Kỳ lạ những tập tục “mây mưa” của sơn nữ Việt
Càng ngủ với nhiều đàn ông càng tốt, quan hệ tình dục một đêm để được xóa nợ… là tập tục kỳ lạ của một số dân tộc thiểu số Việt Nam.
Cô gái Dao đỏ.
Phong tục “coong trình” phóng khoáng của người Dao đỏ
Ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai – khu vực nhiều người Dao đỏ sinh sống có phong tục lạ được gọi là “coong trình”, gần giống như chuyện ngủ thăm ở một số dân tộc vùng cao. Khi người con trai, hoặc con gái từ nơi khác đến thôn bản mình chơi, những chàng trai cô gái kéo đến, nếu cô gái thích chàng trai kia thì đêm ấy cô gái rủ chàng trai ra đầu sàn, hoặc ra rừng tâm sự, họ có thể ngủ với nhau, tự nguyện, không ai cấm. Nếu ngủ với vợ người khác, phải được người phụ nữ ấy đồng ý, không may bị bắt được thì phải nộp phạt…
Sau những đêm “coong trình” những đôi trai gái nào thích nhau tự nguyện lấy nhau thì hai gia đình sẽ bàn việc cưới. Theo quan niệm của người Dao đỏ, khi về thế giới bên kia những người phụ nữ phải có nhiều người đàn ông bên cạnh để giúp họ vượt qua những gian khó của kiếp ma. Người cõng qua suối, người chặt củi, người đốn cây làm nhà, người cày ruộng làm nương… nghĩa là càng ngủ với nhiều người đàn ông càng tốt. Người ta không coi quan hệ ngoài vợ chồng thuộc phạm trù đạo đức.
Chuyện quan hệ tình dục của người Dao đỏ khá phóng khoáng. Có người giải thích rằng, do cuộc sống khép kín của cộng đồng người Dao đỏ, nên quan hệ hôn nhân cận huyết nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hoặc những đứa trẻ sinh ra dị dạng, hoặc không phát triển trí tuệ và thể hình. Chính vì thế người phụ nữ Dao đỏ muốn duy trì nòi giống bằng cách quan hệ với nhiều người đàn ông khác với vóc dáng cao to, đẹp trai để sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, xinh đẹp. Cái lý của người Dao đỏ là: Không cho mượn, không cho xin, chỉ ăn cắp thôi. Nếu chồng người ta bắt được thì nộp phạt đôi gà và chai rượu, nhẹ nhàng không đáng kể.
“Mây mưa” một đêm để… trả nợ
Với người K’Ho trên cao nguyên Lâm Đồng trước đây, ngoại tình, bỏ vợ bỏ chồng… vốn được coi là trọng tội và bị phạt rất nặng.
Bà mẹ K’Ho kể lại, ngày trước, khi phạm tội sẽ bị phạt bắt vạ bằng trâu, bằng bò, bằng ché… Có người suốt đời cũng không thể trả hết nợ, phải đi vay để trả nợ làm hòa. Một số luật tục nếu phạm phải sẽ bị phạt như: Người phụ nữ nào ngoại tình trước khi hết tang chồng thì phải nộp phạt cho gia đình người chết 6 con trâu, 1 chiếc áo, 1 cái mền, 1 vòng đeo cổ, và làm lễ giao hòa phải nộp thêm một ché rượu, 1 con vịt và 1 con gà mái.
Video đang HOT
Gia đình dân tộc K’Ho.
Hay, người chồng đã lập gia đình mà ăn nằm với một người đàn bà khác thì phải nộp cho người vợ bị phản bội ít nhất 6 con trâu, 2 con dê, 1 con gà mái, 1 ché rượu, 1 cái áo, 1 vòng đeo cổ, còn cô người tình thì phải nộp phạt 6 con trâu. Những người không đủ sản vật để nộp thì bị cộng đồng coi thường, khinh bỉ. Với người quyến rũ người chồng hay vợ người khác có thể bị giết chết, quăng xác xuống suối mà không hề mắc phải tội giết người.
Nghiêm khắc là vậy nhưng luật tục của người K’Ho cũng có những điểm “dễ dãi” lạ thường. Luật tục cho phép gia đình chủ nợ có thể ăn nằm với con nợ để “lấy nợ”, nếu như hai bên đều thuận tình đồng ý. Sau đêm “mây mưa” ấy, con nợ nghiễm nhiên được coi như đã trả hết nợ, và hai bên sẽ không còn ràng buộc, nợ nần gì nhau nữa.
