Kỳ phùng địch thủ là gì và tại sao nó lại có sức ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của Esports?
Khái niệm Rivalry hay Kỳ phùng địch thủ đã xuất hiện rất lâu ở thể thao truyền thống và nó cũng đã và đang ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của Esports.
Ở những môn thể thao truyền thống, quen thuộc hơn cả là bóng đá, khái niệm Kỳ phùng địch thủ đã có từ rất lâu rồi, những trận đấu nảy lửa cả trên sân lẫn khán đài như Liverpool đối đầu Manchester United, Elclassico Barcelona với Real Maldrid … đã và đang tạo nên độ hấp dẫn cho môn thể thao vua này. Ở những trận đấu đó, yếu tố chuyên môn không phải là thứ được đặt lên hàng đầu mà cảm xúc mới là điều quan trọng nhất.
Những trận đấu giữa Barca và Real nóng từ sân đấu cho tới khán đài
Thứ cảm xúc quan trọng nhất ở các trận derby như vậy đó chính là sự thù ghét. Khó ai có thể nhớ nổi những thứ chuyên môn trong những trận derby nước Anh giữa Liverpool và ManU, người ta chỉ nhớ tới những scandal như Luis Suarez lời qua tiếng lại với Patrice Evra hay pha ăn thẻ đỏ sau 38 giây của Steven Gerrard mà thôi. Nói không quá thì chính việc có những trận derby nảy lửa như vậy mà Ngoại Hạng Anh mới là giải đấu hấp dẫn nhất thế giới
Sự thù ghét giữa Liverpool và Manchester United tạo nên trận đấu hấp dẫn nhất nước Anh
Đó là ở thể thao truyền thống, còn Esports thì Kỳ phùng địch thủ vẫn ở những hình thái đầu tiên đó là những màn “gáy” nhau hay cà khịa trên mạng xã hội. Cặp Kỳ phùng địch thủ đầu tiên và nổi tiếng nhất của giới Esports có lẽ là cuộc thư hùng giữa Na`Vi và Alliance của DOTA 2. Chính sự ra đời của trận Elclassico này giúp cho giai đoạn 2013-2015 là khoảng thời gian phát triển hoàng kim nhất của DOTA 2
Elclassico Na`Vi vs Alliance đã tạo ra thời kì phát triển hoàng kim nhất của DOTA 2
Thời điểm đó thì Alliance được xem như là một kẻ mạnh, được dẫn dắt bởi một gã độc tài thực sự khi Loda sẵn sàng kick Eternal Envy ngay sau khi vô địch Dream Hack chỉ vì anh ta không phải người Thụy Điển. Alliance chơi một thứ DOTA khoa học tới khó tin khi mọi thứ từ di chuyển cho tới farm và phân chia tài nguyên đều cực kì kỉ luật.
Còn Na`Vi thì là đội team của cảm xúc, của tình bạn với sự vui vẻ từ Dendi, các thành viên trong team thân thiết với nhau và thứ DOTA họ theo đuổi cũng cực kì hoang dã, đẹp mắt với những màn lật kèo cảm xúc. Và rồi khi Alliance hạ gục Na`Vi, cộng đồng DOTA 2 thế giới gần như chia làm hai nửa, một bên cho rằng chiến thắng này là không cống hiến, Alliance chỉ đi “rat doto” là thắng và nó đáng bị loại bỏ, phần còn lại thì bảo vệ đội team Thụy Điển đơn giản bởi họ vô địch.
Video đang HOT
Tới thời điểm này vẫn chưa có cặp Kỳ phùng địch thủ nào như Na`Vi và Alliance của năm 2013
Những màn fanwar sau đó liên tục nổ ra theo một hiệu ứng domino và tạo ra cặp Kỳ phùng địch thủ thực sự đầu tiên của DOTA 2. Sau đó thì cả Na`Vi và Alliance đều đi xuống, những trận chiến giữa họ ít đi và không còn hấp dẫn nữa, có lẽ đó chính là một phần nguyên nhân khiến cho độ hấp dẫn của DOTA 2 không còn như thời kì trước nữa.
