Kỹ sư phần mềm dễ giàu hơn vận động viên thể thao
Các số liệu thu thập được tại Mỹ chỉ ra rằng thu nhập của các vận động viên chưa hẳn đã cao hơn kỹ sư phần mềm, trong khi tỷ lệ thành công lại thấp hơn.
Theo Forbes, trong năm 2016, vận động viên bóng rổ LeBron James có thu nhập 77 triệu USD, Ronaldo 88 triệu USD, Messi 81 triệu USD.
Trong giải đấu bóng bầu dục NFL tại Mỹ, tuổi nghề trung bình của vận động viên là 3,5 năm, tổng thu nhập tiềm năng là 3,1 triệu USD. Trong giải đấu bóng chày MLB, tuổi nghề trung bình là 5,6 năm, thu nhập khoảng 2,91 triệu USD. Với giải đấu bóng rổ NBA, sự nghiệp vận động viên kéo dài trung bình khoảng 4,8 năm, thu nhập khoảng hơn 12 triệu USD.
Theo website việc làm Paysa, các số liệu thu thập được tại Mỹ chỉ ra rằng thu nhập của các vận động viên chưa hẳn đã cao hơn kỹ sư phần mềm, trong khi tỷ lệ thành công lại thấp hơn.
Ngoài ra, không phải ai cũng có thu nhập cao như trên bởi con đường để trở thành vận động viên chuyên nghiệp rất khó. Ngoài năng khiếu bẩm sinh, mỗi người cần tập luyện nhiều với các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi… khiến tỷ lệ người trở thành vận động viên chuyên nghiệp rất thấp.
Muốn trở thành triệu phú, hãy trở thành kỹ sư phần mềm thay vì vận động viên thể thao. Ảnh: Fastcompany.
Còn nếu trở thành một kỹ sư phần mềm, tỷ lệ chấp nhận sinh viên tại các trường kỹ thuật là 63 trên 100, tỷ lệ sinh viên kỹ thuật tốt nghiệp là 6 trên 10 và sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm là 97 trên 100.
Video đang HOT
Với tuổi nghề trung bình lên tới 40 năm, mỗi kỹ sư phần mềm có thể thu nhập hơn 5 triệu USD, mức lương trung bình mỗi năm là 125.418 USD trong suốt sự nghiệp. Chưa kể nếu được nhận vào các công ty lớn như Facebook và làm việc lâu dài, mức thu nhập lên tới 13,5 triệu USD, hay tại Google là 10,6 triệu USD.
Đại Việt
Theo Zing
Lập trình viên, người hùng hay tội đồ?
Những ngày vừa qua, Bill Sourour - giảng viên kiêm lập trình viên người Canada khiến cả giới công nghệ xôn xao với bài viết về mặt trái công việc "đáng mơ ước" của mình.
Bill Sourour bắt đầu câu chuyện bằng việc nhớ lại quãng thời gian khi mới ra trường, anh chàng được giao thiết kế trang web cho một công ty dược phẩm có tiếng với mục tiêu quảng cáo sản phẩm làm đẹp mới nhất. Chuyện không có gì đáng nói cho đến khi xuất hiện những trường hợp người dùng tự tử vì trầm cảm sau khi sử dụng loại thuốc này. Dù chuyện xảy ra đã lâu, cảm giác tội lỗi vẫn đeo bám Sourour.
Lập trình viên đang vô tình tiếp tay cho cái ác? Ảnh: Business Insider.
Sát nhân mang tên "lập trình viên"
Diễn giả nổi tiếng - Robert Martin đã có buổi chia sẻ nghiêm túc về chủ đề này. Ông khẳng định: "Tương lai phát triển của nền văn minh loài người, phần lớn phụ thuộc vào công việc của lập trình viên".
Từ việc mua bán hàng hóa, sử dụng điện thoại đến lái xe ôtô và thậm chí là đi máy bay bay... Tất cả đều thực hiện dưới sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng. Chỉ cần một lỗi nhỏ xảy ra, số lượng tử vong có thể lên đến hàng trăm người.
Bill Sourour: Sai lầm của chúng ta đang vô tình tước đoạt mạng sống của những người dân vô tội.
Martin cho rằng trong tương lai, giới lập trình viên sẽ sớm phải chịu trách nhiệm với những gì mình gây ra. Ông dẫn chứng: "Trong vụ lùm xùm gian lận khí thải của Volkswagen, CEO Michael Horn từng đổ lỗi cho các kỹ sư phần mềm tự ý hành động tại buổi điều trần Quốc hội. Dù sau đó Horn đã từ chức vì bị các công tố viên cáo buộc tội cố gắng che đậy".
Theo Martin: "Thực tế, chính những chuyên gia công nghệ là người viết ra mã code cho phần mềm xử lý khí thải. Bản thân họ cũng biết hành động của mình là phạm pháp."
Lời thú tội của người trong cuộc
Sau khi bài viết về nỗi "hổ thẹn" của Sourour được đăng trên trang Hacker News và Reddit, những lời thú nhận của giới công nghệ về công việc trái đạo đức, thậm chí là phi pháp mà họ từng làm đồng loạt xuất hiện.
Từ việc viết phần mềm theo dõi người dùng cho đến việc gian lận trong quảng cáo khi sử dụng kênh radio khẩn cấp nhằm tiếp cận khách hàng nhanh hơn hay sao chép ý tưởng của đối thủ... tất cả đều được phơi bày trước ánh sáng.
Thậm chí, có lập trình viên từng phải khước từ khách hàng vì lý do đạo đức khi người này yêu cầu viết phầm mềm trò chơi cờ bạc trá hình dành cho trẻ em.
Tuy nhiên, nếu một người từ chối, sẽ có người khác làm thay. Hoặc Sourour, hoặc chúng ta, không ai có thể chặn đứng hoàn toàn những hành vi trái pháp luật này lại nếu thiếu vắng sự tự nguyện từ những người trong cuộc.
"Tài năng" phải đi liền với "đạo đức"
Tại các trường đại học giảng dạy bộ môn công nghệ thông tin, đạo đức khi hành nghề là một môn học bắt buộc đối với các sinh viên nếu muốn tốt nghiệp. Giáo trình chính được sử dụng là cuốn "A Gift of Fire: Social, Legal, and Ethical Issues for Computing Technology" của tác giả Sara Baase.
Thế nhưng, phần lớn những lập trình viên ngày nay đều không qua một trường lớp nào. Họ tự học hoặc tham gia các khóa đào tạo trực tuyến vì ưu điểm tự do, không bị bó buộc về mặt không gian và thời gian.
Vì vậy, Sourour khi kết thúc bài viết đã đưa ra lời kêu gọi các đồng nghiệp cùng những cá nhân, tổ chức hoạt động trong giới công nghệ nâng cao tinh thần tự giác, trau dồi đạo đức bản thân trước khi hành nghề. Bởi "công việc của các bạn có thể ảnh hưởng đến mạng sống và tương lai của người khác".
Minh Minh
Theo Zing
Nơi làm việc lớn nhất miền Trung của kỹ sư phần mềm Tòa nhà FPT Complex Đà Nẵng, thuộc dự án FPT City, là công trình văn phòng làm việc xanh đầu tiên ở Việt Nam và là nơi tập trung kỹ sư phần mềm lớn nhất miền Trung với số lượng lên đến 10.000 chỗ ngồi vào năm 2020. Tòa nhà FPT Complex Đà Nẵng khánh thành giai đoạn 1 sáng 22/4. Đây là...