Kỹ sư nghỉ việc vì không chịu nổi Facebook
Gã khổng lồ truyền thông xã hội đang đối mặt với những phản ứng dữ dội của nhân viên xoay quanh vấn đề kiểm duyệt nội dung.
Hôm 8/9, Ashok Chandwaney, một kỹ sư phần mềm của Facebook, đã xin nghỉ và công khai tố cáo công ty nơi mình làm việc có hành vi “trục lợi dựa trên sự thù ghét”.
Nội dung chi tiết quyết định nghỉ việc của Chandwaney được The Washington Post ghi lại. Anh đồng thời công bố một bản sao lá thư trên bảng tin dành cho nhân viên nội bộ của Facebook.
Facebook từng quyết định không gỡ bài đăng chứa nội dung kích động bạo lực của ông Trump nhắm vào người biểu tình ở Mỹ.
Trong bức thư, Chandwaney đã chỉ ra những bất cập cũng như thất bại của mạng xã hội lớn nhất thế giới trong việc kiểm duyệt các nội dung trái với chính sách của công ty. Gần đây nhất là sự kiện một nhóm dân quân kêu gọi bạo lực chống lại người biểu tình ở Kenosha, Mỹ, hay việc Facebook chọn giữ lại bài đăng có nội dung kích động bạo lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kể từ khi CEO của công ty Mark Zuckerberg tuyên bố sẽ không gỡ phát ngôn của ông Trump, đã có ít nhất 3 nhân viên làm việc tại Facebook quyết định từ bỏ công việc. Trong vài năm trở lại đây, mạng xã hội này liên tục vướng phải những bê bối như tạo điều kiện cho thế lực nước ngoài can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, sự kiện Cambridge Analytica hay cuộc diệt chủng tại Myanmar. Làn sóng bất bình trong nội bộ công ty cứ thế mà hình thành nên.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên vấn đề kiểm duyệt nội dung của Facebook gây tranh cãi và mâu thuẫn với tôn chỉ hoạt động của công ty.
“Tôi quyết định nghỉ việc vì không thể đóng góp sức lực cho một tổ chức tìm kiếm lợi ích thông qua sự thù ghét ở Mỹ cũng như trên toàn cầu. Facebook có vẻ như không tìm được giá trị kinh doanh cần có để theo đuổi những chiến lược xóa bỏ sự thù hận khỏi nền tảng”, Chandwaney chỉ trích.
Tuy Facebook những tháng gần đây đã có một số nỗ lực ngăn chặn ngôn từ thù địch và nội dung tôn vinh bạo lực, Chandwaney cho biết những động thái này dường chỉ để quảng bá hình ảnh và anh hoàn toàn vỡ mộng khi nhắc đến sứ mệnh “xây dựng giá trị xã hội” của công ty.
“Tôi đã phải nghe rất nhiều lời giải thích không thỏa đáng về những công việc tôi đang làm ở đây. Suy cho cùng, các quyết định đều phụ thuộc vào giá trị kinh doanh”, Chandwaney nhận xét.
Theo Business Insider, kỹ sư phần mềm là một trong những vị trí được săn đón và trả lương cao nhất tại Facebook hiện nay.
Rashad Robinson, Chủ tịch của Color of Change, một nhóm hoạt động nhằm gây áp lực buộc Facebook có lập trường kiểm duyệt cứng rắn hơn, hoan nghênh bức thư nghỉ việc của Chandwaney.
“Color of Change rất vui khi được hỗ trợ những người như vậy, tuy nhiên thật đáng thất vọng khi các nhân viên của Facebook phải tìm đến làm việc tại các tổ chức dân quyền để bảo vệ cộng đồng, thay vì tại chính mạng xã hội này”, ông Robinson tuyên bố.
Kiểm duyệt nội dung - cuộc chơi mạo hiểm của Facebook
Facebook đứng trước áp lực phải loại bỏ nội dung không phù hợp khỏi nền tảng nhưng cũng phải tạo điều kiện cho tự do ngôn luận để thu hút người dùng.
Mô hình kinh doanh của Facebook không có gì bí mật. Nếu bài đăng hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của càng nhiều người, Facebook càng có nhiều dữ liệu về người dùng để sử dụng. Thứ những nhà quảng cáo thèm muốn từ Facebook là lượng người dùng khổng lồ. Chỉ riêng công thức kiếm tiền này đã giúp mang Facebook thu về 5,2 tỷ USD lợi nhuận trong quý II/2020. Tuy nhiên, gần đây họ đang trở thành tâm điểm chỉ trích bởi cách tiếp cận lỏng lẻo trong việc kiểm soát nội dung trên nền tảng.
Các phát ngôn gây hấn xuất hiện nhan nhản trên Facebook thường được ví như "cỏ mèo" giúp thu hút một lượng lớn người dùng tương tác trên mạng xã hội này. Bản thân Facebook cũng nhận thức được rằng lợi nhuận dài hạn của mình phụ thuộc vào "cỏ mèo" nhưng cũng phải đảm bảo không lợi dụng lòng tin của người dùng.
