Kỳ vọng về bước ngoặt trong hành động khí hậu tại COP29
Khi nhiệt độ tại nhiều nơi trên thế giới liên tục phá kỷ lục và các thảm họa khí hậu ngày càng gia tăng, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu ( COP29) tại Azerbaijan từ 11-22/11 được coi là sự kiện then chốt trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu.
Nắng gay gắt tại thành phố Phoenix, Ariona, Mỹ ngày 7/6/2024. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đánh giá COP29 là bước ngoặt, giúp đảo ngược tình trạng thiên nhiên bị tàn phá. WWF đã phát động một chiến dịch mới, trong đó nhấn mạnh thế giới đang phải đối mặt với một cột mốc đáng lo ngại: ngày nóng nhất trong lịch sử. Theo Chương trình quan sát Trái Đất Copernicus của Trung tâm Dự báo thời tiết trung hạn châu Âu (ECMWF), 2023 đánh dấu năm nóng nhất trong lịch sử, với vô số kỷ lục mới về nhiệt độ và thời tiết khắc nghiệt được ghi nhận tại các quốc gia. Trong khi đó, năm 2024 tiếp tục được dự báo là sẽ thiết lập kỷ lục nắng nóng mới và xu hướng này sẽ kéo sang cả năm 2025 nếu thế giới không có hành động kịp thời. Theo những dữ liệu sơ bộ của chương trình Copernicus, ngày 21/7 (giờ châu Âu) vừa qua là ngày nóng nhất trên Trái Đất kể từ năm 1940, với mức nhiệt trung bình vượt 17 độ C.
WWF đánh giá kỷ lục đáng tiếc này càng phản ánh nhu cầu cấp thiết phải có hành động quyết liệt để ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo tổ chức này, việc nhiệt độ phá kỷ lục không phải là một hiện tượng đơn lẻ mà có liên quan đến biến đổi khí hậu và các đợt nắng nóng, cháy rừng cũng như các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác thường xuyên và dữ dội hơn, đe dọa đến đa dạng sinh học, hệ sinh thái và con người trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Có trụ sở tại Thụy Sĩ, WWF là một tổ chức bảo tồn độc lập, với hơn 30 triệu người ủng hộ và một mạng lưới toàn cầu hoạt động tại hơn 100 quốc gia và khu vực.
Tổ chức này kêu gọi các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân lập tức hành động một cách quyết đoán để giảm phát thải khí nhà kính. Điều này bao gồm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, bảo vệ và phục hồi rừng cũng như áp dụng các biện pháp bền vững trên tất cả các lĩnh vực.
Phát hiện thêm ổ cá sấu quý hiếm gần tuyệt chủng ở Campuchia
Năm ổ cá sấu Xiêm gần như tuyệt chủng đã được phát hiện ở Công viên Quốc gia Cardamom của Campuchia, làm dấy lên hy vọng về nỗ lực bảo tồn loài động vật từng được cho là tuyệt chủng trong tự nhiên.
Một nhà bảo tồn bế một con cá sấu Xiêm con ở tỉnh Pursat, Campuchia. Ảnh tư liệu: THX
Đây là số lượng ổ cá sấu lớn nhất từng được tìm thấy trong hơn 20 năm qua. Thông tin trên do tổ chức bảo tồn động thực vật mang tên Fauna & Flora International - Chương trình Campuchia công bố ngày 18/7.
Theo đó, 5 ổ này chứa 106 quả trứng, trong đó 66 quả đã được thụ tinh. Nhờ sự theo dõi, chăm sóc và bảo vệ của nhân viên công viên cùng người dân địa phương, tổng cộng có 60 quả trứng đã nở thành công từ ngày 27 - 30/6 vừa qua.
Cá sấu Xiêm được liệt kê trong Danh sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) là cực kỳ nguy cấp. Năm 1992, nhiều chuyên gia tin rằng loài này đã tuyệt chủng hoặc gần như tuyệt chủng trong tự nhiên.
Tại Campuchia, ước tính có khoảng 200 - 400 con cá sấu Xiêm trong tự nhiên. Tổng số lượng cá thể trưởng thành trên toàn cầu không vượt quá 1.000 con.
Bộ trưởng Môi trường Eang Sophalleth cho biết Campuchia đang nỗ lực bảo tồn và phục hồi môi trường sống của loài cá sấu cực kỳ nguy cấp này.
Bộ trưởng Nông Lâm Ngư nghiệp Dith Tina nhấn mạnh phát hiện này là thành tựu quan trọng trong chương trình bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo ông Pablo Sinovas, Giám đốc quốc gia của Chương trình Campuchia thuộc tổ chức Fauna & Flora International, cho biết trong hơn một thập kỷ, tổ chức này đã phối hợp với các đối tác kiên định thực hiện sứ mệnh hỗ trợ quần thể cá sấu Xiêm ở khu vực dãy núi Cardamom ở Tây Nam Campuchia.
Mỹ hứng chịu 15 thảm họa khí hậu trong 6 tháng đầu năm Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết trong nửa đầu năm nay, nước này đã hứng chịu 15 thảm họa khí hậu với mỗi thảm họa gây tổn thất hơn 1 tỷ USD. Cảnh ngập lụt tại Pajaro, bang California, Mỹ ngày 11/3/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo báo cáo do NOAA công bố tuần này, những...