồi tháng Giêng 2004, dù cho đến hết mùa đó là Davids sẽ kết thúc hợp đồng với đội bóng thành Turin.
Cũng nên biết có giai đoạn Davids gặp rắc rối to ở Juventus khi bị phát hiện dương tính với chất cấm và suýt nữa thì bị cấm thi đấu hai năm hồi 2001 (kháng cáo thành công và giảm xuống còn 4 tháng).
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Davids là một trong những bản hợp đồng cho mượn thành công ở Camp Nou. Anh chơi 20 trận cho đội bóng Catalan trước khi rời đi Hè 2004 và sang Inter theo dạng chuyển nhượng tự do.
Kylian Mbappe (Monaco sang PSG, 2017)
Hè 2017, Monaco khiến nhiều người phải bật ngửa khi chấp nhận để cầu thủ hay bậc nhất từng giúp đội bóng vô địch Ligue 1 là Mbappe sang đầu quân cho đối thủ PSG theo dạng cho mượn.
Monaco sau mùa giải vô địch thần thánh đó cũng là mất đi hàng loạt công thần của mình và dĩ nhiên họ thi đấu tồi tệ ở mùa tiếp theo.
Nhưng giới thạo tin thì cũng hiểu ngay lý do tại sao PSG mượn Mbappe từ Monaco trước khi mua đứt, đó là vì họ đang vướng phải nguy cơ bị phạt bởi FFP vì vi phạm luật công bằng tài chính sau khi chiêu mộ Neymar với 222 triệu Euro.
Mượn Mbappe là giải pháp tốt nhất bởi chỉ sau mùa 2017/18 thì PSG kích hoạt điều khoản mua đứt tiền đạo này với giá 135 triệu euro. Đây cũng là một trong những bản hợp đồng cho mượn thành công nhất của PSG và của lịch sử chuyển nhượng. Mbappe ghi 21 bàn và cùng PSG lấy lại vị thế với cú ăn ba cup quốc nội trong mùa bóng 2017/18.
Renato Sanches (Bayern Munich sang Swansea, 2017)
Cậu bé vàng’ 2016, vô địch Euro cùng năm với tuyển Bồ Đào Nha, Sanches khi đó được M.U giành giật với các đội bóng khác ở Châu Âu nhưng cuối cùng thua về tay Bayern Munich.
Đội bóng nước Đức thất bại với bản hợp đồng 35 triệu euro này nhưng lại từ chối bán Sanches cho những đội bóng khác, tuy vậy Hè 2017 “Hùm Xám” bất ngờ để Sanches sang Swansea và đây tiếp tục là một phi vụ chuyển nhượng thất bại nữa.
Việc Sanches sang nước Anh dĩ nhiên có yếu tố chuyên môn là để cầu thủ này có thể thi đấu nhiều hơn, nhưng trong đó còn cả yếu tố “tình cảm”.
HLV Ancelotti chấp nhận để ngôi sao của mình sang chơi cho đội bóng khi đó đang được dẫn dắt bởi Paul Clement – trợ lý cũ của ông tại Bayern Munich.
James Rodriguez (Real sang Bayern Munich, 2017)
Vâng, lại là Bayern Munich, và dĩ nhiên là “dính líu” cả Carlo Ancelotti, nhưng lần này là một bản hợp động thành công mang tên James Rodriguez.
Tiền vệ người Colombia trở thành dưa thừa ở Real Madrid trong bối cảnh hàng công và tuyến giữa quá chật chội nên việc ra đi là không thể tránh khỏi.
Tuy vậy đội bóng Hoàng gia không muốn mất James Rodriguez và quyết định khá bất ngờ khi để cho tiền vệ này “đoàn tụ” cùng HLV Ancelotti ở Bayern Munich với hợp đồng cho mượn đến hai mùa kèm theo điều khoản mua đứt.
Ai cũng biết rõ Ance rất thích lối chơi của James từ khi còn làm việc với cầu thủ này ở Real Madrid, cho đến hiện tại thì HLV người Italia vẫn muốn đưa trò cũ theo mình sang Napoli, nơi ông đang dẫn dắt.
Radamel Falcao (Monaco sang M.U 2014, Monaco sang Chelsea, 2015)
Mãnh hổ Falcao luôn biết cách biến mình thành tâm điểm chuyển nhượng khi hai lần đầu quân cho hai đại gia nước Anh là M.U và Chelsea, và cả hai lần đều thất bại.
