Ký ức tuổi thơ tôi: Giá trị của tình yêu thương
Cuộc sống thường ngày cứ trôi theo năm tháng, có những hạnh phúc bước qua cuộc đời rồi cũng trôi đi…
Ai sinh ra lớn lên trong đời đều phải trải qua những quy luật của cuộc sống ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, làm việc, yêu thương, lập gia đình và sinh con đẻ cái cuối cùng là về già. Tôi cũng không phải là người ngoại lệ.
Ảnh minh họa.
Nói về cuộc đời tôi đến hiện tại bây giờ đều trải qua ngọt bùi, hạnh phúc, chia xa đều đã được nếm thử, nhưng với sự yêu thương mang lại cho tôi nhiều kỷ niệm nhất.
Tôi sinh ra cũng giống như bao đứa trẻ bình thường khác nhưng điều khác biệt của tôi là được sinh ra ở nông thôn và trưởng thành ở thành phố.
Tôi vẫn nhớ như in hồi học cấp một của một tỉnh ở vùng núi nông thôn phía Bắc. Trường tôi học thuộc một thôn của xã ở thời gian đấy vật chất cuộc sống ở đấy thật sự khó khăn thiếu thốn.
Chỉ có những bộ bàn ghế gỗ được các bác thợ mộc ở đấy đóng lại, xung quanh được quây lại bằng những vách lứa, thời điểm tôi sống ở đấy khó khăn nhất chắc là điện và đường giao thông đi lại.
Các giáo viên ở xã được cử tới dạy chúng tôi cũng phải băng qua những cánh rừng, đường đất với với khoảng cách tầm 6-7km, nếu mùa mưa xuống các thầy cô giáo đem được con chữ tới với chúng tôi cũng không phải điều đơn giản.
Cuộc sống học tập của tôi cứ trôi đi lặng lẽ sáng cắp sách tới trường, chiều về chăn trâu cắt cỏ cứ thế trôi theo năm tháng, rồi việc gì đến cuối cùng cũng đến, đến bây giờ tôi nghĩ chắc có lẽ số phận đã an bài.
Chỗ tôi ở đấy có dự án xây dựng thủy điện, nhà tôi nằm trong lòng hồ thủy điện nên bắt buộc phải di chuyển đến một nơi khác. Gia đình tôi không đi theo những hộ dân ở đó đến một nơi mới đã được phân đất, mà đi tự do đến với mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, với những vườn cà phê bạt ngàn.
Gia đình tôi đã phải chia xa, tôi cùng bà, mẹ và chị gái tôi chuyển vào Tây Nguyên sinh sống. Còn bố tôi ở ngoài để giải quyết các thủ tục trước khi gia đình đoàn tụ.
Vào Tây Nguyên sinh sống, ở một tỉnh thành lạ lẫm, tôi cũng có chút sợ hãi vì ở đấy mình không quen ai cả, môi trường sống hoàn toàn thay đổi, chỗ tôi trước kia ở có thấy xe máy đâu? giờ đi ra ngoài đường thấy chiếc xe máy cứ chạy vèo vèo khiến tôi càng sợ hơn không dám bước chân ra đường, lại còn phải sống trong hoàn cảnh gia đình mỗi người một nơi.
Ảnh minh hoạ.
Tôi với chị sống nhờ nhà anh trai mẹ tôi ở dưới huyện để tiện đi học còn mẹ và bà tôi sống ở trên phố. Cái cảm giác sống xa cha mẹ thật khó diễn tả, nhiều lúc đang ngồi học bài tự dưng nước mắt lại chảy vì nhớ.
Có những lúc cảm thấy tủi thân và luôn hỏi bao giờ mình được gặp lại cha mẹ rồi chạy ra ngoài đường hướng về trên phố, nhìn phía xa mà cũng không thấy bóng dáng người đâu.
Nhiều khi ngóng đợi cũng có lúc được gặp cha mẹ, cứ nhìn cha mẹ nước mắt lại rơi, lại phải chạy ra sau vườn cà phê vì không muốn ai nhìn thấy mình khóc vì hạnh phúc.
Có người bảo, cha mẹ mày tới thăm mày sao mày lại chạy ra đây, không nhớ cha mẹ mày à? nhưng người ta có hiểu được rằng lúc đấy tôi đang rất hạnh phúc, hạnh phúc không thể nói thành lời, chỉ có sự nghẹn ngào với hai hàng nước mắt.
Rồi cuối năm đấy tôi cũng được lên phố sống cùng với mẹ vì thủ tục học tập của tôi cùng với chị được chuyển lên một trường trên phố, cha tôi lại đi ra Bắc để lo giấy tờ thủ tục.
