Kỹ sư cơ khí về trồng nấm mùi thơm bán cả chục tấn sang Đài Loan
Hiện là thời điểm trại nấm hương của anh Nguyễn Quốc Việt, Giám đốc Công ty TNHH Hà Lâm Phong (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) đang vào vụ thu hoạch.
Hầu hết sản lượng nấm hương được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và chỉ 10 – 15% tiêu thụ trong nước. Lần đầu tiên nấm hương của người Việt Nam trồng tại Sa Pa tiếp cận được với thị trường nước ngoài.
Trại nấm của Công ty TNHH Hà Lâm Phong nằm ở thôn Má Tra, xã Sa Pả (huyện Sa Pa cũ, nay là thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai), nơi có độ cao 1.000 – 1.200 m, thích hợp cho nấm hương phát triển. Trại nấm hương rộng 1,5 ha với 200 nghìn bầu nấm hương đang vào vụ thu hoạch tỏa mùi thơm đặc trưng.
Trại nấm hương Hà Lâm Phong ở thôn Má Tra (xã Sa Pả, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai).
Công nhân đang căng sức hái nấm. Nấm hương của trại Hà Lâm Phong to, mập, mũ nấm lớn, thơm hơn các loại nấm hương trồng ở nơi khác. Chị Nguyễn Thị Thà, công nhân hái nấm cho biết: Nấm hương đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cao khoảng 5 cm. Nấm sau khi được hái sẽ phân loại và tách chân nấm với mũ nấm riêng để đưa vào lò sấy.
Nấm hương là loại nấm khó trồng, được đánh giá là nữ hoàng của các loại nấm vì độ sạch, an toàn, giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Nấm hương được thị trường ưa chuộng nhưng để trồng thành công không phải điều đơn giản.
Theo anh Nguyễn Quốc Việt, phải trải qua quá trình phụ trách kỹ thuật cho một công ty trồng nấm của Đài Loan, thường xuyên ra nước ngoài tích lũy kinh nghiệm, đến năm 2016 anh mới làm chủ được công nghệ trồng nấm hương và năm 2019 mới xuất khẩu được nấm hương.
Video đang HOT
Nấm hương là loại khó trồng, dễ bị bệnh, thời gian ươm bịch dài hơn những loại nấm khác, tỷ lệ thành công thấp nhưng giá trị kinh tế rất cao.
Quy trình trồng nấm hương khá phức tạp. Đầu tiên, anh Việt mua gỗ bồ đề, mùn cây keo và một số phế phẩm lâm sản về nghiền, trộn với cám mạch, bột thạch cao, sau đó đóng bịch, hấp thanh trùng 36 tiếng ở nhiệt độ 100 – 105 độ C rồi để nguội và cấy giống.
Bịch giống nấm hương được ươm trong khoảng 60 – 80 ngày sẽ được đưa lên giàn, rạch bầu cho ra nấm. Nấm hương được ứng dụng công nghệ cao, trồng trong môi trường sạch hoàn toàn, nước tưới được dẫn từ khe, qua bể lọc xử lý sau đó mới tưới cho bầu nấm. Nấm hương là loài rất nhạy cảm nên mọi quy trình trồng và chăm sóc phải đảm bảo sạch, an toàn.
Trước đây, nấm hương cũng đã từng được trồng ở Sa Pa do người Đài Loan phụ trách, nhưng nay anh Nguyễn Quốc Việt đã làm chủ được công nghệ và tìm được thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Yêu cầu phía bạn hàng nhập khẩu nấm hương cũng rất khắt khe. Nấm hương phải đều, đẹp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều tiêu chuẩn khác.
Với 1,5 ha trồng nấm hương, trại thu hoạch khoảng 550 tấn nấm hương tươi. Trại nấm hương có 80 tấn nấm hương khô được xuất sang Đài Loan đợt 1. Nấm hương tươi được bán tại thị trường trong nước với giá 65 – 70.000 đồng/kg, nấm hương khô bán với giá hơn 300 nghìn đồng/kg, chưa kể chân nấm khô được tiêu thụ rất tốt.
Sản phẩm nấm hương sản xuất đến đâu bán hết đến đấy, thậm chí không đủ cung cấp cho thị trường Sa Pa. Đây là một trong số ít cơ sở trồng thành công nấm hương của miền Bắc. Năng suất nấm hương của trại Hà Lâm Phong đạt cao, chất lượng tốt đã và đang dành ưu thế trên thị trường.
Anh Nguyễn Quốc Việt cho biết: Tôi đầu tư 5 tỷ đồng vào trại nấm hương. Nhiều giai đoạn, công ty gặp khó khăn do năng suất nấm hương không cao, chất lượng nấm chưa ổn định nhưng sau một thời gian mày mò, học hỏi kinh nghiệm, cuối cùng tôi cũng nắm trong tay bí quyết trồng nấm hương thành công.
Mỗi đợt, bạn hàng Đài Loan đặt 80 tấn nấm hương khô. Cuối năm 2019, nấm hương Sa Pa của Công ty TNHH Hà Lâm Phong xuất lô đầu tiên đi Đài Loan. Lần đầu tiên nấm hương do người Việt trồng ở Sa Pa được xuất khẩu. Đó là công sức, tiền bạc của người tâm huyết với ngành nông nghiệp như anh Việt. Từ một kỹ sư cơ khí, vì yêu đồng đất, yêu Sa Pa mà quyết định rẽ sang làm nông nghiệp vốn ẩn chứa nhiều rủi ro.
