Kỷ lục 4 tê giác con chào đời trong vòng 16 tháng tại Vinpearl Safari
Vinpearl Safari Phú Quốc vừa đón cá thể tê giác trắng Châu Phi chào đời. Sự kiện lập kỷ lục 4 tê giác con liên tiếp được sinh ra tại một vườn thú trong vòng 16 tháng. Thành viên thứ 28 của đàn tê giác lớn nhất Việt Nam đã dũng cảm vượt qua thử thách sinh tồn đầu đời vô cùng li kỳ, góp phần tạo nên kỳ tích mới và khẳng định môi trường sống lý tưởng tại công viên chăm sóc, bảo tồn động vật hoang dã hàng đầu Đông Nam Á.
Tê giác vừa chào đời tại Vinpearl Safari Phú Quốc là một “bé trai” kháu khỉnh, nặng khoảng 50kg, thuộc loài tê giác trắng Châu Phi (White Rhinoceros). Là con trai của tê giác mẹ đầu đàn, với “hành trình nhập đàn” khá đặc biệt, “cậu bé” được đặt tên là Ura. Có nguồn gốc từ tiếng Nga, Ura là tiếng hô xung phong của người thủ lĩnh nhằm liên kết sức mạnh và sự đồng lòng cùng tiến lên giành chiến thắng. Vinpearl Safari lựa chọn tên gọi này với mong muốn cổ vũ mạnh mẽ cho tinh thần quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh của cả nước.
Phút giây chào đời trong đêm của Ura thật sự là khoảnh khắc khó quên với tất cả nhân viên vườn thú. Không chỉ vì tê giác mẹ chuyển dạ giữa thời kỳ chống dịch giai đoạn 2, do thai kỳ chỉ kéo dài 16 tháng, Ura được sinh ra với thể trạng không được cứng cáp như 3 anh chị trước đó.
Giây phút đầu đời của Ura
Thông thường, trong vòng 2 tiếng sau khi chào đời, tê giác con sẽ có thể tự đi lại và bú mẹ. Tuy nhiên, Ura loay hoay trong nhiều giờ liền nhưng vẫn không thể tự đứng vững. Sự lo lắng tăng dần. 2 tiếng, 4 tiếng, gần 6 tiếng… trôi qua, Ura vẫn không thể bú được dòng sữa mẹ đầu đời và khả năng sinh tồn đang đếm ngược. Nếu tình trạng kéo dài, “cậu bé” sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.
Trong khi đó, đúng như tập tính sinh sản thông thường, mẹ của Ura đã “kích hoạt” bản năng bảo vệ con, rất dễ bị căng thẳng và phản ứng hung dữ với mọi tác động lạ từ bên ngoài. Là tê giác cái đầu đàn với tính cách “thủ lĩnh”, người mẹ này khá khó chịu khiến việc đến gần là thử thách đầy nguy hiểm. Nếu bất cẩn khiến tê giác mẹ nổi giận, cả cá thể con và những người xung quanh sẽ bị tấn công bởi “người canh gác” nặng hơn 2.000kg.
Sau khi cân nhắc kỹ càng, Vinpearl Safari đã có quyết định vô cùng táo bạo là tiếp cận cự ly gần để hỗ trợ Ura bú mẹ lần đầu tiên. Hai nhân viên chăm sóc thân thiết nhất với mẹ Ura nhận nhiệm vụ thận trọng tiếp cận khu trại nuôi. Phương án được thống nhất bài bản: một người sẽ “giao tiếp” với tê giác mẹ để có thể đến gần, xoa dịu cơn đau hậu sản và sự lo lắng; một người nhận nhiệm vụ nặng nề hơn đó là đưa Ura đến gần với bầu sữa mẹ. Dùng tất cả các giác quan để tạo sự yên tâm cho cả hai mẹ con; mỗi bước chân đều phải rất nhẹ nhàng và gần như nín thở, bởi bất cứ sự cố bất thường nào đều có thể kích động tê giác mẹ. Sau hơn 30 phút căng thẳng, nhờ tình yêu thương và sự gắn kết với tê giác mẹ hàng ngày, tổ chăm sóc đã đưa hai mẹ con đến gần nhau. Ura bú mẹ thành công vào thời khắc đầu tiên của ngày mới.