Được luật tục cho phép, nhưng trả nợ bằng thân xác là phương án cuối cùng người dân tộc này phải lựa chọn vì với người K’Ho danh dự cũng rất quan trọng.
Nơi cho phép trai gái được… tình một đêm
Hàng năm, vào ngày 16 và 17/1 (Âm lịch), thôn Cà Roòng, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình lại tưng bừng tổ chức lễ hội Đập trống. Lễ hội có một điều đặc biệt – “đêm trời cho” như món quà tặng tuyệt vời dành riêng cho những cặp tình nhân, những đôi trai gái của núi rừng được tự do đến với nhau trong đêm trăng tình tự.
Lễ hội Đập trống.
Trong “đêm trời cho”, trai gái yêu nhau không kể già trẻ, người Ma Coong hay người Arem, Vân Kiều, người trong bản hay ngoài bản, kể cả những vị khách đến từ nước bạn Lào đều dắt nhau đến những nơi chỉ có hai người mà thôi. Ở đó, họ sẽ nói với nhau những lời đường mật, sẽ trao nhau những cử chỉ ân cần, những hành động âu yếm, những lời thề non hẹn biển.
Những người đã có gia đình, trước đây yêu nhau mà không lấy được nhau cũng được tự do trọn một đêm với người mà mình ngày đêm mơ tưởng mà không ai được quyền cấm đoán. Mỗi năm chỉ có một đêm duy nhất, đêm của yêu đương nồng nàn, đêm của đam mê cháy bỏng, không ghen tuông, không giận hờn, chỉ có những chuyện tình bất tận sáng như ánh trăng, bí ẩn như núi rừng và ngọt ngào như tiếng suối đêm. Cho đến sáng hôm sau, khi tiếng gà gáy vang rừng, khi mặt trời đỏ rực sau dãy núi đằng đông, họ mới lưu luyến trở về với gia đình để bắt đầu một ngày lao động mới, không quên trao nhau một lời hẹn cho mùa trăng tới.
Theo xahoi
Giải mã bí ẩn sơn nữ xinh như mộng nhờ... tắm tiên
Xung quanh tục lệ tắm tiên và lý giải vẻ đẹp làm nghiêng ngả núi rừng của các thiếu nữ miền sơn cước là những câu chuyện khá ly kỳ.
Các cô gái bản Côi tắm tiên
Dù quanh năm vất vả với việc phải băng rừng, lội suối tìm kế sinh nhai nhưng con gái ở bản Côi, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An vẫn đẹp lạ kỳ. Bản Côi từ bao đời nay luôn tự hào việc sinh ra rất nhiều cô gái xinh như những công chúa.
Đẹp như công chúa nhờ tắm tiên
Bí thư Chi bộ bản Côi, ông Cút Xuân Thiệt khẳng định, con gái nơi đây đẹp hơn hẳn con gái những vùng khác. Bằng chứng là dù nghèo đói, ít học nhưng thanh niên khắp nơi, có người ở cả ngoài thị trấn huyện đều lặn lội vào đây tìm người lấy làm vợ. Nổi tiếng xinh đẹp nên tại các cuộc thi sắc đẹp ở địa phương, con gái bản Côi luôn được lựa chọn để tham gia và họ luôn là những người dành ngôi cao nhất.
Người dân bản địa có truyền tai nhiều sự tích lý giải về nhan sắc của những cô gái trong bản. Tuy nhiên, hầu hết những câu chuyện đó mang màu sắc cổ tích, thiếu thực tế. Cách giải thích mang tính khoa học hơn cả là việc từ bao đời nay, nhờ tắm dòng suối mát của núi rừng, cộng với khí hậu tuyệt vời ở vùng đất này nên con gái nơi đây mới xinh đẹp đến vậy.
Giếng Khộp nổi tiếng khắp các miền với tục tắm tiên.
Người dân nơi đây cho rằng, việc các cô gái trong vùng xinh đẹp lạ thường như vậy là kết quả của dòng suối mát mà những cô gái vẫn tắm tiên vào các buổi chiều tối. Cũng chính vì thế, từ bao đời nay, đàn bà con gái nơi đây không từ bỏ thói quen thoát y tắm bên dòng suối.