Anh Nguyễn Quốc Việt đang ấp ủ mở rộng diện tích trồng nấm hương để thị trường trong nước, nhiều gia đình có cơ hội sử dụng nấm hương sạch.
Theo Vân Thảo (Báo Lào Cai)
Cao thủ tiết lộ bí kíp chăm lan "giấc mộng vua Trần" nở đúng dịp Tết
Theo quan niệm của một người nông dân có thâm niêm chơi địa lan hay lan "giấc mộng vua Trần" ở xã Tả Phìn (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), địa lan nở hoa đúng vào dịp Tết sẽ đem lại sự phát tài, phát lộc trong năm mới.
Không biết từ bao giờ, loài lan "Giấc mộng vua Trần" ở Sa Pa lại được giới thượng lưu săn lùng, đặc biệt là vào dịp Tết. Tiết lộ điều này với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Lê Lệnh Thuận (xã Tả Phìn, huyện Sa Pa), bảo: Địa lan ở Sa Pa - hay còn gọi là lan "giấc mộng vua Trần" cho cành lá xum xuê, đẻ ra những cành hoa dài cả mét với hàng chục bông hoa đua nhau bung nở đẹp như những ngôi sao. Điều này, báo hiệu cho một năm mới an khang thịnh vượng cho gia chủ nên vào dịp Tết ai cũng muốn trong nhà có chậu lan "giấc mộng vua Trần".
Anh Thuận đang chăm sóc vườn lan của mình. Theo anh Thuận, lan "Giấc mộng vua Trần" tượng trưng cho sự no ấm, may mắn nên dịp Tết được nhiều khách hàng tìm đến.
Là người chơi lan "giấc mộng vua Trần" hơn chục năm nay, theo anh Thuận, để những chậu địa lan đem lại giá trị kinh tế cao, phải nắm được đặc tính và kinh nghiệm chăm lan, như: Điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, cũng như quá trình chăm sóc lan ở các giai đoạn khác nhau, làm sao để lan nở hoa đúng vào dịp Tết.
Theo anh Thuận, địa lan có nhiều loại cho ra hoa, như: Vàng xanh, xanh ngọc, xanh cam... Trong đó, loại địa lan xanh ngọc cho giá cao hơn cả.
"Đây là loài địa lan có nguồn gen tự nhiên không phải lan cấy mô nên không thể điều tiết được bình thường như địa lan trồng trong công nghệ nhà màng, nhà lưới. Đối với người nông dân vùng cao như Sa Pa, ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà kính vào điều tiết, tốn kém nhiều chi phí.
Đối với loài địa lan tự nhiên này, khi nào gần đến Tết, khi mà nhiệt độ ở Sa Pa khoảng 7 - 12 độ C, bà con chúng tôi di chuyển các chậu lan xuống vùng thấp ở xã Cốc San (Bát Xát - Lào Cai) - nơi có nhiệt độ từ 15 - 20 độ C, để lan được hưởng khí hậu ấm hơn thì sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Phải quan sát tỉ mỉ xem những chậu lan nào nở hoa sớm thì chuyển xuống muộn, chậu nào nở hoa muộn thì mình chuyển sớm hơn" - anh Thuận bật mí.
Theo anh Thuận, lan "Giấc mộng vua Trần cho hoa rất bền, phải mất 2 - 3 tháng mới tàn nên được rất nhiều khách hàng ưu chuộng.
Anh Thuận cho biết: Thời tiết năm nay, giai đoạn đầu khá khắc nghiệt, nhưng mấy tuần nay, thời tiết thuận lợi nên địa lan phát triển cũng khá tốt. Chỉ tay vào mấy chậu lan có giá từ 60 - 70 triệu đồng, anh Thuận nói nhỏ: Những chậu này có chủ hết rồi. Họ đặt cách đây vài tháng rồi".
Trong vườn lan nhà anh Thuận, giá bán trung bình các chậu lan dao động từ từ 3 triệu đồng trở lên.
Cũng theo anh Thuận, những chậu địa lan đặc biệt như vậy phải mất rất nhiều năm năm chăm sóc. "Đây là một khóm liền nguyên bản. Tôi phải mất từ 3 - 4 năm mới có được chúng. Loại này rất hiếm có trong tỷ lệ các nhà vườn ở đây nên giá bán cũng rất cao. Hiện, vườn nhà tôi có khoảng 300 chậu địa lan. Nếu dịp Tết này bán được, sau khi trừ chi phí cũng bỏ túi vài trăm triệu đồng tiền lãi".
Theo Danviet
Lào Cai: Vô rừng thấy loài hoa hồng này nở rộ biết xuân đang về Vào mùa đông từ tháng 11 trở đi, trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (Lào Cai)có những cây hồng trà nở hoa màu đỏ rực giữa đại ngàn tuyệt đẹp. Hoa hồng trà không chỉ đẹp mà còn lâu tàn, tượng trưng cho sự may mắn, là dấu hiệu của mùa xuân đang đến. Rừng hồng trà cổ thụ nằm trong...