Lại một lần nữa tôi lại sống trong sự sợ hãi, tôi chưa bao giờ sống ở một môi trường ở thành phố môi trường sống nó nhộn nhịp lắm, xe cộ cứ lối đuôi nhau để đi, có khi từ bên này đường sang bên kia đường tôi cũng không dám bước sang, lại học một ngôi trường mới những người bạn xa lạ chưa gặp bao giờ. Nhưng dần dần ở đấy tôi lại quen, bắt đầu thích nghi dần với môi trường mới.
Sau ba năm học nữa, gia đình tôi mới được đoàn tụ, cha tôi vào sống với mẹ con tôi, gia đình tôi cũng mua được mảnh đất, xây nên một ngôi nhà.
Video đang HOT
Mặc dù ngôi nhà cấp bốn bình thường nhưng với gia đình tôi đó là ngôi nhà hạnh phúc, vì chính ngôi nhà này là nơi gia đình tôi đoàn tụ, sống những tháng ngày đời thường ngập tràn tiếng cười và hạnh phúc.
Sau này chị tôi lấy chồng ở ngoài Hà Nội, tôi học hết cấp ba bố mẹ động viên tôi nên ra ngoài Hà Nội tiếp tục học tập, có chị có em chăm sóc cho nhau để bố mẹ yên tâm hơn nên tôi quyết định nghe theo lời bố mẹ và ra Hà Nội học tập.
Rồi tôi cũng ra trường và kiếm được công việc ở ngoài Hà Nội, nhưng cũng chính từ đây cuộc đời tôi lại bước sang một trang mới, với sự chia xa.
Tôi làm việc được thời gian, trong cùng một năm bà nội và bố tôi đều mất. Tôi nhớ lại khi bố tôi ra Hà Nội khám bệnh, khi biết mình bị bệnh nặng không thể qua khỏi. Bố tôi đã nói với chị em tôi: “Không được cho mẹ con biết vì không thể để cháy nhà hai đầu, cháy nhà hai đầu sẽ không dập được, nếu mẹ con biết tin bố như thế mẹ ở nhà một mình sẽ ngã gục xuống đấy”. Mặc dù biết mình bị bệnh nặng như thế bố tôi không gục ngã, không bi quan, không cáu gắt vẫn cứ lạc quan để sống vẫn luôn nghĩ cho vợ và các con.
Chỉ khi có tình yêu thương chân thành xuất phát từ trái tim con người ta mới không nghĩ cho bản thân mà luôn nghĩ cho những người xung quanh.
Sau khi bố mất, mẹ con con tôi lo công việc cho bố xong, tôi lại ra ngoài Hà Nội làm việc chỉ còn mẹ tôi ở nhà một mình. Tôi ra Hà Nội được một thời gian, để mẹ ở nhà một mình thấy không an lòng, sợ mẹ suy sụp nhiều hơn.
Tôi đã quyết định từ bỏ công việc của mình đang làm và để về với mẹ, động viên tinh thần cho mẹ không để mẹ gục xuống. Tinh thần mẹ tôi lúc đấy suy sụp rất nhiều, có nhiều khi còn không ăn, chỉ khóc vì nhớ chồng, thương con.
Một thời gian sau, tinh thần mẹ tôi đã ổn định trở lại, tôi lại quyết định một lần nữa ra ngoài Hà Nội lập nghiệp với mong muốn đưa mẹ ra ngoài này để đoàn tụ với hai chị em.
Cuộc sống gia đình tôi lại bắt đầu chia xa, lại mỗi người một nơi. Khi xa mẹ như thế tôi đã phải nhờ anh em hàng xóm qua lại với mẹ, động viên, mẹ cố gắng vượt qua khó khăn.
Giờ ở xa mẹ, khi màn đêm buông xuống, không gian yên tĩnh, vắng lặng nhớ về mẹ nhiều hơn, nước mắt lại chảy. Có những lúc nhớ mẹ quá lại cầm điện thoại gọi về để nghe được tiếng mẹ thân thương.
Nhiều khi nghĩ tại sao mình khóc, có phải yêu quá mà khóc? Có phải thương quá mà khóc?
Cũng chính vì sự chia xa tôi mới hiểu được thể nào là tình yêu thương, về giá trị của nó, tôi càng trân trọng nó nhiều hơn. Tình cảm phải tự nguyện, xuất phát từ trái tim mình.
(Ký ức được ghi lại theo kỷ niệm của tác giả)
Phạm Duy
Theo phapluatplus.vn
Sốc với đứa trẻ lên núi tìm vàng và lựa chọn 'loại bỏ tình thân'
Câu chuyện dưới đây được kể lại bởi một chiến sỹ Biên phòng. Cùng suy ngẫm về cuộc sống!
