Kỹ sư trẻ gắn bó với cây thuốc nam
Tốt nghiệp ngành kiến trúc nhưng Trà Quang Nhất Việt (thôn Đại An, xã Đại Lãnh, Đại Lộc) lại chọn về quê hỗ trợ cha là lương y Trà Quang Doan trong việc phát triển sản phẩm thuốc nam của gia đình.
Gai đình anh Nhất Việt đầu tư nhiều loại máy móc để bào chế thuốc nam. Ảnh: H.L
Trà Quang Nhất Việt sinh ra trong gia đình có truyền thống gắn bó với nghề chữa bệnh bằng thuốc nam. Sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, anh dành thêm 3 năm để tiếp tục theo học y sĩ đa khoa của Trường Cao đẳng Phương Đông (Đà Nẵng). Khi đã có tấm bằng trên tay, anh về quê học hỏi, nghiên cứu về cây thuốc.
“Ngày còn nhỏ, tôi thường theo cha vào rừng hái thuốc. Bây giờ, cây thuốc gì trồng được, gia đình tôi liên kết với người dân xung quanh trồng để chủ động nguyên liệu. Tất nhiên, chúng tôi vẫn thiên về cây thuốc nam có trong tự nhiên bởi dược tính của nó luôn tốt hơn” – Nhất Việt tâm sự.
Thời gian qua, Nhất Việt không ngừng tìm tòi, lĩnh hội các bài thuốc, phương thức quý. Theo anh, trong tự nhiên có cả một kho tàng cây thuốc nam với dược tính ít ai ngờ tới.
Ví như cây chìa vôi giúp chữa thoát vị đĩa đệm, cột sống thắt lưng; cây mã đề có tác dụng chữa mát gan; cây bù xít chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng…
Nhờ trang bị được nhiều loại máy móc như máy sáy, máy sao thuốc nên gia đình anh bảo quản cây thuốc khá tốt, giúp giữ được dược tính của thuốc. Ngoài ra, anh cũng mày mò nghiên cứu, điều chế một số sản phẩm từ các bài thuốc nam gia truyền thành viên uống, dung dịch uống, hít, xịt… tiện lợi cho người sử dụng.
Hiện, cơ sở thuốc nam của ông Trà Quang Doan và anh Trà Quang Nhất Việt đã chủ động ứng dụng nhiều loại thiết bị, máy móc trong sơ chế, điều chế, tinh chế các loại cây thuốc nam.
Gia đình anh đã bào chế thành công 4 loại viên gồm viên nga truật chữa bệnh đau dạ dày, đau bụng kinh; uất kim trị đau dạ dày, xơ gan; hay viên xuyên tâm liên, viên hà thủ ô. Về trà thì có trà túi lọc, trà gừng; bột ngâm chân chữa đau khớp, phong thấp…
Đặc biệt, sản phẩm bột ngâm chân Tâm Việt của gia đình từng được Hội Nông dân huyện Đại Lộc hỗ trợ trưng bày, quảng bá tại các hội chợ trong và ngoài huyện.
Tác dụng của sản phẩm là hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, phong tê thấp, suy giãn tĩnh mạch, thần kinh tọa, thư giãn, giảm đau cho các cơ và ổ khớp.
Video đang HOT
Mỗi lần sử dụng một túi pha với 1 lít nước sôi cho dược liệu ngấm, để nước ấm ngâm chân 15 – 20 phút. Bột ngâm chân Tâm Việt đã được Trà Quang Nhất Việt đăng ký tham gia chương trình OCOP trong năm 2024 với mục tiêu quảng bá sâu rộng ra thị trường…
4 loại ung thư hay gây đau lưng nhất, cách nhận biết
Đau lưng thường do các vấn đề về xương khớp như chấn thương, khuân vác nặng hoặc vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hoặc đau thần kinh tọa.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng 60-70% người từng bị đau thắt lưng, theo chuyên trang Medical News Today.
Tiến sĩ Marilyn Norton, bác sĩ chuyên khoa ung thư từ Trung tâm Y tế Sharp Chula Vista (Mỹ), cho biết: Đau lưng không phải là triệu chứng phổ biến của ung thư.
