Kỹ sư NASA làm máy thở trong một tháng
Thiết kế máy thở khác với việc tạo ra động cơ phản lực hay robot khám phá mặt trăng nhưng các kỹ sư của NASA đã hoàn thành trong một tháng.
David Van Buren là kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (JBL). Công việc hàng ngày của anh là chế tạo các thiết bị cho kính viễn vọng không gian hoặc robot làm nhiệm vụ khám phá các hành tinh trong hệ mặt trời.
Nhưng khi Covid-19 bùng phát, Buren và nhóm của mình đã có một cuộc phiêu lưu khác – một dự án giúp khám phá khả năng của chính họ: Chế tạo máy thở giúp bệnh nhân nhiễm nCoV. Nhóm kỹ sư của NASA có một chút kinh nghiệm về kỹ thuật y tế nhưng họ chưa từng thiết kế máy thở. Tuy nhiên, ở Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ, họ đã quá quen với việc làm những thứ chưa bao giờ.
“Khi một nhà khoa học đến gặp chúng tôi và nói họ muốn lên Sao Mộc rồi khoan vào băng xem bên dưới có gì thì chúng tôi sẽ tìm cách thực hiện ý tưởng đó. Dù trước đây chưa ai từng đề cập đến việc điên rồ thế”, Van Buren nói.
Quá trình làm máy thở giúp bệnh nhân Covid-19 của kỹ sư NASA.
Năm 2009, con gái của Van Buren phải nhập viện vì nhiễm một loại cúm mới. Vì vậy khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, anh đã liên tục cập nhật thông tin về sự lây lan của dịch bệnh. Đầu tháng ba, Mỹ ghi nhận những ca tử cong đầu tiên do Covid-19. Lúc này Buren biết hệ thống y tế ở đây sẽ bị quá tải. Các kỹ sư như anh phải hành động ngay lập tức trong cuộc chiến này.
Một ngày nọ, David Van Buren tình cờ gặp Rob Manning, kỹ sư trưởng của JPL trong một quán ăn. Họ bắt đầu trao đổi nghiêm túc về những gì cần làm trong hoàn cảnh này.
Ngày 16/3, Rob Manning tập hợp được một nhóm nhỏ để tiến hành dự án. Họ đã liên lạc với bác sĩ Michael Gurevitch, người có kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng máy thở để điều trị cho bệnh nhân. Qua cuộc gọi video, Gurevitch liệt kê chi tiết cho các kỹ sư những yêu cầu chính xác để làm máy thở. Một trong số họ cẩn thận ghi chú chính xác trên một tấm bảng trắng lớn.
Van Buren nói nếu họ từng chế tạo được một cỗ máy khoan xuống bề mặt sao hoả thì họ cũng có thể làm được một chiếc máy thở y tế. Khác biệt là trước đây họ làm việc với các nhà khoa học, giờ họ làm việc với bác sĩ.
Các kỹ sư của NASA đặt tên cho chiếc máy thở này là Vital. Họ tận dụng tối đa các trang thiết bị dễ mua trên thị trường như ống, động cơ, van mà màn hình điện tử. Bằng cách này, bất kỳ ai cũng có thể sản xuất máy thở y tế trong tương lai mà không phải đặt hàng sản xuất linh kiện riêng. Các công ty, nhà cũng cấp thiết bị cũng sẵn sàng hỗ trợ họ, khi không có những gì JPL cần, họ cũng giới thiệu các kỹ sư nơi có thể tìm mua chúng.
Nhóm kỹ sư tại phòng thí nghiệm cũng luôn giữ liên lạc với các chuyên gia bằng cách gọi video. Họ không thể gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn có thể cùng nhau thảo luận và chỉnh sửa các lỗi. Sau 37 ngày làm việc liên tục, mẫu Vital đầu tiên cũng được hoàn thiện.
Nguyễn mẫu máy thở VITAL do các kỹ sư của NASA thiết kế.
Vì được thiết kế riêng cho bệnh nhân Covid-19 nên Vital tập trung vào việc cung cấp oxi cho phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Bệnh nhân Covid-19 thường bị tổn thương khiến hai bên phổi bị viêm hoặc dính lại với nhau, khiến việc thở trở nên khó khăn. Vì vậy Vital cố gắng cung cấp đủ áp suất không khỉ để đảm bảo lá phổi luôn phồng nhưng không bị nở rộng quá mức.
