Kỳ vọng của người tiêu dùng trong năm 2020 sẽ thúc đẩy chuyển đổi thương mại
Theo nghiên cứu của Mastercard, từ đầu năm nay, các hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á đã trải qua nhiều thay đổi lớn khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp mới tham gia vào thương mại kỹ thuật số để bắt kịp dòng chảy của cuộc sống.
Tuy nhiên, sự liền mạch mà thương mại điện tử đem đến sẽ thay đổi hoàn toàn những kỳ vọng xung quanh cách thương mại vận hành.
Theo nghiên cứu của Mastercard, kỳ vọng của người tiêu dùng trong năm 2020 sẽ thúc đẩy chuyển đổi thương mại.
Ông Safdar Khan, Chủ tịch phụ trách các thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á, Mastercard cho hay, nghiên cứu mới nhất của Mastercard Impact Studies cho thấy, gần một nửa người tiêu dùng được hỏi ở Malaysia, Singapore và Thái Lan đã tăng cường sử dụng các dịch vụ mua sắm trực tuyến trong một tháng qua.
Cũng trong thời gian này, khoảng hơn 40% người tiêu dùng được hỏi ở Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cho biết họ đã sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà nhiều hơn trước đây. Khoảng 60-70% số người được hỏi đã giảm sử dụng tiền mặt, nhiều người đã thực hiện thanh toán không tiếp xúc thông qua thẻ và điện thoại thông minh nhiều hơn để hạn chế tiếp xúc với người khác. Có thể thấy, cách người dân tham gia vào hoạt động thương mại đã thay đổi, và sự thay đổi này sẽ còn tiếp tục diễn ra qua thời kỳ thực hiện phong tỏa và cách ly xã hội.
Theo ông Safdar Khan, trong giai đoạn khó lường như hiện nay, việc nắm bắt công nghệ chính là chiếc chìa khóa giúp duy trì sự ổn định và cân bằng. Dịch bệnh đã khiến chúng ta phải làm việc tại nhà thay vì đến cơ quan, phải tránh gặp gỡ nơi đông người hay phải thực hiện các hoạt động “không tiếp xúc” khác. Tuy vậy, điều này cũng đã đem lại một sự kết nối mạnh mẽ hơn bao giờ hết với ứng dụng công nghệ và đã khiến nhiều người phải nhanh chóng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Video đang HOT
Đối với nhiều người tiêu dùng ở Đông Nam Á, đại dịch COVID-19 đã khiến họ phải có những trải nghiệm lần đầu tiên với thương mại điện tử và đây lại là một bước ngoặt lớn. Trước đây, chúng ta đã quen với việc mua sắm truyền thống, chúng ta thường đi ra ngoài để mua sắm, tự đến siêu thị hay trung tâm mua sắm, dùng tiền mặt để thanh toán và sau đó đem hàng về nhà. Giờ đây, người tiêu dùng có trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới, có thể dễ dàng đặt và nhận hàng tận nhà ngay trong ngày, chỉ với vài bước chạm và quét dấu vân tay trên điện thoại thông minh. Và chi tiêu thương mại điện tử đang trong đà tăng trưởng nhanh, thậm chí ngay cả với những người lớn tuổi, vốn ưa thích mua sắm tại các cửa hàng và chợ truyền thống.
“Tại Mastercard, chúng tôi không chỉ trăn trở về những gì có thể được thực hiện tại thời điểm này để cải thiện việc thanh toán, mà chúng tôi còn đang trong quá trình khám phá tương lai của thương mại khi thương mại là một phần cuộc sống hàng ngày, cũng như các cách tiếp cận công nghệ tiên tiến, giúp mọi người phát triển dù trong mọi thời điểm thuận lợi hay khó khăn”, ông Safdar Khan chia sẻ.
Google bị tố lừa người dùng để thu thập dữ liệu
Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Úc (ACCC) đã cáo buộc Google tìm cách mở rộng lợi nhuận quảng cáo của mình bằng cách qua mặt người dùng, nhằm hợp pháp hóa việc tự ý sử dụng dữ liệu cá nhân.
Vụ kiện của ACCC cho thấy có thể chúng ta đang phải trả nhiều hơn cho Google
Theo ACCC - thuộc Bộ Tài chính Úc, người tiêu dùng lâu nay vốn vẫn trả tiền đều đặn cho các dịch vụ tưởng chừng "miễn phí" của Google bằng chính dữ liệu cá nhân của mình. Và với những thay đổi trong chính sách quyền riêng tư mới, Google đã và đang âm thầm "tăng giá" dịch vụ mà người dùng không hề hay biết.
Theo ZDNet, cơ quan này đã đệ trình một đơn kiện cáo buộc gã khổng lồ tìm kiếm tự ý mở rộng sử dụng dữ liệu cá nhân và chính sách bảo mật dù không nhận được sự đồng ý từ người tiêu dùng. Nội dung nêu rõ Google đang bị cáo buộc sử dụng thông tin cá nhân trong tài khoản Google của người tiêu dùng kết hợp với thông tin về các hoạt động của những cá nhân đó trên các trang web không phải của Google để hiển thị quảng cáo mặc dù không được sự đồng ý rõ ràng.
ACCC cho hay, "Điều này có nghĩa là ngay cả dữ liệu hoạt động trực tuyến tại những địa chỉ nằm ngoài Google của người dùng cũng đã bị liên kết với tên và những thông tin nhận dạng khác của họ, tất cả đều do Google nắm giữ. Trước đây, thông tin này vốn được giữ riêng biệt với tài khoản Google của người dùng, nghĩa là dữ liệu sử dụng không được liên kết với thông tin nhận dạng cá nhân".
