Ký sự của thức ăn
Mỗi khi ăn một thực phẩm bất kỳ là bạn đã khởi động bộ máy tiêu hóa trong cơ thể.
Hệ thống này được thiết kế để biến thức ăn thành những chất dinh dưỡng hữu ích, nhờ đó, cơ thể bạn luôn đầy ắp năng lượng, các tế bào sẽ được phát triển và phục hồi. Hôm nay, “tôi” sẽ dẫn bạn tham gia cuộc hành trình khám phá hệ tiêu hóa để biết “chúng tôi” được tiêu hóa như thế nào trong cơ thể.
Miệng là cánh cổng dẫn tới hệ tiêu hóa. Khi nhai thức ăn được nghiền thành những mảnh nhỏ, để quá trình này được dễ dàng, nước bọt sẽ hỗ trợ bằng cách tiết ra enzym trộn lẫn và nghiền thức ăn thành những miếng nhỏ hơn, nhờ thế dạ dày sẽ không phải tiêu hóa những miếng thức ăn lớn và bạn có biết lượng nước bọt bạn sản xuất trong 1 năm có thể đổ đầy 2 bồn tắm cỡ trung.
Thức ăn sẽ qua cổ họng xuống thực quản, nơi đây rất chật chội, “chúng tôi” liên tục bị o ép, những bộ cơ trên thành thực quản co rút liên tục, quá trình này gọi là nhu động và đó là cách tôi được di chuyển tới hệ tiêu hóa. Một vài giây sau đó “chúng tôi” cũng tới được điểm cuối cùng của đường hầm, ở đây có một bó cơ mở ra cho thức ăn vào dạ dày và ngăn không cho chúng trào ngược lên thực quản, giai đoạn này khá giống công việc của lực lượng an ninh sân bay và “chúng tôi” là hành khách.
“Tôi” đã đi qua cái van và tiến về dạ dày. Bước này khiến “tôi” nhớ đến một cái túi bao tử, chạm thử vào đường này nào. Chà khỏe quá nhỉ! Toàn cơ bắp. Tôi không ngạc nhiên đâu, dạ dày giữ, trộn, nhào thức ăn thành một hỗn hợp dạng nhão, vì vậy bộ phận này chắc chắn phải khỏe.
Thức ăn sau khi được nghiền nhỏ sẽ được đưa xuống ruột non. Ruột non của con người có thể dài 6m, tương đương với chiều cao của một con hươu cao cổ, thế mà được cuộn tròn trong cơ thể chúng ta, nhiệt độ ở ruột non khá ấm, cảm giác giống như đang ở một khu nghỉ dưỡng miền nhiệt đới, ngoài việc “tôi” đang ngụp lặn trong một biển mật. Mật rất quan trọng trong việc tiêu hóa mỡ và lọc các chất bẩn trong máu, vì vậy hãy cảm ơn gan của bạn đã sản xuất loại chất lỏng này.
Túi mật trông giống như một quả lê. Cơ quan này nằm dưới gan, có chức năng chứa mật. Tuyến tụy cũng hỗ trợ quá trình này bằng cách tiết ra một loại enzym tốt để tiêu hóa thức ăn. Ôi bộ phận này ngoằn ngoèo ghê, liên tục co thắt khiến “tôi” rất chóng mặt bởi những cú xoay vòng này, nhưng không còn đường lùi đâu.
Thành ruột đang co thắt cứ liên tục đẩy tôi tiến lên và có vẻ như “tôi” đang ở phần cuối của ruột non sắp tới đoạn kế tiếp của cuộc hành trình ruột già, bộ phận này còn được biết đến với cái tên đại tràng. Đây là một cái ống túi có trang bị rất nhiều cơ và dài khoảng 1,5-2m.
