Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ chuyển biến tích cực năm 2019
Năm 2018, trong bôi cảnh thị trường chứng khoán thế giới có nhiêu biên đông, hoạt đông của thị trường chứng khoán Viêt Nam nhìn chung ổn định
Cuối năm 2018, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 12,7% so với cuối năm 2017, tương đương 79% GDP năm 2017 và tương đương với 72% GDP năm 2018, vượt chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục khẳng định là kênh huy động vốn hữu hiệu cho phát triển kinh tế, trong đó, huy động trái phiếu chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đạt 192.000 tỷ đồng.
Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước ước đạt 62.200 tỷ đồng, tăng 30,7% so với năm 2017.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Với những thành công này, thị trường chứng khoán tiếp tục khẳng định vai trò là kênh huy động vốn hữu hiệu cho cả Chính phủ và khu vực tư nhân để phục vụ cho nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường thành công nhất khu vực Đông Nam Á về huy động vốn trong năm 2018.
Video đang HOT
Năm 2019, tuy nền kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, song với đà tăng trưởng của năm 2018, sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm của Đảng, Chính phủ trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải cách thể chế, chúng ta có quyền kỳ vọng vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự chuyển biến tích cực về quy mô và chất lượng của thị trường chứng khoán.
Trên phương diện vĩ mô, với phương châm hành động mà Chính phủ đặt ra cho năm 2019 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, bứt phá, sáng tạo, phát triển”, các bộ, ngành, địa phương tập trung tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho sản xuất – kinh doanh; thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đúng lộ trình đã được phê duyệt, gắn với việc đăng ký, niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán, tăng cường công khai, minh bạch, đổi mới quản trị.
Thực hiện Nghị quyết Quốc hội, trong năm 2019, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về quản lý và sử dụng nguồn thu cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp…
Về các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đang tập trung hoàn thiện Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Triển khai các giải pháp phát triển thị trường, đa dạng hóa các nhà đầu tư, thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm. Đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển đồng bộ thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, bảo hiểm; đẩy mạnh phát triển thị trường phái sinh, trái phiếu doanh nghiệp và các sản phẩm mới.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, với trọng tâm là thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong huy động vốn, nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư…
Chúng tôi tin tưởng, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, năm 2019 tiếp tục là một năm thực hiện thắng lợi việc phát triển kinh tế nói chung, thị trường tài chính, chứng khoán nói riêng theo mục tiêu phát triển của đất nước.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giữa hàng loạt ngân hàng tăng, ngân hàng nào đã bất ngờ giảm lãi suất?
Đối mặt với thanh khoản căng thẳng trong thời điểm cuối năm, tháng đầu năm nay chứng kiến mặt bằng lãi suất tiếp tục đi lên. Sau khi một loạt ngân hàng tăng lãi suất trong nửa đầu tháng 1, thì nửa cuối tháng 1 ghi nhận thêm không ít nhà băng tiếp tục điều chỉnh lãi suất, nhưng bất ngờ là đã có những tổ chức ngược dòng khi giảm lãi suất trở lại.
Tăng vẫn là chủ đạo
Sau khi có đợt tăng lãi suất ngay từ những ngày đầu năm 2019, khung lãi suất của ngân hàng Bưu điện Liên việt (Lienvietpostbank) mới đây có hiệu lực từ 21/1 đã chứng kiến lần điều chỉnh tăng thứ 2 trong năm nay, với mức tăng đều 0,2% ở các kỳ hạn. Cụ thể, tiền gửi kỳ hạn 1 -2 tháng hiện lên mức 5,2%; kỳ hạn 3 tháng lên 5,3%; kỳ hạn 4- 5 tháng lên kịch trần 5,5%; kỳ hạn 6-8 tháng lên 6,3%;kỳ hạn 9 tháng lên 6,4%; kỳ hạn 10-11 tháng lên 6,5%. Các kỳ hạn dài hơi hơn cũng chứng kiến mức tăng 0,2% tương tự, như 12 tháng lên 7,1%; 15-16 tháng lên 7,3%; 18 tháng lên 7,4%; 24 tháng lên 7,5%; 25, 36, 48 và 60 tháng lên 7,6%.
Trong khi đó, ngân hàng Bắc Á ngày 23/01 cũng đã quyết định điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn từ 0,3 - 0,7% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Cụ thể tiền gửi kỳ hạn 6-7 tháng tăng thêm 0,3% lên 7,6%; kỳ hạn 8 tháng tăng 0,3% lên 7,7%; kỳ hạn 9 tháng tăng mạnh 0,5% lên 7,9%; kỳ hạn 10-11 tháng tăng 0,6% lên tương ứng 7,9%.
Diễn biến tăng cũng chứng kiến ở các kỳ hạn dài, như tiền gửi kỳ hạn 12 tăng mạnh nhất 0,7% lên 7,1%. Các kỳ hạn dài còn lại như 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng cũng đều tăng mạnh 0,5% lên 8,2%. Trước đó hồi tháng 8/2018, các kỳ hạn dài trên ghi nhận mức điều chỉnh giảm từ 0,15 - 0,2% xuống mức 7,7%, tuy nhiên với động thái tăng mạnh mới đây cho thấy nhu cầu vốn trung dài hạn của Bắc Á đang ở mức khá cao.
