Kỷ nguyên mới của giao dịch chứng khoán trực tuyến
Nếu như trước kia, các nhà đầu tư phải trả rất nhiều chi phí để sử dụng các dịch vụ của ngành chứng khoán thì giờ đây, đã xuất hiện công ty chứng khoán loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm phí môi giới hay còn gọi là phí giao dịch xuống thấp nhất có thể.
Xu hướng miễn phí giao dịch chứng khoán trên thế giới bùng nổ vào tháng 10 năm 2019 khi công ty môi giới chứng khoán nổi tiếng, Charles Schwab thông báo rằng họ đã loại bỏ hoàn toàn khoản phí cố định 4.95$ cho các giao dịch chứng khoán trực tuyến.
Đối với những nhà đầu đầu tư dài hạn, những người chỉ giao dịch vài lần một năm thì đây không phải là một thông báo lớn.
Ngược lại, đối với nhà đầu tư giao dịch ngắn và trung hạn, những người thường mua bán cổ phiếu hàng ngày, điều này khá quan trọng.
Ngay sau đó, các đối thủ cạnh tranh của Charles Schwab như TD Ameritrade hay E-Trade đã có động thái tương tự.
Mặc dù Schaw là người thiết lập chuẩn mực nhưng Robinhood mới là ứng dụng giao dịch chứng khoán đầu tiên có trụ sở tại Mỹ thực hiện chính sách phí môi giới bằng 0 này.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị phần, đã xuất hiện công ty chứng khoán đi theo xu hướng miễn phí môi giới của thế giới.
Xu hướng này báo hiệu tương lai của ngành chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ hướng đến một môi trường giao dịch nhanh hơn, năng động hơn, mang lại nhiều tiện ích hơn và trên hết là mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.
Phí môi giới là một khoản doanh thu quan trọng của công ty chứng khoán. Đó là lý do tại sao động thái của một công ty chứng khoán lớn tại thị trường Mỹ như Schwab đã gây sốc cho nhà đầu tư.
Video đang HOT
Tuy nhiên, về lâu dài, việc không thu phí giao dịch môi giới của công ty chứng khoán đã thu hút một lượng lớn khách hàng mới và tăng sức hấp dẫn của việc đầu tư này.
Việc hạ thấp các rào cản gia nhập thị trường để thu hút khách hàng mới là điều mà ngành đầu tư chứng khoán đã chứng minh trong nhiều năm qua.
Khi các rào cản về chi phí bắt đầu bị phá vỡ, giao dịch chứng khoán trở nên dễ tiếp cận hơn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ.
Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của Internet cũng góp phần thu hút nhà đầu tư mới, những người trong tương lai sẽ dần đưa phong cách giao dịch kỹ thuật cao, nhịp độ nhanh của họ vào thị trường chứng khoán.
Theo các chuyên gia, thế hệ trẻ là một trong những động lực chính của ngành công nghiệp tài chính ngày nay.
Đây là thế hệ được đánh giá là trung thành với thương hiệu và là một phân khúc nhân khẩu học ngày càng lớn, cùng với đó là sức mạnh tài chính tăng theo.
Với sự trung thành với các ứng dụng miễn phí và một chiếc điện thoại thông minh quản lý tài sản trực tuyến, những người trẻ có xu hướng đầu tư thu nhập khả dụng của họ vào các công ty mà họ quan tâm hoặc được khuyến nghị.
Hơn nữa, sự dễ dàng và khả năng tiếp cận thông tin tốt do cách mạng Fintech mang lại, lớp nhà đầu tư trẻ đang rất sẵn sàng để bước vào giai đoạn hoạch định tương lai tài chính của mình.
Nếu như trước kia, khách hàng, những nhà đầu tư phải trả rất nhiều chi phí để sử dụng các dịch vụ của ngành chứng khoán thì giờ đây, đã xuất hiện công ty chứng khoán loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm phí môi giới hay còn gọi là phí giao dịch xuống thấp nhất có thể.
Đối với công ty chứng khoán, họ kỳ vọng việc miễn phí giao dịch ngoài thu hút nhà đầu tư mới, còn kích thích giao dịch và gia tăng lợi nhuận từ các khoản vay ký quỹ.
Trong năm 2019, việc miễn phí giao dịch cho nhà đầu tư của một vài công ty chứng khoán đã thay đổi cục diện thị phần chứng khoán phái sinh rõ rệt.
Với lá bài tẩy miễn phí giao dịch, thị phần chứng khoán phái sinh và cơ sở trong năm 2020 được dự báo sẽ tiếp tục biến động mạnh.
Chứng khoán AIS là một trong những công ty nổi bật trên thị trường với việc miễn phí giao dịch chứng khoán cơ sở dài hạn cho khách hàng mở mới tài khoản tại công ty.