ACCC cho rằng mọi hoạt động trên internet, dù là bên ngoài Google của chúng ta đều được nhận dạng và thu thập
Từ ngày 28.6.2016 đến ít nhất là tháng 12.2018, chủ tài khoản Google đã được nhắc nhấp vào "Tôi đồng ý" với thông báo bật lên từ Google nhằm mục đích giải thích cách họ dự định mở rộng việc sử dụng dữ liệu cá nhân để có được sự đồng ý từ người dùng.
Nội dung thông báo của Google viết: "Chúng tôi đã giới thiệu một số tính năng tùy chọn cho tài khoản của bạn, cho phép bạn kiểm soát nhiều hơn dữ liệu mà Google thu thập và cách nó được sử dụng, đồng thời cho phép Google hiển thị cho bạn nhiều quảng cáo phù hợp hơn". Thông báo này còn đi kèm với 2 tuyên bố: "Sẽ có thêm nhiều thông tin trong Tài khoản Google để giúp bạn dễ dàng xem xét và kiểm soát hơn" và "Google sẽ sử dụng thông tin này để làm cho quảng cáo trên web phù hợp hơn với bạn".
Theo cơ quan giám sát người tiêu dùng, thông báo "Tôi đồng ý" đã gây hiểu nhầm vì người tiêu dùng không thể hiểu đúng về những thay đổi mà Google đang thực hiện cũng như cách dữ liệu của họ được sử dụng như thế nào. Rod Sims, Chủ tịch ACCC nói: "Chúng tôi tin rằng nhiều người tiêu dùng, nếu được đưa ra một lựa chọn sáng suốt, có thể đã từ chối việc cho phép Google kết hợp và sử dụng một loạt thông tin cá nhân của họ vì lợi ích tài chính của Google". Cơ quan giám sát người tiêu dùng cũng cáo buộc Google đã đánh lừa người tiêu dùng về một bản cập nhật liên quan đến chính sách bảo mật của mình. Bản cập nhật đã thay đổi chính sách bảo mật với nội dung: "Tùy thuộc vào cài đặt tài khoản của bạn, hoạt động của bạn trên các trang web và ứng dụng khác có thể được liên kết với thông tin cá nhân của bạn để cải thiện các dịch vụ của Google và quảng cáo được cung cấp bởi Google".
Nội dung thông báo của Google
Chính sách bảo mật được cập nhật của Google cũng tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không giảm quyền của bạn theo Chính sách bảo mật này mà không có sự đồng ý rõ ràng của bạn". Ở điểm này, ACCC cáo buộc mặc dù Google nói rằng họ sẽ không giảm quyền của người tiêu dùng nếu không có sự đồng ý rõ ràng, thế nhưng Google vốn đã không rõ ràng về những thay đổi trong chính sách quyền riêng tư với người tiêu dùng.
"Chúng tôi đang thực hiện hành động này vì chúng tôi cho rằng Google đã đánh lừa người tiêu dùng Úc về những gì họ dự định làm với một lượng lớn thông tin cá nhân của họ, bao gồm cả các hoạt động trên các trang web vốn không được kết nối với Google. Việc sử dụng thông tin theo cách này cho phép Google tăng đáng kể giá trị của các sản phẩm quảng cáo của họ, từ đó thu về một lượng lớn lợi nhuận", ông Sims cho biết thêm.
Trong một diễn biến khác, Google cũng đang phải đối mặt với một vụ kiện khác từ ACCC cáo buộc Google lừa dối người dùng về cách thu thập dữ liệu vị trí trên thiết bị Android. Đối với vụ kiện này, ACCC cáo buộc trong năm 2017 và 2018, Google không thông báo cho người dùng cần vô hiệu hóa cài đặt lịch sử vị trí trong Android, cũng như cài đặt hoạt động của ứng dụng và web để ngăn Google lưu trữ dữ liệu vị trí.
Vào tháng 8 năm ngoái, ACCC cho biết họ đã có tới 5 cuộc điều tra, xem xét hành vi của Google và Facebook. Trong một phát ngôn hồi tháng 10, Chủ tịch ACCC nói: "Chúng tôi cáo buộc Google đã đánh lừa người tiêu dùng bằng cách im lặng về việc phải tắt các thiết lập này". Sau đó, Google lên tiếng cho rằng các khiếu nại của ACCC không phản ánh cách các thiết bị Android xử lý dữ liệu vị trí.
ACCC cũng đã đưa ra những lo ngại cạnh tranh sơ bộ về việc Google đề xuất mua lại Fitbit. Cơ quan này cho biết đang làm việc riêng với một bộ quy tắc ứng xử bắt buộc nhằm giải quyết sự mất cân bằng quyền lực giữa các nền tảng kỹ thuật số, trong đó bao gồm Google và các công ty truyền thông.
Tỷ phú Jeff Bezos lập kỷ lục khi kiếm được 13 tỷ USD chỉ trong một ngày Đã giàu còn giàu hơn. Tỷ phú Jeff Bezos đã có thêm 13 tỷ USD giá trị tài sản chỉ trong một ngày thứ hai. Đây là số tiền lớn nhất từ năm 2021, mà một cá nhân có thể kiếm được chỉ trong một ngày. Giá cổ phiếu của Amazon đã tăng 7,9% trong hôm thứ hai, mức cao nhất kể từ...