Kết quả kinh doanh năm 2018 của nhà băng này ghi nhận lãi sau thuế gần 680 tỷ đồng, vượt nhẹ 2% kế hoạch năm. Nợ xấu tăng mạnh 39% so năm 2017, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu dù tăng lên 0,76% nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng cũng tăng 14% và 15%, đạt lần lượt 72,534 tỷ đồng và 63,979 tỷ đồng, thực hiện được 97% kế hoạch huy động vốn và hoàn thành kế hoạch cho vay.
Một ngân hàng có quy mô trung bình khác cũng điều chỉnh tăng đều lãi suất thêm 0,2% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên là OCB. Theo đó, tiền gửi kỳ hạn 6-8 tháng tăng từ 7% lên 7,2%; kỳ hạn 9-11 tháng tăng từ 7,1% lên 7,3%. OCB mới đây cũng công bố lợi nhuận trước thuế ca năm đạt 2,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với 2017 và vượt 10% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,29%. Đáng lưu ý là huy động vốn trong năm vừa qua của ngân hàng này đạt 13% , thấp hơn mức tăng trưởng dư nợ là 17%, do đó chênh lệch giữa tiền gửi và dư nợ đã thu hẹp lại, hiện nằm tương ứng tại 60,363 tỷ đồng và 56,316 tỷ đồng, thực hiện được 74% kế hoạch huy động vốn và 92% kế hoạch dư nợ cho vay.
Có thể thấy với tình hình huy động vốn năm 2018 vừa qua không như kỳ vọng và chưa đạt kế hoạch đề rra, nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi thấp hơn dư nợ nên dẫn đến thanh khoản ngày càng thu hẹp, do đó sức ép huy động vốn sẽ đè lên trong năm nay. Đặc biệt là nhu cầu tiền gửi trung dài hạn sẽ luôn ở mức cao khi mà tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã chính thức giảm từ 45% xuống chỉ còn 40% từ đầu năm nay. Như tại HDBank, ngân hàng này mới đây cũng tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13 tháng thêm 0,2% lên 7,4%.
Vẫn có nhà băng ngược dòng
Dù vậy, thị trường trong nửa cuối tháng vừa qua vẫn ghi nhận có những ngân hàng bất ngờ có động thái điều chỉnh giảm lãi suất hiếm hoi trong dòng chảy đi lên là chủ đạo. Như tại VPBank, sau 4 lần tăng lãi suất trong quý 4 năm 2018, khung lãi suất có hiệu lực từ ngày 22/01 của nhà băng này bất ngờ điều chỉnh giảm trở lại.
VPBank bất ngờ giảm lãi suất huy động ở nhiều kỳ hạn sau những đợt tăng liên tiếp vào cuối năm 2018
Theo đó các kỳ hạn từ 6 - 11 tháng giảm đều 0,2% xuống còn 7%; kỳ hạn 12 tháng giảm 0,2% xuống 7,05% và kỳ hạn 13, 15 tháng giảm 0,2% xuống 7,3%. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 mới đây của Vpbank dù chứng kiến lãi trước thuế tiếp tục ở mức cao gần 9,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2017 nhưng đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng tăng mạnh lên mức 3,51%.
Đáng lưu ý là tỷ lệ nợ xấu các khoản vay tiêu dùng của công ty con FE Credit cũng tăng mạnh, cho thấy tiềm ẩn rủi ro khá lớn. NHNN trong năm 2018 cũng đã nhiều lần cảnh báo rủi ro ở lĩnh vực cho vay này, do đó không loại trừ khả năng VPBank cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay tiêu dùng, do đó nhu cầu vốn có thể cũng sẽ không còn cao như giai đoạn trước.
Ngân hàng Techcombank sau khi có đợt tăng hồi đầu tháng 1, thì hôm 28/1 mới đây cũng đã giảm 0,1% ở 2 kỳ hạn chủ chốt là 6 tháng và 12 tháng, tương ứng còn 6,3% và 6,6%. Tương tự là ông lớn BIDV sau khi tăng mạnh lãi suất huy động trong nửa đầu tháng 1, thì nửa cuối tháng 1 cũng ghi nhận sự điều chỉnh giảm 0,3% ở kỳ hạn 5 tháng xuống 5,2%.
Hay như LienvietPostbank đã nói ở trên, dù tăng đều ở nhiều kỳ hạn, nhưng đáng lưu ý là tiền gửi kỳ hạn 13 tháng của nhà băng này cũng bất ngờ ghi nhận sự sụt giảm mạnh từ 7,8% xuống chỉ còn 7,2%, tức giảm đến 0,6%.
Với diễn biến bất ngờ giảm của những ngân hàng trên khi càng về cuối năm, cho thấy không ít nhà băng đã giải tỏa được áp lực thanh khoản. Xu hướng này có thể sẽ còn tiếp tục, khi sang đầu năm Kỷ Hợi dòng tiền rút ra trước tết có thể quay lại hệ thống, và thêm nhiều ngân hàng có điều kiện để điều chỉnh giảm lãi suất trở lại nhằm tối ưu hóa vốn hơn.
Theo thegioitiepthi.vn
Kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu khởi sắc Theo số liệu công bố ngày 1/2 của Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit, chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) của Mỹ đã cải thiện trong tháng 1/2019, nhờ sản lượng và số đơn hàng mới tăng nhanh. Kinh tế Mỹ có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Ảnh minh hoạ: TTXVN phát Cụ thể, chỉ số PMI tháng...