Kỳ lạ phong tục cô dâu gào khóc liên tục cả tháng trước khi lấy chồng
Với người dân tộc Thổ Gia ở Trung Quốc, tiếng khóc trước ngày cưới càng to càng thể hiện được sự hiếu thảo, đức hạnh và trí tuệ của cô dâu.
Khóc cưới là một nghi thức truyền thống trong hôn lễ của người Thổ Gia, Trung Quốc. Dù muốn hay không, cô dâu cũng buộc phải khóc trước ngày lên xe hoa. Tiếng khóc thay lời tạm biệt cha mẹ, người thân và chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của chính mình.
Mẹ, bà ngoại và người thân của cô dâu sẽ cùng khóc cưới trước khi hôn lễ được cử hành – Ảnh: Baidu
Nghi lễ khóc cưới được cho là xuất phát từ thời Chiến Quốc (năm 475-221 TCN). Trước khi công chúa nước Triệu bị ép gả sang nước Yên, người mẹ đã quỳ dưới chân, khóc lóc và cầu mong cô sớm được trở về. Tục khóc cưới bắt đầu từ đó và được người Thổ Gia duy trì đến ngày nay.
Theo đó, những cô gái Thổ Gia dùng tiếng khóc để “chào mừng” ngày trọng đại của đời mình. Thông thường, trước khi cưới 1 tháng, cô dâu sẽ phải ngồi khóc liên tục 60 phút mỗi ngày trong một căn phòng lớn. Tới 10 ngày tiếp theo, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con mình. Và trong 10 ngày cuối cùng của công cuộc “khóc gả”, tất cả nữ giới trong gia đình sẽ cùng khóc với cô dâu. Cô dâu phải khóc thật nức nở trong ngày cưới thì cuộc hôn nhân mới được may mắn và suôn sẻ.
Các cô gái được học “khóc gả” từ rất sớm.
Từ khi mới 12-13 tuổi, các cô gái của dân tộc này bắt đầu được học “khóc gả”. Trong mắt họ, những cô gái được gả về nhà chồng khóc càng to, càng não nề thì càng được nhà chồng đánh giá cao. Người Thổ Gia coi việc có hát được “khúc khóc gả” hay không là cơ sở để đánh giá tài trí và sự hiền lương của cô gái.
“Khúc khóc gả” được chia thành nhiều phần, mỗi phần dành cho một đối tượng nhất định, như: khóc bố mẹ, khóc anh chị, khóc cô dì chú bác, khóc từ biệt tổ tông, … hay khóc cho “một người nào đó”.
Mỗi người đến chào tạm biệt tặng cho cô dâu một món quà và họ cùng nhau khóc. Nếu người đến thăm không khóc sẽ bị coi là bất lịch sự và cô dâu cảm thấy bị coi thường. Ở một số địa phương như tỉnh Hồ Nam, mẹ chồng của cô dâu đứng sau nhà để lắng nghe những giai điệu này.
Cô dâu nào không khóc trong ngày cưới sẽ bị hàng xóm láng giềng khinh thường và trở thành trò cười cho cả làng.
Trong cộng đồng người dân tộc Thổ Gia ở tỉnh Hồ Nam, cô dâu còn thực hiện nghi thức mắng bà mai. Trước đây, khi những hủ tục hôn lễ còn tồn tại, cô dâu Thổ Gia bị ép gả cho những người đàn ông lạ mặt, nên dùng lời ca để oán than và trách mắng. Tuy nhiên, sau này, tục mắng được xem là một hình thức mang lại may mắn cho người làm mai.
Hiện nay, tuy nghi lễ này không còn phổ biến như trước nữa, nhưng vẫn có rất nhiều gia đình người Thổ Gia coi nó như một thủ tục buộc phải có trước khi cử hành hôn lễ.
Không biết đang chụp ảnh cưới hay là ảnh cười nữa?
Những khoảnh khắc hài hước xảy ra trong các đám cưới khiến cho khách khứa được trận cười vỡ bụng.
Đến giờ rồi mà còn đang đi vớt váy cưới thế này.
Giờ cứ phải phong cách thổ dân mới khác lạ các thím ạ.
Đừng bao giờ mời người yêu cũ đi đám cưới nhé.
Cuối cùng chúng ta cũng đến được với nhau rồi.
Cứ bình tĩnh để "quàng thượng" nghỉ ngơi một tí đã, cưới hỏi tính sau.
Hoa này của cháu hái ở ngoài vườn vào đấy chứ.
Yếu thế này thì làm sao cưới được em hả các anh?
Đến giờ này còn nghĩ chạy được anh hả em?
Chụp cho cô dâu chú rể một bức ảnh cũng không yên.
Thế này thì còn cưới hỏi cái nỗi gì nữa hả trời.
Mất bao nhiêu công sức người ta chuẩn bị lại thành ra thế này đây.
Tại sao anh lại nỡ bỏ rơi em để đi theo cô ta chứ.
Theo danviet.vn
Tục lệ về đồ sính lễ được tuân thủ ở Nigeria, bất chấp những lo ngại Những người chỉ trích nói rằng truyền thống phổ biến của châu Phi là tặng tiền mặt và quà cáp cho gia đình cô dâu trước khi kết hôn, gọi là "đồ sính lễ", làm hạ cấp phụ nữ với việc quy một một người vợ ra thành giá trị tiền tệ bắt buộc. Ở Nigeria, áp lực tài chính trong một trường...