Còn LMHT thì sao, những quy định quá khắt khe của Riot Games dường như khiến cho những cặp Kỳ phùng địch thủ của LMHT rất ít được tạo ra. Giai đoạn 2012 thì chúng ta có cặp trận vô cùng đáng chú ý là CLG.EU và CLG.NA, phần lớn dựa trên sự thù địch sẵn có của Châu Âu và Bắc Mỹ.
Cuộc nội chiến của Counter Logic Gaming năm 2012 gây ra rất nhiều sự chú ý
Và rồi việc người Hàn thống trị hoàn toàn khiến cho LMHT thiếu đi thứ cảm xúc thù ghét này khi những game thủ Hàn Quốc vốn khá nhút nhát và không có “gáy” như người phương Tây. Vì thế nên các giải đấu LMHT quốc tế dù có hiệu ứng tốt về quảng cáo nhưng cảm xúc của người xem gần như bị bóp nghẹt khi luôn có một đội nào đó làm gỏi tất cả để vô địch, độ kịch tính bị giảm đi và trò chơi này bị coi là có pro scence “nhàm chán” nhất.
Đại chiến viễn thông của người Hàn dần mất đi tính hấp dẫn do KT Rolster xuống dốc quá nhanh
Thật may khi G2 Esports gần đây đã cứu rỗi các giải đấu LMHT khi với lối chơi đặc biệt, họ tạo nên cảm hứng cho khán giả, thậm chí cuộc đối đầu của họ với Fnatic cũng rất đáng chú ý khi fan của hai đội này ở Châu Âu không ưa gì nhau cả.
Fnatic và G2 Esports là một cặp Kỳ phùng địch thủ thực sự ở Châu Âu với những màn cà khịa như này
Ở Việt Nam thì khái niệm này gần như là không xuất hiện, nhiều drama đấy nhưng cũng chỉ xoay quanh việc game thủ A đi đêm với tổ chức B hay những màn công kích cá nhân mà thôi. Không có gì đáng để đẩy cảm xúc của người hâm mộ lên mức độ “thù ghét” cả, thậm chí BTC VCS còn cố tình làm hẳn một seriers video trashtalk giữa các đội để tạo ra thứ cảm xúc này.
Các thành viên Lowkey Esports cà khịa Tinikun trước vòng playoffs
Tuy nhiên kịch bản của loạt clip này đang bị đánh giá là càng ngày càng nhạt nên khó tạo được cảm hứng cho khán giả, thay vào đó thì màn “cà khịa” tập thể của Lowkey Esports với chính HLV Tinikun đã tạo nên một cảm giác thù ghét thực sự trong cộng đồng người hâm mộ. Hi vọng rằng với những cảm xúc tưởng chừng là tiêu cực này thì Lowkey Esports và GAM Esports sẽ trở thành Kỳ phùng địch thủ thực sự, tính hấp dẫn, sự chú ý về mặt truyền thông vào trận đấu này qua đó cũng được nâng cao lên rất nhiều.
Màn đáp trả cực gắt của HLV Tinikun tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều
Theo GameK
Bất ngờ khi Liên Minh Huyền Thoại không phải là tựa Esports có tầm ảnh hưởng nhất thế giới
Mặc dù giải đấu quốc tế MSI 2019 vừa diễn ra hết sức thành công thế nhưng như thế là chưa đủ để LMHT vươn lên TOP 1 Esports có tầm ảnh hưởng nhất.
5 tháng đầu tiên của năm 2019 chuẩn bị kết thúc và chúng ta đã có được cái nhìn khá toàn diện về sự phát triển của các tựa game Esports lớn. Dưới đây là bảng xếp hạng và tiêu chí đánh giá các tựa game Esports ảnh hưởng nhất thế giới:
1. Counter Strike: Global Offensive
Anh cả của dòng game FPS cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của mình ở lĩnh vực Esports khi mà CS:GO đã vươn lên vị trí đứng đầu trong BXH. Có thể không nổi tiếng ở Việt Nam nhưng CS:GO là tựa game có tính cạnh tranh cao nhất ở các khu vực phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ... thậm chí cộng đồng game thủ có cả những hệ thống máy chủ riêng biệt như FaceIt, ESEA để người chơi nâng cao trình độ và tính cạnh tranh.