HLV Jose Mourinho thời còn ở Chelsea còn nói như đinh đóng cột rằng ông sẽ giúp Falcao lấy lại phong độ sát thủ, kết quả ra sao thì ai cũng rõ.
Falcao ghi tổng cộng… 5 bàn cho cả M.U (4 bàn) lẫn Chelsea (1 bàn) sau hai mùa thi đấu tại đây, ra sân tổng cộng 41 trận trong màu áo cả hai đội bóng.
Philippe Coutinho (Barcelona sang Bayern Munich, 2019)
Coutinho không được ưa thích ở Barcelona, dù là với NHM hay ban huấn luyện, bản hợp đồng kỷ lục hơn 120 triệu euro này thất bại về mặt chuyên môn.
Barcelona muốn tìm cách đẩy Coutinho ra đi và đã nhiều lần đưa cầu thủ này vào một phần HĐ mua Neymar, việc này dĩ nhiên không làm cho Coutinho hài lòng. Và Hè 2019 hiện tại anh gây bất ngờ khi đầu quân cho Bayern Munich theo dạng cho mượn đến hết mùa.
Trong đó Coutinho sẽ hưởng lương 13 triệu Euro/mùa ở Bayern Munich và phí cho mượn từ Barcelona là 8,5 triệu Euro, điều khoản mua đứt vào cuối mùa có giá 120 triệu Euro.
Gonzalo Higuain (Juventus sang Milan 2018, Juventus sang Chelsea 2019)
Được mua về với giá trị kỷ lục 90 triệu euro từ Napoli, Higuain chứng tỏ đẳng cấp ngay trong màu bóng đầu tiên ở Juventus với 32 bàn sau 55 trận.
Nhưng việc Cristiano Ronaldo cập bến hồi mùa 2018/19 khiến cho vai trò của tiền đạo người Argentina trở nên mờ nhạt ở Turin.
Kết quả là Higuain phải sang chơi cho Milan theo dạng cho mượn ngay khi có mặt Ronaldo, một bước đi bất ngờ, và càng bất ngờ hơn khi từ một chân sút có hạng, Higuain bị ngay cả NHM của Milan chê thê thảm.
Anh phải cắt ngắn thời hạn cho mượn ở Milan sau 22 trận, ghi 8 bàn. Sau đó Higuain sang Chelsea, cũng theo dạng cho mượn và cũng lại…thất bại dù được kỳ vọng sẽ thay thế cho Alvaro Morata.
Higuain trở lại Juve sau 18 trận và 5 bàn ghi cho “The Blues” mùa 2018/19 vừa qua sau khi đội bóng thành London từ chối mua đứt.
Theo TM (90mins)
Man City bị cấm dự cúp C1: PSG chạy án thành công, UEFA có thực sự công tâm?
Man City nhận án phạt nặng bậc nhất kể từ khi đạo luật Công bằng tài chính (FFP) ra đời. Nhưng để nói về mức độ vi phạm, thực tế nhà đương kim vô địch Ngoại hạng Anh còn kém xa PSG.
Cho đến thời điểm này, ban lãnh đạo và các cầu thủ Man City vẫn chưa hết sốc với án phạt mà UEFA đưa ra. Nhà đương kim vô địch Ngoại hạng Anh sẽ bị cấm tham dự tất cả các giải đấu cấp CLB tại châu Âu do UEFA tổ chức trong 2 mùa giải tới (2020/21 và 2021/22) sau khi bị buộc tội "vi phạm nghiêm trọng" những quy định trong Luật công bằng tài chính của UEFA. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu mức phạt tiền mặt 30 triệu euro.
Man City nhận án phạt cực sốc
Trước đó, một cuộc điều tra kéo dài trong nhiều tháng do Tiểu ban kiểm soát tài chính của LĐBĐ châu Âu (CFCB) tiến hành nhắm vào Man City. Người phụ trách cuộc điều tra - cựu Thủ tướng Bỉ, ông Yves Leterme đã tìm ra nhiều bằng chứng về sự vi phạm của "Man xanh" đối với đạo luật Công bằng tài chính của UEFA.