Sau khi có nguyên mẫu hoạt động ổn định, họ chuyển sang thử nghiệm ở môi trường ngoài phòng nghiên cứu. Đây là quy trình ở NASA, máy móc sẽ được thử nghiệm trong những điều kiện khắc nghiệt trước khi đưa vào hoạt động.
“Chế tạo tàu vũ trụ khác làm thiết bị y tế. Tuy nhiên, điểm chung là tất cả cần được đảm bảo an toàn, độ tin cậy cực cao, hoạt động chính xác trong mọi điều kiện”, đại diện nhóm JBL nói. Các kỹ sư của NASA thậm ký còn kiểm tra nhiễu điện từ xem Vital có thể hoạt động bình thường khi có ai đó nói chuyện điện thoại gần đó.
Vào ngày 30/4, Vital đã được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) cấp phép đủ điều kiện hoạt động. Ngay lập tức nhóm kỹ sư của NASA đã gửi bản thiết kế cho các công ty có thể sản xuất Vital để cung cấp cho các bệnh viện có nhu cầu. “Chúng tôi không sản xuất thương mại máy thở. Hai mẫu được tạo ra trong phòng thí nghiệm sẽ được NASA gửi lên sao Hoả, Sao Thổ hoặc một nơi nào đó”, Van Buren nói.
Nhiều người trong nhóm của Buren đã tạm dừng các dự án nghiên cứu của họ để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất máy thở giúp bệnh nhân Covid-19. Bây giờ họ phải quay lại công việc của mình với những cỗ máy thăm dò không gian liên hành tinh. Chỉ trong 37 ngày ngắn ngủi, các kỹ sư của NASA đã chứng minh những đóng góp của họ luôn hiển diện ngay trong cuộc sống thường nhật, ở những tình huống nguy cấp nhất.
Sáng tạo khi làm việc tại nhà: kỹ sư NASA dùng kính 3D 2 màu xanh, đỏ để điều khiển robot thám hiểm Sao Hỏa
Không có hệ thống máy tính trị giá cả ngàn USD, các nhà nghiên cứu phải tìm tới phương pháp khác. Vẫn hiệu quả là được phải không?
Những người có thể làm việc từ xa trong thời gian giãn cách xã hội này có thể dựa vào điện thoại, tablet hay máy tính để soạn email công việc, thực hiện các cuộc gọi video thay cho các buổi họp trong phòng kín, v.v ... Ngành sử dụng nhiều công nghệ cao như hàng không vũ trụ cũng hoạt động theo cách tương tự, hãy nhìn cách đội ngũ điều khiển tàu thăm dò Curiosity của NASA thì hiểu. Trong hoàn cảnh hiện nay, họ mới là những cá nhân làm từ xa với khoảng cách xa nhất, vì công việc chính của họ nằm tại ... Sao Hỏa cơ.
Đã từ ngày 20/3/2020, văn phòng của Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy tại NASA đã vắng bóng người qua lại. Đây là ngày đầu tiên robot thăm dò Curiosity được điều khiển từ nhà riêng của các chuyên gia. Hai ngày sau khi gửi tín hiệu đi, Curiosity đã "ngoan ngoãn" y lệnh: nó đang khoan đất lấy mẫu ở một khu vực có tên "Edinburgh".
Trước khi nhóm chuyên gia về nhà, họ đã được NASA phát cho tai nghe, màn hình máy tính và nhiều trang thiết bị thiết yếu khác dùng trong liên lạc và công việc. Các nhân viên xếp hàng bên rìa trụ sở NASA, đứng cách nhau đủ xa với khẩu trang kín mít, lần lượt nhận thiết bị.
Tuy nhiên, không phải dụng cụ nào cũng mang về được. Các chuyên gia sử dụng một hệ thống kính đặc biệt tạo ra hình ảnh 3D của bề mặt Sao Hỏa, cho phép đảo tầm nhìn từ trái sang phải, dùng mắt trái và mắt phải riêng biệt để hiểu rõ địa hình mà Curiosity đang đi qua. Bằng "con mắt" này, họ mới có thể điều khiển Curiosity đi cho đúng hướng và xác định được tầm với của cánh tay robot.