Sau khi vượt qua thử thách sinh tồn khắc nghiệt đầu đời, Ura vẫn cần tập đứng, đi và bú mẹ thành thục. Suốt thời gian này, nhân viên chăm sóc túc trực 24/24. Sau 2 ngày, cả vườn thú vỡ òa niềm vui khi Ura cuối cùng đã có thể tung tăng chạy nhảy, hòa nhập với đàn. Sự xuất hiện của “cậu bé” đặc biệt này tiếp tục gia tăng kỷ lục bảo tồn của Vinpearl Safari Phú Quốc. Chỉ trong vòng 16 tháng, nơi này đón 4 tê giác liên tiếp chào đời. Đây là kỳ tích hy hữu bởi suốt hơn 1 thập kỷ trước đó, Việt Nam chỉ có đúng 1 ca sinh nở thành công của loài động vật được ghi nhận đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 3/2020, “đại gia đình” tê giác trắng đã chào đón cô bé Winnie cá tính lém lỉnh, hiếu động, thường xuyên “bắt nạt” anh chị. Và không thể không nhắc đến Hakuna Matata và Cà phê, 2 cá thể tê giác ra đời cách nhau 17 ngày vào năm 2019 đang lớn nhanh như thổi, cực kỳ háu ăn và sắp đạt ngưỡng trọng lượng 1 tấn. Hiện Vinpearl Safari sở hữu đàn tê giác lớn nhất Việt Nam với 28 thành viên.
Tê giác trắng là một trong 5 loài tê giác hiếm hoi còn tồn tại trên thế giới với môi trường sống ngoài tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. Trước thực trạng đó, Vinpearl Safari đầu tư thực hiện Chương trình bảo tồn chuyển chỗ cho tê giác trắng và được các chuyên gia, cơ quan khoa học đánh giá cao, tạo nên môi trường sống tự nhiên, phù hợp cho loài thích nghi và phát triển. Sự ra đời liên tiếp của tê giác trắng tại đây là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của chương trình, trở thành “hiện tượng” đối với một công viên bảo tồn và chăm sóc động vật hoang dã.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, đã có 216 cá thể thuộc hơn 30 loài với các nhóm đặc biệt quí hiếm, nguy cấp như: hươu vàng, linh dương sừng thẳng Ả-rập, linh dương sừng mác, tê giác trắng, hổ Bengal… được khai sinh tại Vinpearl Safari Phú Quốc. Riêng ở VinWonders Nam Hội An, River Safari là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam ấp nở thành công thiên nga trắng cổ đen với môi trường điều kiện sông nước đặc trưng và chế độ chăm sóc kỳ công; cùng hàng loạt “F1″ quý hiếm như 4 sư tử trắng châu Phi, 2 cá thể hươu sao và 3 cá thể hổ trắng…
Đến với hệ thống Vinpearl Safari, du khách không chỉ được khám phá cuộc sống thiên nhiên hoang dã đầy kỳ thú mà còn được chứng kiến trọn vẹn quá trình sinh trưởng của các loài thú được sinh ra ngay tại nơi đây. Hiện nay, đơn vị này đang chăm sóc hơn 5.000 cá thể động vật thuộc hơn 250 loài, trong đó có 40 loài thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm cùng 1.200 loài thực vật…
Là vườn thú đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ Welfare Certification về đảm bảo điều kiện phúc trạng động vật của Hiệp hội vườn thú Đông Nam Á – SEAZA và gia nhập Hiệp hội vườn thú Thế giới – WAZA chỉ sau hơn 4 năm thành lập, Vinpearl Safari ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng về cứu hộ, bảo tồn và chăm sóc, nâng cao phúc trạng động vật hoang dã ở cấp độ toàn cầu./.
Tê giác con cực kỳ đáng yêu chào đời tại Vườn thú Auckland
Con tê giác trắng phương Nam bé nhỏ 12 ngày tuổi, còn chưa được đặt tên, là bé tê giác đầu tiên sinh ra tại vườn thú Auckland trong vòng 20 năm qua.
Con tê giác 12 ngày tuổi tại Vườn thú Auckland. (Nguồn: Supplied/NZherald)
Theo NZ Herald, một con tê giác con mới chào đời đang bắt đầu quá trình khám phá ngôi nhà mới của mình ở vườn thú Auckland, New Zealand.
Con tê giác trắng phương Nam bé nhỏ 12 ngày tuổi, còn chưa được đặt tên, là bé tê giác đầu tiên sinh ra tại vườn thú Auckland trong vòng 20 năm qua.
Jamila, tê giác mẹ, đã mang thai đứa con đầu tiên này trong vòng 16 tháng, và tê giác sơ sinh đã chào đời nhanh chóng sau 1 giờ chuyển dạ.
Tommy Karlsson, trưởng bộ phận chăm sóc các loại thú thuộc họ móng guốc tại vườn thú, cho biết khoảng thời gian dài mà họ đã hồi hộp chờ đời sinh mạng mới nhất này chào đời đã đem lại kết quả "hoàn toàn xứng đáng."
Karlsson và nhóm của ông, những người đã trực tiếp chứng kiến quá trình sinh nở "thú vị và căng thẳng" này qua camera an ninh với ánh sáng mờ ảo, cho biết tê giác mẹ Jamila đã xử lý tình huống một cách xuất sắc để chào đón cô bé đến với thế giới."
Con tê giác 12 ngày tuổi tại Vườn thú Auckland. (Nguồn: Supplied/NZherald)
Con tê giác nhỏ đã có thể đi bộ trong vòng 25 phút và bú rất khỏe vào buổi chiều tối. Ông ước tính trọng lượng của con tê giác "bé nhỏ" khi ra đời là vào khoảng 65kg.