Nửa xanh thành Manchester chi 518 triệu bảng để mua cầu thủ và thu về 130 triệu bảng từ việc bán cầu thủ, thâm hụt 388 triệu bảng. Đổi lại, Man City giành 2 danh hiệu Ngoại hạng Anh, 1 FA Cup, 2 League Cup và vô địch tất cả các giải quốc nội Anh ở mùa trước. Quỹ lương của Man City cũng đang phình to đến mức khó kiểm soát. Đội bóng của HLV Pep Guardiola ngốn của Man xanh 295,1 triệu bảng tiền lương mỗi năm. Trong đó, riêng với Pep đã là 21 triệu bảng.
Tuy nhiên, vào lúc này người ta có quyền đặt câu hỏi về sự công tâm của UEFA. Cơ quan quản lý bóng đá châu Âu từng có một cuộc điều tra tương tự, nhắm vào nhà vô địch nước Pháp - đó là PSG hùng mạnh và giàu có.
Mùa hè 2017, PSG khiến thế giới bóng đá rung chuyển với thương vụ thế kỷ Neymar Junior. Thế nhưng trên danh nghĩa, đội bóng thành Paris không mất một khoản phí nào để có sự phục vụ của siêu sao người Brazil. Neymar trước đó ký vào bản hợp đồng quảng cáo theo tiết lộ có giá trị khổng lồ với nhà nước Qatar, để quảng bá hình ảnh cho quốc gia đăng cai World Cup 2022.
Cú sốc mà PSG tạo ra chưa dừng lại tại đó. Những ngày cuối kỳ chuyển nhượng hè 2017, đội chủ sân Công viên các Hoàng tử tiếp tục đón siêu sao mới nổi Kylian Mbappe đến từ Monaco. PSG một lần nữa "tung cú tát" vào những người soạn thảo ra đạo luật Công bằng tài chính mà UEFA dày công xây dựng. Theo truyền thông Pháp, chỉ riêng hai thương vụ này đã ngốn của PSG tới 335 triệu bảng.
PSG có thể cười nhạo vào án phạt mà Man City vừa phải nhận?
Theo cáo buộc của tờ Sport Mail của Anh, nhà vô địch nước Pháp thực tế đã sử dụng 347,5 triệu bảng chỉ trong phiên chợ hè 2017 để chiêu mộ Neymar Junior, Kylian Mbappe và Yuri Berchiche. Nhà tài trợ Qatari mà đứng đằng sau là người Qatar, bị cho là "trợ giúp một cách thiếu minh bạch" thông qua các bản hợp đồng tài trợ. Qatari từng ký hợp đồng tài trợ lên tới 700 triệu euro tương đương 583 triệu bảng với PSG trong giai đoạn 2012 - 2016. Nhưng bản hợp đồng này bị UEFA từ chối xác nhận giá trị thật vì nó quá thiếu tính xác thực.
Dù vậy, Chủ tịch Nasser Al-Khelaifi là một thành viên của Ủy ban điều hành UEFA. Ông cũng đóng vai trò chủ chốt tại tập đoàn truyền thông beIN - đối tác lớn nhất của UEFA. Tháng 9/2017, một cuộc điều tra nhắm vào PSG đã được thực hiện nhưng cho đến nay kết quả cuối cùng vẫn bị trì hoãn.
Tờ New York Times thậm chí tiết lộ, đã có thế lực "tác động" khiến các điều tra viên của UEFA "làm ngơ" trước PSG. Cũng có thông tin cho rằng, với tác động từ FIFA, UEFA đã nể nang giới chủ PSG - cũng là người đóng vai trò quan trọng tại World Cup 2022. Trong khi đó, ông chủ của Man City lại đến từ UAE, vốn đang là kình địch với Qatar.
Theo Tiến Long (Khám Phá)
PSG trả lương gây sốc: Neymar cao ngỡ ngàng, hơn Mbappe bao nhiêu? Báo L'Equipe vừa công bố chi tiết bảng lương của PSG, trong đó có những chi tiết khá khó hiểu. Theo đó, Neymar chính là cầu thủ nhận lương cao nhất PSG, khi gã nhà giàu nước Pháp phải chi ra đều đặn 700.000 euro/tuần cho ngôi sao người Brazil. Con số này gần gấp đôi mức mà Ky lian Mbappe được nhận....