Nhưng có một số loại ung thư có thể gây đau lưng như một triệu chứng ban đầu. Vì vậy, nhận ra cơn đau lưng có thể chỉ ra ung thư là rất quan trọng.
Nếu bị đau lưng kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, cần phải đi khám ngay. Đặc biệt, cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm với cơn đau lưng để nhận biết.
Sau đây là một số loại ung thư có thể gây đau lưng.
Một số loại ung thư có thể gây đau lưng như một triệu chứng ban đầu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ung thư phổi
Khoảng 25% người bị ung thư phổi bị đau lưng. Điều này là do một khối u trong phổi có thể chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh thành ngực và cột sống, theo trang tin Sharp.
Các dấu hiệu ung thư phổi đi kèm với cơn đau lưng bao gồm ho ra máu, khó thở dai dẳng, đau khi thở hoặc ho, ho kéo dài trở nên trầm trọng hơn và ho kéo dài từ 2 tuần trở lên.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, cần phải đi khám ngay.
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau lưng, nhưng nó không phải là một triệu chứng điển hình, theo Medical News Today.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội ung thư của Mỹ American Cancer Society, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn đôi khi di căn đến xương.
Khoảng 60% người bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối sẽ bị đau ở cột sống, xương sườn và hông do di căn xương, theo Medical News Today.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ung thư bàng quang
Đau ở lưng dưới có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.
Theo trang web của Trường Y Yale (Mỹ) Yale Medicine, đau lưng dưới thường là dấu hiệu của ung thư bàng quang giai đoạn muộn. Nếu đau lưng kèm theo các dấu hiệu khác như tiểu nhiều lần, tiểu ra máu và đau khi đi tiểu, cần đi khám ngay lập tức, theo tờ Times Of India.
Ung thư cột sống
Nếu khối u ở phần dưới cột sống, nó có thể gây đau ở lưng dưới.
Một số triệu chứng tiềm ẩn khác của ung thư cột sống bao gồm yếu cơ, đi lại khó khăn, tê liệt, theo Medical News Today.
Theo thời gian, cơn đau này có thể tăng lên và cũng có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể như hông, chân, bàn chân hoặc cánh tay.
Ung thư tuyến tụy
Một triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy là đau âm ỉ ở vùng bụng hoặc lưng trên, cơn đau đến và đi. Điều này có thể là do một khối u ở thân hoặc đuôi tuyến tụy đè lên cột sống.
Cơn đau có thể bắt đầu từ vùng bụng giữa và lan ra sau lưng. Đau có thể tồi tệ hơn khi nằm và thường giảm bớt khi nghiêng người về phía trước. Nếu bị đau lưng như trên hãy đi khám ngay.
Các triệu chứng khác của ung thư tuyến tụy là vàng da vàng mắt, nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu, nhờn dính, ngứa, giảm cân. Khi khối u lan rộng đè lên dạ dày hoặc hệ tiêu hóa, có thể gây chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đầy hơi hoặc sưng ở bụng, mệt mỏi, theo trang web của Trường Y Johns Hopkins (Mỹ) Hopskins Medicine.
Ung thư di căn
Trong một số trường hợp, ung thư có thể di căn đến cột sống.
Các triệu chứng của ung thư di căn sẽ khác nhau tùy vào kích thước và vị trí của các khối u di căn. Các khối u ảnh hưởng đến xương ở đáy cột sống có thể gây đau ở lưng dưới.
Một số loại ung thư có thể di căn đến cột sống, bao gồm ung thư vú, ung thư tinh hoàn và ung thư đại tràng, theo Sharp.
Giảm nguy cơ ung thư
Theo WHO, khoảng 30-40% nguy cơ ung thư có thể là do các yếu tố lối sống.
Một số lựa chọn lối sống lành mạnh để giảm nguy cơ ung thư bao gồm ăn một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý và không hút thuốc, giảm uống rượu.
Chế độ ăn khi bị đau cổ vai gáy Đau cổ vai gáy liên quan đến cấu trúc xương khớp, vì vậy ngoài việc dùng thuốc và vật lý trị liệu thì một chế độ ăn uống cân bằng, ưu tiên các thực phẩm chống viêm và các khoáng chất cần thiết cho xương khớp cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh, giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả. 1....