"Jamila giờ tập trung hoàn toàn vào đứa con mới sinh, và chúng tôi cũng rất vui mừng khi ngắm nhìn cô bé tê giác nhỏ," ông cho biết. "Bé tê giác đang lớn lên từng ngày, và việc nhìn ngắm nó bắt đầu chập chững đi, nhảy những bước ngắn, gần như là nhảy múa, thật hết sức đáng yêu."
Jamila và đứa con đang trải qua những ngày đầu tiên bên nhau một cách thoải mái tại một khu vực trong nhà ấm áp với phần không gian mở ngay bên cạnh.
Để phục vụ cho điều kỳ diệu nhỏ bé này, mới đây vườn thú Auckland đã nâng cấp đáng kể khu vực dành cho đàn tê giác, bổ sung thêm một nơi trú ẩn rộng lớn.
"Đây vẫn là những ngày đầu, Jamila và đứa con nhỏ vẫn chưa ra khỏi nơi trú ẩn. Chúng tôi để cho Jamila cảm thấy thoải mái, và khi nào cô tê giác này đã cảm thấy sẵn sàng, chúng tôi sẽ để cho du khách được tận mắt ngắm nhìn bé tê giác nhỏ này," Karlsson cho biết.
Con tê giác 12 ngày tuổi tại Vườn thú Auckland. (Nguồn: Supplied/NZherald)
Tê giác mẹ Jamila và tê giác bố 30 tuổi Zambezi đã kết đôi từ năm 2019 theo lời khuyên của ZAA (Hiệp hội Sở thú và Thủy cung Australia) nhằm quản lý chương trình nhân giống cho loài tê giác châu Phi đang bị đe dọa này.
Zambezi được chuyển đến từ Vườn thú Hamilton để thực hiện nhiệm vụ, Jamila được xác nhận mang thai vào tháng 4 năm ngoái bằng cách kiểm tra lượng hormone progesterone trong phân của Jamila.
Giám đốc điều hành bộ phận cơ sở vật cất của vườn thú Auckland, Chris Brooks, cho biết sự ra đời của con tê giác nhỏ thực sư là một đặc ân hiếm có của tự nhiên đối với vườn thú này.
"Vườn thú Auckland hỗ trợ phục hồi quần thể tê giác ở Zimbabwe và Sumatra, và sự xuất hiện của con tê giác mới sinh này sẽ giúp chúng tôi làm nổi bật hơn nữa tầm quan trọng của việc bảo tồn những loài động vật tuyệt vời này trong tự nhiên."
Một số thông tin về tê giác:
- Vườn thú Auckland có bốn con tê giác trắng phương Nam; Jamila (8 tuổi), chú tê giác con mới sinh chưa được đặt tên, tê giác bố Zambezi (30 tuổi) và con trai của Zambezi, Inkosi (18 tuổi), chúng đều thuộc chương trình nhân giống đối với các loài "đang sắp sửa bị đe đọa theo sách đỏ của IUCN do ZAA thực hiện.
- Tê giác con mới sinh của Jamila là con tê giác đầu tiên được sinh ra tại vườn thú Auckland sau 20 năm, tê giác con chào đời trước đó là Kito, chào đời năm 2000. Kito sau đó được chuyển đến Vườn thú Hamilton vào năm 2007.
- Các mốc quan trọng trong cuộc đời của một con tê giác: Tê giác sơ sinh cần 10-12 lít sữa mẹ mỗi ngày trong năm đầu tiên, và đặc biệt lớn rất nhanh trong vòng 18 tháng đầu. Nó sẽ cần đến mẹ trong vòng 18 tháng đến 2 năm đầu tiên của cuộc đời, sau đó, nó sẽ sống tự lập hơn.
- Việc bảo tồn loài tê giác trắng phương Nam "đang bị đe dọa" của châu Phi là một chiến dịch rất thành công. Loài tê giác này từ ở nguy cơ gần như tuyệt chủng vào đầu những năm 1900, với số lượng chỉ còn khoảng từ 50-100 con trong tự nhiên, đã lên đến 18.000 con ngày nay. Tuy nhiên, chúng vẫn phải đối mặt với những nguy cơ về môi trường sống, các bất ổn chính trị và đặc biệt là nạn săn bắn trộm để lấy sừng.
Nhiều động vật nguy cơ tuyệt chủng Năm ngoái, thế giới đã chứng kiến một số loài động vật đã gần hoặc hoàn toàn tuyệt chủng. Có thể kể như cá mái chèo Trung Quốc, tê giác Sumatra và hổ Đông Dương - đã tuyệt chủng trong tự nhiên nhưng một số ít vẫn còn sống trong điều kiện nuôi nhốt. Hai con tê giác trắng cuối cùng ở Châu...