Trên chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi, có tôi và những người trong một gia đình, gồm có bà ngoại, mẹ và 3 đứa con. Một đứa tên Khánh (11 tuổi), một đứa tên Duy (8 tuổi) và bé gái tên Linh (6 tuổi).
Tôi là người quen gia đình này, công tác miền núi, rõ đường, nên tình nguyện làm tài xế!
Câu chuyện tranh cãi trên xe khiến chúng ta phải suy ngẫm nhiều điều về cuộc sống (Ảnh minh họa)
Gia đình đi tham quan một điểm ở Tây Bắc. Đường đi khó, tôi lái chậm và kể chuyện chống say xe cho bọn trẻ. Tôi đùa:
- Lần này không chỉ đi chơi mà còn vào núi lấy vàng nữa đấy các cháu nhé.
Cu Khánh nhanh nhảu:
- Mình được lấy bao nhiêu hả chú?
Tôi nói đại:
- Khoảng một bao tải. Thoải mái sống cả đời sung sướng cháu ạ.
Xe chạy qua những khúc cua, một bên vực sâu, một bên núi rừng trùng điệp. Tôi chỉ tay về một quả núi bị đào nham nhở, nói:
- Vàng ở đấy. Các cháu nhìn đi.
Ba đứa trẻ trầm trồ, bàn cách lấy vàng. Đứa thì hỏi xem có bao tải không. Đứa thì bảo đựng ở ba lô du lịch. Đứa thì bảo bỏ lên xe, không cần đựng. Không khí vui vẻ. Mẹ bọn trẻ biết tôi đánh lạc hướng để chúng đỡ say xe nên tham gia câu chuyện.
- Vàng nhiều thế, các con vác sao nổi. Có muốn vào lấy không?
Cu Khánh bảo:
- Có vàng rồi, mình thuê người vác, lo gì mẹ. Ta vào lấy đi.
Thấy bọn trẻ quả quyết, tôi hơi lo. Nếu không đưa chúng vào đó thì mình thành người nói dối. Chúng càng ngày càng quan tâm đến vàng. Tôi vừa lái xe, vừa suy nghĩ. Bỗng một ý tưởng vui nảy ra, hy vọng khiến bọn trẻ nản, bỏ ý định vào núi lấy vàng.
Tôi nói:
- Nhưng đường vào núi vàng hiểm trở, nguy hiểm lắm. Ở đây có luật là phải bỏ lại 2 người mới được vào núi lấy vàng. Các cháu có quyết đi nữa không?
Cả xe im lặng. Bà ngoại và mẹ bọn trẻ cười, chắc nghĩ chúng sẽ bỏ ý định vào đó lấy vàng. Không khí im lặng một lúc thì Khánh lên tiếng:
- Bắt buộc bỏ lại 2 người hả chú?
Bà ngoại cười to: "Hay bỏ lại bà đi". Mẹ chúng có vẻ hồi hộp: "Xem vàng nặng hay người nặng đây". Một lúc sau, Khánh lên tiếng:
- Bỏ lại Duy và bà ngoại đi!
Tôi giật mình, khựng tay lái. Xe bò qua những đoạn khó. Tôi sốc với cách lựa chọn của Khánh và sự lựa chọn này chắc chắn khiến những người bị loại bị tổn thương. Chưa cần hỏi sâu vì sao bỏ lại bà ngoại và em Duy, chỉ cần lựa chọn như thế cũng đủ thấy vàng quan trọng với Khánh thế nào. Tôi tìm một chỗ trống đỗ xe để thay đổi không khí. Tuy không nhìn ra phía sau, nhưng tôi biết bà ngoại và mẹ Khánh đang buồn, dù biết đây là trò đùa. Bỗng cu Duy lên tiếng, không khí căng hẳn lên:
- Anh nhớ đấy. Anh bỏ lại em. Từ này không còn anh em gì nữa hết. Em không chơi với anh nữa.
Tôi đỗ xe, mời mọi người xuống ngắm cảnh và "giải quyết nỗi buồn". Tôi thấy câu chuyện đùa bỗng trở thành tình huống thử thách khốc liệt. Tôi nhìn thấy bà ngoại bọn trẻ buồn buồn. Mẹ chúng thì biểu hiện rõ hẳn trên mặt. Tôi nhìn về phía Khánh. Cu cậu 11 tuổi mà lớn tướng, nét mặt thông minh và láu.
Bất ngờ, Khánh nói với Duy.
- Lấy vàng xong anh quay lại đón bà ngoại và em.
Em không tin. Em không chơi nữa. Bà ngoại ở lại hổ ăn thịt thì sao. Đây toàn rừng, anh không thấy à.