Đại diện công ty cho biết, AIS tự tin đầu tư mạnh vào hệ thống công nghệ thông tin giúp tinh giản bộ máy, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư cho khách hàng, đặc biệt trong những thời điểm thị trường khó đoán như trường hợp dịch bệnh Covid-19 vừa qua.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 25/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 25/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
* VNM: Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc HĐQT CTCP Sữa Việt Nam - Vinamink (VNM - HOSE) đã mua vào 400.000 cổ phiếu VNM từ ngày từ ngày 24/3 đến 22/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Liên đã nâng sở hữu tại VNM lên hơn 5,33 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,31%. Trái lại, một số thành viên ban lãnh đạo của VNM chỉ mua được hơn 72.000 cổ phiếu VNM trong tổng số 1 triệu cổ phiếu VNM đăng ký mua từ 24/3 đến 22/4.
* HHS: CTCP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy (TCH), cổ đông lớn của CTCP Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy (HHS - HOSE) đã mua vào 25 triệu cổ phiếu HHS từ ngày 3/4 đến 23/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, TCH đã nâng sở hữu tại CTH lên hơn 125,48 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 45,7%.
* PHR: CTCP Cao su Phước Hòa (PHR - HOSE) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với doanh thu thuần đạt 221 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 211 tỷ đồng, tăng 88%.
* BDC: Một số quỹ trong nhóm VinaCapital đã bán ra 1,4 triệu cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Dabaco (DBC - HOSE) trong phiên 22/4. Qua đó, giảm sở hữu xuống còn hơn 7,95 triệu cổ phiếu tỷ lệ 7,59%.
* DIG: Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng (DIG - HOSE) thông qua chủ trương mua hơn 1,51 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành riêng lẻ năm 2020 của DIC Resco, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau giao dịch, DIC sẽ nâng sở hữu tại DIC Recso lên 42,68%. Thời gian thực hiên trước ngày 25/4/2020.
* DRC: Bà Phạm Thị Hồng Hội, vợ ông Nguyễn Văn Hiệu - Thành viên HĐQT CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC - HOSE) đã mua vào 200.000 cổ phiếu DRC từ ngày 27/3 đến 24/4 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Hội đã nâng sở hữu tại DRC lên hơn 3,12 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2,4%.
* DTL: Bà Nguyễn Thanh Trúc, con ông Nguyễn Thanh Nghĩa - Chủ tịch HĐQT CTCP Đại Thiên Lộc (DTL - HOSE) đăng ký mua 2,2 triệu cổ phiếu DTL từ ngày 28/4 đến 27/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, bà Trúc sẽ nâng sở hữu tại DTL lên hơn 2,43 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,02%. Liên quan đến DTL, Công ty TNHH Sản xuất Thép Tâm Đức, cổ đông lớn của DTL đã bán bất thành 1 triệu cổ phiếu DTL đăng ký bán từ ngày 23/3 đến 21/4, qua đó, cổ đông trên vẫn nắm giữ hơn 12,01 triệu cổ phiếu DTL, tỷ lệ 19,81%.
* CAV: Ngày 04/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2019 của CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CAV - HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 05/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 25%, thanh toán bắt đầu từ ngày 20/5/2020.
* MWG: Ông Trần Kinh Doanh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG - HOSE) đã mua vào 720.000 cổ phiếu MWG từ ngày 27/3 đến 23/4 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Doanh đã nâng sở hữu tại MWG lên hơn 4,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1,03%.
* PDB: Bà Nguyễn Thị Minh Phượng, Thành viên Ban kiểm soát CTCP Pacific Dinco (PDB - HNX) đăng ký mua 300.000 cổ phiếu PDB từ ngày 28/4 đến 26/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, bà Phượng chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu PDB nào.
* VNT: CTCP VNT Holdings, cổ đông lớn của CTCP Giao nhận vận tải Ngoại Thương (VNT - HNX) đăng ký mua hơn 3,32 triệu cổ phiếu VNT từ ngày 27/4 đến 26/5 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, cổ đông trên đang nắm giữ hơn 2,77 triệu cổ phiếu VNT, tỷ lệ 23,36%.
* GMX: Ngày 07/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2 năm 2020 của CTCP Gạch ngói gốm Mỹ Xuân (GMX - HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 08/5. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%, thanh toán bắt đầu từ ngày 28/5/2020.
* TKC: Ông Trần Văn Sỹ, Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Tân Kỳ (TKC - HNX) đăng ký mua gần 490.000 cổ phiếu TKC từ ngày 28/4 đến 08/5 theo phương thức thỏa thuận. Hiện tại, ông Sỹ đang nắm giữ hơn 1,26 triệu cổ phiếu TKC, tỷ lệ 11,79%.
Lạc Nhạn
Góc nhìn chứng khoán: 'Ông kẹ' VNM tái xuất Kể từ khi trượt dài khỏi đỉnh vinh quang đầu 2018 nhường "ngôi" cho VIC, VHM và VCB cuối 2019, "siêu trụ" một thời VNM gần như mất hết sức ảnh hưởng. Đến hôm nay cổ phiếu này đột ngột tỏa sáng, một phần vì thị trường chung quá kém. VNM từng bị coi là blue-chips hết thời sau khi đạt đỉnh cao...