Kỳ lạ VEAM: Lãnh đạo bị bắt, COVID -19 càn quét, lợi nhuận cao hơn doanh thu
VEAM trải qua nhiều khó khăn sau khi loạt sếp lớn bị bắt, cơ cấu lãnh đạo xáo trộn, song quý I/2020 vẫn đạt lợi nhuận cao hơn hẳn doanh thu.
Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, mã chứng khoán VEA) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với doanh thu sụt giảm đáng kể. Theo đó, doanh thu trong kỳ đạt 998 tỷ đồng, giảm128 tỷ đồng, tương đương 11,4% so với quý 1/2019.
VEAM vẫn đạt lợi nhuận cao hơn doanh thu trong quý I/2020.
Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tốc độ đi lùi mạnh hơn, giảm từ 1.087 tỷ đồng xuống 902 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của VEAM tăng 57,8 tỷ đồng, tương đương 152% lên 95,8 tỷ đồng.
Trong kỳ, VEAM ghi nhận chi phí tài chính giảm mạnh từ 5,8 tỷ đồng xuống 3,3 tỷ đồng nhưng doanh thu cải thiện đáng kể, từ 177 tỷ đồng lên 229 tỷ đồng.
Các công ty liên kết hoạt động hiệu quả mang về cho VEAM khoản lợi nhuận lên đến 1.165 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 1.209 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
VEAM cũng đã nỗ lực cắt giảm chi tiêu, bên cạnh chi phí tài chính, chi bán hàng giảm từ 25,4 tỷ đồng xuống 16,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng nhẹ từ 99,2 tỷ đồng lên 99,7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đa số các chỉ tiêu đều tăng trưởng nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng từ 1.293 tỷ đồng lên 1.371 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế tăng 54 tỷ đồng, tương đương 4,2% lên 1.325 tỷ đồng.
Có thể thấy, lợi nhuận sau thuế tại VEAM cao hơn hẳn doanh thu. Điều đó cho thấy, VEAM có các chỉ tiêu tài chính khả quan không phải từ hoạt động kinh doanh chính.
Hiện các công ty liên kết là yếu tố chính mang lại hiệu quả cho VEAM. Trong năm 2019, Honda và Toyota là những đơn vị “giải cứu” cho đà đi lùi của VEAM.
Cụ thể, trong năm 2019, doanh thu hoạt động tài chính của VEAM đạt 7.827 tỷ đồng, tăng 2.332 tỷ đồng, tương đương 42,4% so với năm 2018. Cổ tức và lợi nhuận được chia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu hoạt động tài chính, đạt 6.980 tỷ đồng, chiếm 89,2% doanh thu tài chính.
Trong đó, đóng góp của Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam là lớn nhất. Honda Việt Nam mang về cho VEAM khoản cổ tức, lợi nhuận được chia lên đến 5.824 tỷ đồng, tăng so với 4.495 tỷ đồng. Còn lợi ích mà Toyota Việt Nam mang lại là 841 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 622 tỷ đồng của năm 2018.
Thế nhưng, trong quý I/2020, Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam chưa thực hiện chi trả cổ tức nhưng VEAM vẫn tăng trưởng nhanh về lợi nhuận. Đó là do các công ty liên kết khác mang về cho VEAM khoản lãi 1.165 tỷ đồng. Ngoài ra, tiền gửi tiết kiệm cũng đóng góp vai trò rất lớn vào sự tăng trưởng của VEAM.
Do những khoản cổ tức khủng mà Honda Việt Nam và Toyota Việt Nam mang lại, VEAM có lượng tiền mặt rất dồi dào. Tại thời điểm 31/3/2020, VEAM có tới 12.750 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại nhiều ngân hàng. Khoản tiền này mang về cho VEAM tiền lãi 227 tỷ đồng, chiếm 99% doanh thu hoạt động tài chính.
Liên quan đến VEAM, mới đây, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can với Vũ Quang Tâm, nguyên Phó Tổng giám đốc, hiện là thành viên Hội đồng quản trị, để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Trần Ngọc Hà, nguyên tổng giám đốc VEAM, về cùng tội danh. Ông Hà đã bị khởi tố trước đó trong cùng vụ án.
Trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra VEAM và một số đơn vị thành viên.
Bên cạnh đó, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố 4 bị can, gồm Trần Ngọc Hà, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên tổng giám đốc VEAM; Lâm Chí Quang, nguyên Tổng giám đốc VEAM; Vũ Từ Công, Phó tổng giám đốc VEAM; Nguyễn Mạnh Chung, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Máy kéo nông nghiệp.
Trích dự phòng tài chính lớn, Vinapharm (DVN) báo lợi nhuận giảm hơn 1 nửa trong quý 1
Năm 2020 DVN lên kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác gần 5.854 tỷ đồng, tăng 1% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế giảm 10% còn 216 tỷ đồng do lãi liên kết dự kiến giảm.
Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (UpCOM: DVN) đã công bố BCTC hơp nhất quý 1/2020 với doanh thu thuần ghi nhận gần 1.322 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Chi phí giá vốn tăng nhẹ hơn nên lợi nhuận gộp tăng 13% cùng kỳ lên 117,6 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ giảm mạnh 27% xuống còn 14,8 tỷ đồng chủ yếu do trong kỳ khoản cổ tức được chia giảm mạnh từ 10,8 tỷ xuống chỉ còn 218 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí tài chính tăng mạnh từ 21,4 tỷ đồng lên 53,6 tỷ đồng nên sau khi khấu trừ các khoản chi phí thuế công ty báo lãi 28,1 tỷ đồng, giảm hơn 1 nửa kết quả đạt được cùng kỳ 2019.
Theo thuyết minh BCTC chi phí tài chính tăng cao là do trong kỳ công ty tiến hành trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư 33,4 tỷ đồng, trong khi quý 1/2019 chỉ trích lập 1,4 tỷ.
Tính đến 31/3/2020 DVN đang đầu tư góp vốn vào nhiều công ty dược trong đó đang tiến hành trích lập dự phòng lớn cho Hóa - Dược phẩm Mekophar (MKP) số tiền gần 25 tỷ đồng; Y Dược phẩm Vimedimex (VMD) số tiền gần 14 tỷ đồng, Dược phẩm Trung ương 2 (DP2) số tiền 6,4 tỷ đồng...
Theo báo cáo thường niên, năm 2020 DVN lên kế hoạch tổng doanh thu và thu nhập khác gần 5.854 tỷ đồng, tăng 1% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế giảm 10% còn 216 tỷ đồng do lãi liên kết dự kiến giảm.
Lãnh đạo công ty nhận định các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (lên đến 80%). Các công ty thành viên của DVN bị ảnh hưởng nặng nề do nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất dược phẩm từ Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhiều khó khăn, giá tăng và không ổn định. Thị trường dược phẩm trong nước cũng đang cạnh tranh rất gay gắt, đặc biệt là cạnh tranh về giá.
Theo đánh giá của DVN, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế và dược phẩm vẫn có khả năng duy trì tăng trưởng do dịch Covid-19 tác động không đáng kể tới đầu ra tại thị trường nội đại. Doanh thu kênh nhà thuốc (OTC) tăng trưởng mạnh do tâm lý tích trữ và nhu cầu bảo vệ sức khỏe. Trong khi kênh bệnh viện (ETC) chưa có nhiều tác động và vẫn chịu ảnh hưởng chủ yếu từ quy định đấu thầu thuốc hơn dịch Covid-19.
DVN cho biết Bộ Y tế đang thực hiện các bước trong lộ trình thoái vốn nhà nước theo quyết định của Thủ tướng. Bộ Y tế đã thực hiện xong việc lựa chọn đơn vị tư vấn xác định giá khởi điểm và đang thực hiện lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng phương án thoái vốn.
KQKD ngành nhiệt điện quý 1: Nhiều doanh nghiệp lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ Lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 của Nhiệt điện Hải Phòng gấp đôi cùng kỳ. Những tháng đầu năm 2020 này, khi nhắc đến bất cứ ngành nghề kinh doanh nào, hầu hết đều có những mối "liên hệ" đến ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và những tác động của nó. Ngành nhiệt điện cũng là một trong những ngành chịu tác...