“Tôi” không ở đây một mình; có rất nhiều vi khuẩn ở đây. Ruột của bạn rất cần những lợi khuẩn để nghiền thức ăn, vitamin và các dưỡng chất để cơ thể có thể sử dụng chúng. Cơ thể không được chứa quá ít hoặc quá nhiều vi khuẩn, nếu không sẽ gặp không ít các vấn đề về tiêu hóa như không dung nạp được thực phẩm, vi khuẩn còn đóng một vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch và đó là lý do tại sao bạn có hàng trăm tỷ con vi khuẩn trong ruột mình.
Video đang HOT
Cái thứ nhỏ nhỏ đang lắc lư ở lối vào là gì vậy? Chắc đây là ruột thừa rồi, cơ quan này không làm gì nhiều ngoài việc chứa vi khuẩn có thể sẽ cần được đẩy vào ruột, bộ phận này cũng sở hữu các mô có ích đối với hệ miễn dịch. Nhưng thông thường ruột thừa cũng khá là vô dụng, vì vậy con người cũng có thể sống mà không cần đến nó. Nếu ruột thừa bị viêm, bác sĩ sẽ cắt bỏ bộ phận này khỏi cơ thể.
Dạng cuối của thức ăn được hình thành trong ruột già, ở đây chứa rất nhiều vi khuẩn, bọn chúng làm việc siêng năng quá nhỉ. Cố gắng lên nào các cậu, “tôi” đang ở trong ruột kết trái, khi ở đây chứa quá nhiều chất không cần thiết, phần ruột này sẽ đẩy chúng xuống trực tràng vì ruột kết trái không thể giữ mọi thứ bên trong nó.
Thông thường thức ăn sẽ cần 36 tiếng để đi tới điểm này của cuộc hành trình. Trực tràng là một đoạn ruột thẳng dài khoảng 20cm, ở đây có bộ phận cảm biến đặc biệt có nhiệm vụ báo cho bạn biết khi nào cần tống chúng ra khỏi cơ thể, các cảm biến này gửi tín hiệu đến não.
Nếu bạn chưa sẵn sàng tống chất thải ra khỏi cơ thể thì cơ vòng hoành sẽ co bóp khiến bạn mất cảm giác khó chịu đó trong giây lát. Bạn nên thấy vui vì trực tràng và các cơ vòng khoanh của mình đã làm việc rất chăm chỉ để giữ chất thải lại khi chưa tới thời điểm, ví dụ như khi lái xe đi làm, mua sắm, ngủ và đặc biệt là lúc đang đi hẹn hò.
Sự điều tiết nước bọt, dịch dạ dày, dịch tụy, mật và dịch ruột nhờ cơ chế thần kinh, thể dịch và vỏ não. Khi cơ thể khỏe mạnh và trong trạng thái hưng phấn, vui vẻ lạc quan… các loại dịch và men tiết ra nhiều hơn, giúp tiêu hóa tốt hơn.
Ngược lại, khi cơ thể bị bệnh và trong trạng thái sợ hãi, lo buồn, mọi dịch tiết và men tiêu hóa đều suy giảm, quá trình tiêu hóa chậm và kém hơn. Vì vậy, nên tạo một không khí vui tươi, lành mạnh, thức ăn có mùi vị, màu sắc hấp dẫn trong các bữa ăn hàng ngày để giúp cả nhà ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn nhé.
7 cách dễ dàng để uống nhiều nước hơn mỗi ngày
Cơ thể con người bao gồm khoảng 60% nước. Các chức năng của các chất lỏng cơ thể này bao gồm tiêu hóa, hấp thụ, lưu thông, tạo nước bọt, vận chuyển các chất dinh dưỡng và duy trì nhiệt độ cơ thể.
Hãy đưa ra một quy tắc là mỗi khi tập thể dục, bạn sẽ mang theo một chai nước và uống hết nó - SHUTTERSTOCK
Ngoài ra, nước có thể giúp kiểm soát lượng calo, cung cấp năng lượng cho cơ bắp, làm cho làn da đẹp bằng cách giữ cho nó không bị mất nước...
Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa về thực tế là nước rất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể chúng ta.