Bà ngoại bọn trẻ lại xoa đầu cả hai:
- Thôi hai cháu, không cãi nhau nữa. Mình có nhiều cách mà. Ví dụ mượn xe to hơn, chở được nhiều người hơn rồi quay lại lấy. Vậy là không phải bỏ lại ai cả.
Cu Khánh nói như gắt với bà:
- Nhưng người ta yêu cầu bỏ lại 2 người, chứ có yêu cầu lấy xe to hơn đâu.
Mẹ giận cu Khánh ra mặt:
- Vì vàng mà con bỏ em và bà ngoại sao? Con có thể không lấy vàng mà. Sao có thể bỏ người thân chỉ vì vàng hả con trai!
Nói xong, chị ra hiệu với tôi ra chỗ vắng nói chuyện riêng.
Anh thấy đấy. Chỉ vì vàng mà anh em bất hòa. Rất buồn lòng nhưng tình huống anh đặt ra đã giúp em biết đứa tốt, đứa xấu mà có cách dạy cho phù hợp. Em sẽ quan tâm thằng Khánh hơn. Nó lựa chọn khiến tôi thấy sợ anh ạ. Tôi không dám hỏi vì sao nó bỏ lại bà ngoại và em Duy nữa!
Tôi trấn an:
- Cũng là tình huống vui mà chị. Nếu mình hỏi thêm có khi nó sẽ có phương án tốt hơn. Do mình đưa ra tình huống sốc quá, nó buộc phải chọn, theo kiểu trắc nghiệm thôi. Trẻ con, nó không nghĩ sâu xa thế, chị đừng lo lắng.
Chị ta lắc đầu rồi đi về phía bà ngoại. Có lẽ là động viên bà. Tôi để cho họ có khoảng riêng.
Xong lên xe. Tôi mở nhạc nhẹ nhàng để mọi người thư giãn và cũng để giúp mình nghĩ ra cách cứu gia đình này ra khỏi không khí trầm lắng. Hơn nữa, tôi phải dạy cho cậu Khánh này bài học. Một ý nghĩ sáng lên và tôi bắt đầu nói khi Khánh tiếp tục nhắc "đi lấy vàng thôi chú":
Trên đó có vàng, nhưng các cháu không lên đó được nữa. Trước đây, đã có một gia đình lên được đó. Gia đình ấy đi cùng nhau và không bỏ lại ai cả. Họ sát cánh vượt nhiều khó khăn khiến ông chủ giữ khu vàng ấy cảm động nên cho họ mang vàng về sống vui vẻ bên nhau. Câu hỏi: "Phải bỏ lại 2 người để được lên núi lấy vàng, bạn bỏ ai?" giống như một mật mã. Trả lời sai sẽ không được lên núi vàng. Khánh quyết định bỏ lại bà ngoại và em trai, đó là đáp án sai. Câu trả lời đúng là: "Vàng quan trọng, nhưng tình nghĩa gia đình quan trọng hơn. Nếu đi thì cũng nhau đi, hoặc không cần vàng"...
Cu Duy nãy giờ ấm ức vì bị anh quyết bỏ lại, nghe vậy lại reo lên:
- Thấy chưa, nếu em, em không cần vàng. Em cần bà, cần mẹ và mọi người. Anh sai rồi...
Bà ngoại vui lên một chút khi có cháu Duy tình cảm, trọng nghĩa tình. Bà nói:
- Thôi chuyện lên núi lấy vàng bỏ qua đi. Chúng ta đã chọn đáp án sai. Giờ Khánh và Duy bắt tay nhau đi. Tình cảm anh em mới quan trọng, sau này các cháu phải đoàn kết thì mới thành công như câu chuyện cùng nhau lên núi lấy vàng. Nếu bỏ rơi nhau lại chỉ vì vàng, vì tiền, các cháu chẳng những sẽ không có tiền, không có vàng mà còn mất tình anh em. Hiểu chưa các cháu?
Khánh quay sang Duy: "Anh xin lỗi em". Duy bảo: "Em không giận anh nữa...". Mẹ bọn trẻ cũng như vừa trút được gánh nặng:
- Sau này Khánh đừng bỏ lại ai. Chỉ có yêu thương mọi người mới được đền đáp con trai nhé!
Đúng là cuộc sống muôn màu. Đến khi đối diện núi vàng mới biết lòng người! May mà còn cứu vãn được, khi nó chỉ là giả thuyết, là chuyện vui!
Giang Sáng
Theo GĐVN
Phụ nữ cần được yêu thương nhiều hơn Từ trước đến nay, chúng ta đã được thưởng thức biết bao nhiêu tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ. Và dường như mỗi lần chúng ta lắng lòng "chạm" vào những miền cảm xúc đặc biệt ấy là mỗi lần ta thêm yêu thương hơn những người phụ nữ bên mình. Ảnh minh...