Ly kỳ tắm tiên trừ tà ở giếng bản Khộp
Lâu nay, những người dân bản Khộp, xã Ngọc Lâu, Lạc Sơn, Hòa Bình coi việc tắm tiên bên giếng Khộp như một nét văn hóa cần được lưu truyền. Cứ khoảng 11h trưa và 5h chiều là từ già tới trẻ, nam hay nữ đều tắm tiên ngay bên miệng giếng. Người bản Khộp tắm trần chung với nhau mà tuyệt nhiên chưa từng xảy ra chuyện gì ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của những người dân xứ Mường.
Xung quanh tục tắm tiên bên giếng Khộp để trừ tà, có rất nhiều câu chuyện ly kỳ. Người già trong làng kể lại, giếng Khộp rất thiêng, dù có đổ bỏ bất cứ thứ gì xuống cũng không thể làm nước giếng bẩn được.
Những cô gái Thái xinh đẹp tắm tiên.
Tuy nhiên, từng có những người không tin vào sự linh thiêng này, cố tình đổ chất thải xuống giếng, chỉ vài ngày sau là ốm thập tử nhất sinh không thể chữa trị được. Thậm chí, có cậu thanh niên chửi thề bên giếng nên bị méo mồm và nằm liệt, phải làm lễ, múc nước giếng uống mới khỏi.
Miền gái đẹp... nghiêng ngả núi rừng
Đến những năm đầu thế kỷ 20, thung lũng Mường So, Phong Thổ, Lai Châu vẫn nổi danh là vùng đất nhiều mỹ nữ. Tương truyền, những cô gái tắm gội trên dòng suối Mường So đều có làn da căng mịn, tràn đầy nhựa sống. Vẻ đẹp mê hồn của những cô gái với điệu xòe Thái quay cuồng nơi đây được miêu tả là "làm nghiêng ngả núi rừng".
Theo truyền thuyết, nàng Han, người con gái Thái đẹp nhất trời Tây Bắc, đã ban cho người dân nơi đây một dòng suối quý được "hóa thân" từ bộ váy áo của mình để hàng nghìn năm sau, bất cứ thiếu nữ nào tắm gội, vẫy vùng trên dòng suối ấy đều trở nên xinh đẹp lạ thường.
Hiện nay, ở nhiều vùng cao Tây Bắc và Tây Nguyên, phụ nữ vẫn giữ thói quen khỏa trần tắm suối sau một ngày lao động cực nhọc. Vào những buổi chiều tà nóng nực, dọc suối Nậm Lay - con suối từ Mường Tùng chảy dọc Mường Lay và thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu thường hay gặp cô gái váy cuốn đội đỉnh đầu tắm tiên phơi mình trên dòng suối mát. Nếu du khách đi qua gần chỗ tắm, những cô gái sẽ thả váy xuống dần theo mực nước - cạp váy lửng lên bờ.
Tương tự, ở Yên Bái ngày nay, con gái nơi đây vẫn giữ nét sinh hoạt truyền thống tắm hồn nhiên bên dòng suối Tú Lệ và trông họ như những nàng tiên giữa trời đất.
Điều đặc biệt là lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình cùng những người dân bản địa, vui đùa giữa thiên nhiên. Tuy nhiên, người lữ khách phải giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền trừng phạt...
Những cô gái vùng cao đẹp nhờ tắm tiên cùng những câu chuyện xung quanh đó vẫn còn nhiều bí ẩn chưa thể lý giải. Tuy nhiên, hình ảnh những cô sơn nữ hồn nhiên trút xiêm y, phơi làn da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười thực sự đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng nhiều lữ khách.
Theo Dantri
Sơn nữ bị gán lời nguyên hiện thân của "ma cà rồng" Trong nhiều chuyến công tác ở miền núi Tây Bắc, chúng tôi được nghe không dưới một lần những câu chuyện đầy sự hoang đường về "ma cà rồng"... Nhiều thiếu nữ miền sơn cước được trời phú cho sắc đẹp tuyệt mỹ, bỗng dưng bị cho là hiện thân của "ma cà rồng" (Ảnh minh họa) Hiện thân của quỷ!? Vượt qua...