Theo Viện hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ, lượng chất lỏng đủ hằng ngày cho nam giới và phụ nữ tương ứng là khoảng 3,7 lít và 2,7 lít. Nếu số lượng xuất hiện quá nhiều đối với bạn, không cần phải lo lắng.
Dưới đây là 7 cách dễ dàng để uống nhiều nước hơn hằng ngày, theo Times of India.
1. Uống một chai nước mỗi khi tập xong
Hãy đưa ra một quy tắc là mỗi khi tập thể dục, bạn sẽ mang theo một chai nước và uống hết nó. Hoạt động cụ thể này (tập luyện) thực sự có lợi từ nước. Thậm chí chỉ một vài ngụm trước, trong và sau khi tập luyện của bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ uống cạn sạch chai nước.
2. Thêm hương vị vào bình đựng của bạn
Có thể thêm chanh vào nước cho dễ uống mà lại thêm nhiều lợi ích - SHUTTERSTOCK
Bạn có thể thêm một chút trái cây tươi (bưởi, dâu tây, chanh), lát rau (dưa chuột, gừng, cần tây) và rau thơm (húng quế, bạc hà, oải hương) vào bình của bạn. Bạn để nó càng lâu, nước sẽ càng ngon hơn. Và bạn có thể thử với các cách kết hợp khác nhau, như dưa chuột-bạc hà hoặc húng quế-chanh.
3. Sử dụng ứng dụng để theo dõi lượng nước của bạn
Nếu một hoạt động liên quan đến một ứng dụng, thì việc tham gia vào nó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và thậm chí có một chút hào hứng với nó. Việc cập nhật số lượng ly nước bạn đã hoàn thành có thể dễ dàng với sự trợ giúp của một ứng dụng miễn phí.
4. Giữ một cái bình gần đó
Thật dễ dàng để nhớ đổ đầy nước khi bình ở gần đó. Để một cái bình ở bàn làm việc, cạnh giường ở nhà và trên quầy bếp như một lời nhắc nhở thường xuyên uống cạn. Bạn càng phải nhìn vào cái bình đựng nước đó, bạn sẽ càng nhớ phải đổ đầy nó và uống nó.
5. Ăn thực phẩm giàu nước
Một cách tốt để tăng lượng nước bạn tiêu thụ hằng ngày là thêm trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao vào chế độ ăn uống của bạn. Một số lựa chọn tốt nhất bao gồm dưa chuột (96% nước), bí xanh (95% nước), dưa hấu (92% nước) và bưởi (91% nước).
6. Uống một ly nước sau mỗi giờ nghỉ
Nếu bạn đang đứng dậy khỏi bàn làm việc để nghỉ trong phòng tắm, hãy nhớ ghé vào bếp để uống một cốc nước. Bạn đã thức dậy, có nghĩa là đây là thời điểm lý tưởng để bạn tới bình làm mát nước hoặc vòi để đổ đầy chai hoặc ly của bạn.
7. Pha loãng đồ uống có đường với nước và đá
Nếu bạn đang uống thứ gì đó quá ngọt như nước trái cây, nước chanh hoặc trà đá đường, hãy tăng lượng nước trong đó bằng cách thêm đá hoặc thậm chí pha loãng cốc với một ít nước. Bạn vẫn sẽ nhận được vị ngọt mà bạn đang thèm muốn và đồng thời có thêm một ít nước, theo Times of India .
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá trong mùa lạnh, có nên men tiêu hoá để điều trị? Tình trạng rối loạn tiêu hoá trong mùa lạnh ở trẻ nhỏ xuất hiện phổ biến hơn. Thời tiết đông thuận lợi cho các loại vi sinh vật phát triển. Vì vậy, trẻ bị rối loạn tiêu hoá trong mùa lạnh là bệnh thường gặp và cũng là nguyên nhân nguy hiểm tới sức khoẻ trẻ nhỏ. Các chuyên gia cho biết rằng,...