Bên cạnh đó thì các giải đấu của CS:GO cũng rất nhiều, được tổ chức từ các tổ chức sự kiện nổi tiếng như ESL, Dream Hack, Blast, khiến cho sức hút người xem dành cho CS:GO là rất lớn, kể cả với những người không chơi tựa game này. Mặc dù khá yếu trong khoản streaming nhưng hệ thống giải đấu, cơ cấu giải thưởng và độ chuyên nghiệp của CS:GO là đứng đầu trong giới Esports.
Các giải đấu Major của CS:GO thu hút rất nhiều người xem.
Các tổ chức CS:GO nói riêng và tựa game này nói chung đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của truyền thông Châu Âu, thậm chí team Astralis còn được thủ tướng Đan Mạch gặp mặt và trao đổi về tương lai của đội tuyển này lẫn Esports.
Thủ tướng Đan Mạch thậm chí còn xắn tay áo chơi game cùng team Astralis
2. Liên Minh Huyền Thoại
Rớt một bậc so với cùng kì năm ngoái, LMHT dường như đang có dấu hiệu chững lại sau khi "phốt" liên quan tới quấy rối và phân biệt đối xử của Riot Games bị phanh phui. Điều này khiến cho doanh thu của LMHT tụt giảm khá đáng kể khi số tiền Riot kiếm được năm 2018 đã giảm 21% so với năm 2017.
Bên cạnh đó thì định hướng phát triển tướng của LMHT cũng đang gặp vấn đề và điều này khiến cho các game thủ đang có một phần ngán ngẩm với Riot và LMHT. Tuy nhiên với lượng người chơi khổng lồ cùng công tác truyền thông cực kì tốt của các đội tuyển LMHT nổi tiếng như SKT, Invictus Gaming, G2, Liquid... lượng người xem và số giờ xem LMHT trên các nền tảng vẫn rất lớn.
3. DOTA 2
Thêm một tựa game con cưng nữa của Valve có mặt trong danh sách này, DOTA 2 vẫn đi trên con đường phát triển ổn định khi mà hệ thống DPC của năm nay vẫn vận hành tốt, lượng người xem vẫn rất lớn, các giải đấu khá hấp dẫn. Các giải đấu Major đã mang tới cho game thủ những trận đấu kịch tính, câu truyện bên lề thú vị và hơn hết là độ hoành tráng của các giải đấu đó càng ngày được nâng cao.
Tuy nhiên số điểm của DOTA 2 tụt lại khá sâu so với LMHT do đây chưa phải là thời điểm The International 2019 khởi tranh. Các kì TI hàng năm vẫn là sự kiện lớn nhất của thế giới khi đây không chỉ là một giải đấu bình thường, nó gần như là văn hóa, là niềm tự hào của cộng đồng game thủ DOTA 2 rồi.
Các kì TI hàng năm luôn thu hút sự chú ý lớn của toàn thế giới
Trên đây là 3 tựa game Esports lớn nhất thế giới hiện tại, ở phía dưới BXH chúng ta có sự giảm nhiệt của các tự game Battle Royle như Fortnite hay PUBG khi rớt hạng. Có lẽ các game thủ đã không còn quá mặn mà với các tựa game này nữa, khi độ hot giảm thì điểm trừ cực lớn về việc người xem khó theo dõi các diễn biến trận đấu, sự ảnh hưởng quá lớn của độ may rủi bộc lộ và làm cho sức hút của chúng giảm khá nhiều.
Theo xemgame
Liên Quân Mobile: Mocha ZD eSports lội ngược dòng trước Team Flash để trở thành đại diện VN tham dự SEA Games 30 Mocha ZD eSports đã thể hiện một tinh thần thi đấu quật cường trước đương kim vô địch thế giới Team Flash để giành tấm vé "quý hơn vàng" đến với SEA Games 30. Trong 2 ngày cuối tuần vừa qua (17,18/08), Top 4 của Đấu Trường Danh Vọng Mùa Đông 2019 lượt đi đã bước vào vòng tuyển chọn vô cùng căng...