Những hệ thống kính này cần GPU đồ họa "khủng" chỉ có tại trụ sở của Phòng thí nghiệm (thực tế, đây chính là những cỗ máy gaming hàng "xịn" được chỉnh sửa thành thiết bị phục vụ công tác điều khiển robot). Vì làm việc từ nhà thì không có máy đủ mạnh, các nhà nghiên cứu phải sử dụng kính 3D thường - loại kính với hai màu xanh và đỏ - để nhìn hình 3D hiển thị trên màn hình máy tính cá nhân.
Dù sử dụng công nghệ "cổ lỗ", đội ngũ chuyên gia vẫn hoàn thành được công việc, vẫn lái được Curiosity và điều khiển cánh tay robot của nó.
Trước khi chính thức thực hiện một nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu phải thử nghiệm nhiều lần. Họ đã tập dượt hoàn chỉnh một lần trước khi tiến hành khoan tại "Edinburgh".
Làm thế nào để điều khiển con robot nằm cách chúng ta gần 197 triệu kilomet?
Phần cứng mạnh chỉ là một phần nhỏ, còn phải tinh chỉnh hàng loạt yếu tố khác đề điều khiển được Curiosity. Thông thường, nhóm điều khiển sẽ phải làm việc với hàng trăm nhà khoa học tới từ các viện nghiên cứu trên toàn thế giới, nhằm xác định điểm tiến hành nhiệm vụ hợp lý nhất. Làm việc từ xa với các nhà khoa học chẳng có gì mới, điểm khác lạ là nhóm chuyên gia NASA phải làm việc xa nhau.
Có khi phải cần tới 20 chuyên gia mới cho Curiosity thực hiện được một chuỗi hành động thành công.
" Thông thường, chúng tôi vẫn ngồi chung một phòng, cho nhau xem màn hình hiển thị, hình ảnh và dữ liệu. Người ta nói chuyện thành từng nhóm và nhiều nhóm nói chuyện với nhau", trưởng đội ngũ chuyên gia, bà Alicia Allbaugh nói.
Giờ thì họ phải tổ chức một loạt cuộc họp trực tuyến, bật song song với vài ứng dụng chat để theo kịp tiến độ công việc. Phải nỗ lực nhiều để mọi người cùng nhất trí, nên mỗi buổi làm việc dài hơn bình thường khoảng 1-2 tiếng. Hạn chế của làm việc từ xa khiến số lệnh gửi tới cho Curiosity cũng giảm. Tuy nhiên, Curiosity vẫn cứ nghiên cứu khoa học hiệu quả như mọi khi.
Để đảm bảo các nhóm chat nhất trí với nhau, trưởng đội dự án khoa học Carrie Bridge chủ động liên hệ với các nhà khoa học và kỹ sư, làm cầu nối giữa ý kiến các bên. "Ở bất kỳ thời điểm nào, tôi kiểm soát chắc cũng khoảng 15 kênh chat một lúc. Nhiều việc hơn thường ngày", bà nói.
Nhiều việc là thế, nhưng bà nhận định rằng mình cũng đã dần quen việc. Hơn nữa, nỗ lực duy trì hoạt động cho con robot nằm tại hành tinh khác đại diện cho tinh thần làm việc của NASA, cũng chính là thứ đã thu hút bà Bridge tới đây.
Trong lúc này, Curiosity vẫn đang ngồi khoan nền đất đá trên Sao Hỏa, chẳng màng tới thế sự virus ở quê.
Dink
Giữa dịch COVID-19, kỹ sư tìm cách biến máy hút sữa thành máy thở Một nhóm kỹ sư ở bang Maryland, Mỹ đang tìm cách biến máy hút sữa của các bà mẹ thành máy thở - thiết bị quan trọng có ý nghĩa sống còn với bệnh nhân COVID-19 nặng. Brandi Gerstner đã tìm ra cách biến máy hút sữa thành máy đẩy không khí vào như máy thở. Theo tờ Business Insider, kỹ sư Brandi...