Kỳ lạ tập tục an táng trên cây giúp linh hồn lên thiên đường
Tại Tây Tạng, những đứa trẻ không may qua đời sớm sẽ được mộc táng (tức quan tài treo trên cây). Người Nyingchi và Kangbei thực hiện tập tục mộc táng vì quan niệm điều này sẽ giúp linh hồn đứa trẻ thuận lợi lên thiên đường.
Người Nyingchi và Kangbei sống ở Tây Tạng (Trung Quốc) duy trì tập tục mộc táng dành cho những đứa trẻ không may qua đời sớm.
Thay vì tiến hành địa táng ( chôn cất dưới mặt đất), người Nyingchi và Kangbei sẽ đặt thi hài những đứa trẻ vào trong quan tài gỗ nhỏ.
Kế đến, người thân của đứa trẻ qua đời sớm sẽ treo cỗ quan tài của con cái lên trên cây.
Trong đó, quan tài chứa thi hài bé trai được treo cao hơn so với những bé gái.
Những chiếc cây được lựa chọn để làm nơi yên nghỉ cho các bé thường là những cây to lớn.
Những cây này thường ở sâu trong rừng hay tại ngã ba của một con sông.
Vì vậy, một số cây lớn được lựa chọn là nơi yên nghỉ của nhiều đứa trẻ.
Người Nyingchi và Kangbei thực hiện mộc táng cho con cái vì tin rằng việc làm này sẽ giúp linh hồn các bé dễ dàng lên thiên đường.
Khi thực hiện tập tục này, linh hồn trẻ em không may qua đời sớm sẽ không nán lại trần thế, quấy phá và làm hại những đứa trẻ khác.
Mời độc giả xem video: Không gian văn hóa Tây Tạng giữa lòng Hà Nội. Nguồn: VTC10.
Phát hiện bộ hài cốt 4.500 năm tuổi được chôn với tư thế kỳ lạ
Các nhà khảo cổ học ở Đức mới đây đã phát hiện ra bộ xương khoảng 4.500 năm tuổi của một người phụ nữ được chôn cất từ hàng ngàn năm trước trong một ngôi mộ đơn giản nhưng có phần 'thú vị'.
Một bộ hài cốt khoảng 4.500 tuổi của người phụ nữ được tìm thấy trong một ngôi mộ ở vùng nông thôn Đức.
Các nhà khảo cổ ở Đức cho biết họ đã phát hiện ra bộ xương của người phụ nữ được chôn cất từ hàng ngàn năm trước trong một ngôi mộ đơn giản nhưng có phần "thú vị".
Hài cốt của người phụ nữ được chôn cất tại Đức
Phát hiện " kỳ lạ" này được thực hiện bởi Philipp Roskoschinski và một nhóm các nhà khảo cổ từ công ty Archaeros trong một cuộc khai quật tại Uckermark, một quận ở nông thôn cách 60 dặm về phía đông bắc của Béc-lin.
Mặc dù ngôi mộ rất nhỏ, nhưng tư thế và vị trí chôn cất của người phụ nữ cho thấy mối liên hệ với các tập tục chôn cất từ xa xưa được phát hiện thấy ở xa như Scotland. Nhóm các nhà khảo cổ mô tả phát hiện này là "điều kỳ lạ chưa từng thấy".
Tư thế chôn cất của bộ hài cốt
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Tagespeigel, nhà khảo cổ học Roskschinski Bộ hài cốt được đặt ở một trong những tư thế chôn cất lâu đời nhất ở châu Âu, người phụ nữ nằm lệch về phía bên phải và đầu hướng về phía bắc, với hai chân và cánh tay uốn cong thành một tư thế của thai nhi.
Đó là một vị trí chôn cất tương tự với một cơ thể khác được tìm thấy trên đảo Tiree của Scotish, nơi các nhà khảo cổ cho rằng đã hơn 5.000 năm tuổi và trên thực tiễn có thể phát kiện "kỳ lạ" này là một dấu hiệu của một loại thực hành chia sẻ mà nhiều dân cư khác nhau trên khắp châu Âu đã thực hành.
Theo một báo cáo trên tạp chí Newsweek, vẫn còn nhiều câu hỏi hơn là lời giải đáp cho sự bí ẩn về bộ hài cốt mà các nhà khảo cổ phát hiện ở Uckermacker, cùng với đó là một vài manh mối về cuộc sống của người phụ nữ.
Nhà khảo cổ Roskoschinski- người phụ trách cuộc khai quật cho biết: " Thật không may, không có bất kỳ manh mối nào khác trong ngôi mộ có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống của người phụ nữ này".
Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tiến hành một loạt các xét nghiệm di truyền trên bộ hài cốt để thử và tìm hiểu thêm về bất kỳ tình trạng sức khỏe nào mà người phụ nữ có thể gặp phải.Họ cũng sẽ kiểm tra các mẫu răng để nghiên cứu về chế độ ăn uống của cô ấy để thử và tìm hiểu thêm về lối sống của cô ấy, và có thể là cả vị thế xã hội của cô ấy.
Phần còn lại trên bộ xương cho thấy rõ ràng dấu hiệu của bệnh còi xương, một căn bệnh do thiếu vitamin D, thường là do thiếu ánh sáng mặt trời.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về tình trạng này có thể người phụ nữ bị ép buộc phải ở trong nhà phần lớn cuộc đời của mình khi còn sống, có lẽ là dấu hiệu của một vai trò tôn giáo đặc biệt.
Sự thật rợn người tục thiên táng linh thiêng ở Tây Tạng Tập tục thiên táng được thực hiện ở Tây Tạng trong suốt nhiều thế kỷ. Đối với người dân địa phương, tục lệ mai táng này hết sức linh thiêng nhằm giúp linh hồn người quá cố được đầu thai chuyển kiếp. Tây Tạng nổi tiếng với tập tục thiên táng hay còn gọi điểu táng có truyền thống lâu đời. Tập tục...