Sheryl Sandberg, COO của Facebook, chia sẻ trên Wall Street Journal: "Bạn biết đấy, quan điểm cá nhân của một người có thể trở thành phát ngôn gây thù ghét với một người khác". Bà cũng tin tưởng vào tiêu chuẩn cộng đồng mà mạng xã hội này đang áp dụng với các bài đăng. Tuy nhiên, theo Sandberg, với một số người, quy chuẩn gắt gao đến mấy cũng không làm họ hài lòng.
Sheryl Sandberg, Giám đốc điều hành của Facebook.
Vậy làm thế nào Facebook có thể chứng minh mình tôn trọng ranh giới giữa dự do ngôn luận và phát ngôn thù hận mà không làm 3 tỷ người dùng phật ý? Đây chính là thách thức mà nền tảng này phải đối mặt.
Trong bài phát biểu tại Viện Chính trị và Dịch vụ công thuộc Đại học Georgetown năm ngoái, CEO Mark Zuckerberg tuyên bố Facebook ủng hộ tự do ngôn luận. "Việc trao cơ hội lên tiếng cho những người ít có tiếng nói trong xã hội sẽ dần dần nâng cao chất lượng cuộc sống của họ", Zuckerberg nói.
Một số chuyên gia nhận định, cách tiếp cận mạo hiểm của Facebook có thể phản tác dụng khiến thông tin thiếu chính xác phát tán nhanh hơn. Tuy nhiên Sandberg phản đối và cho rằng chỉ riêng nền tảng Facebook đã xác định và gỡ xuống 95% bài đăng có dấu hiệu thù ghét, so với chỉ 24% vài năm trước. Ngày nay, nhờ AI, hãng có thể gỡ hàng triệu nội dung một cách nhanh chóng.
Xây dựng một doanh nghiệp như Facebook không khác gì phải đi thăng bằng trên dây. Nếu nghiêng về phía người dùng, ngăn chặn triệt để hiện tượng phát ngôn sai lệch trên nền tảng, hãng cũng đang chính tay làm chết "con gà đẻ trứng vàng" của mình bởi phát ngôn gây tranh cãi chính là chìa khóa cho thành công của Facebook.
Vị thế độc tôn mà Facebook đạt được không chỉ dựa vào số lượng người dùng mà còn nhờ vào cạnh tranh liên tục với các đối thủ khác. Hãng này mỗi năm bỏ ra hàng tỷ USD và hàng nghìn nhân lực để "vượt mặt" TikTok,Twitter,Snapchat và YouTube. Cổ đông sẽ phản ứng thế nào nếu COO Sandberg huy động tất cả nhân viên vào cuộc chiến chống phát ngôn thù ghét? Mỗi một đồng, một phút đầu tư cho an ninh an toàn của người dùng sẽ là từng ấy tài nguyên bị cắt giảm cho các kế hoạch khác của doanh nghiệp. "Đây thực ra là một sự đánh đổi rất lớn. Tôi có một nhân viên, tôi có thể giao cho cậu ấy chương trình để xây dựng và bán được nhiều quảng cáo hơn hay tôi giao cho cậu ta nhiệm vụ ngồi xác minh bài đăng?", Sandberg lập luận.
Tháng trước, một điều tra độc lập được Facebook thuê thực hiện đã chỉ trích công ty này "quá chậm trễ và manh mún" trong việc đối phó với các nội dung gây chia rẽ.
Facebook và Twitter có quan điểm khác nhau về tổng thống Trump trên nền tảng của mình.
Trong báo cáo dài 89 trang, nổi bật lên việc liên quan đến tổng thống Trump, cụ thể là hướng giải quyết từ Facebook đối với các bài đăng mang tính phân biệt chủng tộc và gây hiểu nhầm của Tổng thống. COO Sandberg, tham gia chỉ đạo cuộc điều tra độc lập, cho biết, Facebook, dù không có lợi ích hay khuyến khích các nội dụng gây hấn, đã chần chừ xóa các nội dung này.
Nếu các bài đăng của ông Trump vi phạm nguyên tắc cộng đồng, nội dung đó sẽ bị xóa khỏi Facebook. Nhưng việc đưa ra hình phạt đối với một người có khả năng gây chia rẽ cực mạnh như Trump không phải dễ. Cuộc bầu cử tổng thống năm nay là cơ hội để Facebook chứng minh bản thân. Sandberg tuyên bố Facebook sẽ dồn lực để "đảm bảo cung cấp thông tin chính xác nhất trong cuộc bầu cử này".
"Công việc của chúng tôi là ngăn bất kỳ thông tin độc hại nào trên nền tảng, tuy nhiên, kẻ xấu luôn tìm ra cách để vượt mặt", Sandberg nói. Nhiệm vụ của Facebook là thuyết phục người dùng rằng đây trên thực tế là người tốt, bởi chỉ có vậy hãng này mới có thể lôi kéo được thêm người dùng.
Kiểm duyệt nội dung trên Facebook - Công việc nguy hiểm ít ai ngờ Bên cạnh các công cụ tự động, Facebook còn có một đội ngũ nhân viên chịu trách nhiệm kiểm duyệt các nội dung được đăng tải. Công việc này tưởng như đơn giản, nhưng thực tế lại ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Nếu cho rằng kiểm duyệt nội dung trên Facebook là một công việc đơn giản, chỉ cần "lọc" những nội dung...