Kỳ lạ người phụ nữ Ấn Độ mắc chứng bệnh chảy máu mắt
Mới đây, các bác sĩ Ấn Độ đã ghi nhận trường hợp một người phụ nữ 25 tuổi mắc một chứng bệnh kỳ lạ khiến cô chảy máu mắt trong kỳ kinh nguyệt.
Người phụ nữ Ấn Độ mắc chứng bệnh chảy máu mắt trong kỳ ‘đèn đỏ’. Ảnh: Unplash
Theo trang Oddity Central (Anh), hội chứng haemolacria vô cùng hiếm gặp được biết đến là tình trạng khiến người bệnh chảy máu ở mắt. Tuy nhiên, các bác sĩ Ấn Độ còn ghi nhận trường hợp một phụ nữ mắc chứng bệnh tương tự, thậm chí kỳ còn lạ hơn được gọi là “kinh nguyệt thay thế ở mắt” (ocular vicarious menstruation). Đúng như tên gọi, căn bệnh khiến phụ nữ bị chảy máu mắt, nhưng chỉ trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Người phụ nữ 25 tuổi giấu tên đã đến phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Chandigarh, Ấn Độ, trong tình trạng khóc ra máu. Tất cả các xét nghiệm của cô không cho thấy kết quả bất thường, chỉ sau khi người phụ nữ tiết lộ cô đã bị chảy máu mắt vào khoảng một tháng trước. Các bác sĩ nhận định chứng bệnh này có liên quan đến kinh nguyệt.
Đáng chú ý, người phụ nữ nói rằng tình trạng chảy máu không khiến cô đau đớn hay khó chịu. Các xét nghiệm nhãn khoa và X-quang mở rộng đều cho thấy không có điều gì bất thường. Người phụ nữ cũng không có tiền sử chảy máu mắt hoặc bất kỳ vấn đề nhãn khoa nào. Cô cho biết mình cũng không bị chảy máu từ các vị trí khác.
Sau khi trao đổi với bệnh nhân để tìm hiểu thêm về các triệu chứng của cô, các bác sĩ được biết rằng người phụ nữ cũng gặp tình trạng tương tự vào cùng thời điểm tháng trước. Cả hai lần, cô đều có kinh nguyệt. Sau khi loại trừ tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra khác, cô được chẩn đoán mắc bệnh kinh nguyệt thay thế ở mắt.
Video đang HOT
Tình trạng cực kỳ hiếm gặp này khiến phụ nữ bị chảy máu bên ngoài cơ quan sinh dục, trong đó phổ biến nhất là mũi. Tuy nhiên, các bác sĩ đã ghi nhận những trường hợp người mắc bệnh bị chảy máu môi, mắt và thậm chí cả phổi hoặc dạ dày.
“Estrogen và progesterone có thể làm tăng tính thấm của các mao mạch dẫn đến tăng huyết, tắc nghẽn và chảy máu thứ phát từ mô ngoài tử cung”, các tác giả nghiên cứu về trường hợp của người phụ nữ, cho biết.
Sau khi được chẩn đoán, người phụ nữ đã được điều trị bằng thuốc tránh thai kết hợp chứa đồng thời 2 loại nội tiết tố là estrogen progesterone. Sau 3 tháng tái khám, cô cho biết hiện tượng chảy máu mắt đã không còn nữa.
Năm ngoái, một bé gái 11 tuổi cũng đã được đưa đến bệnh viện ở New Delhi trong tình trạng khóc ra máu. Cô bé được chẩn đoán mắc chứng haemolacria không rõ nguồn gốc.
Bé gái này cũng không có biểu hiện đau đớn hay gặp vấn đề về cảm xúc. Trong khi đó, những giọt máu đỏ thường đột nhiên chảy xuống má của bé trong vài phút, hai đến ba lần mỗi ngày.
Các bác sĩ nhãn khoa của Viện Khoa học Y khoa Ấn Độ đã thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, nhưng kết quả thực sự vẫn
Bé gái không có tiền sử chấn thương hoặc bệnh tật. Các tuyến lệ của cô bé dường như còn nguyên vẹn. Ngoài máu, chất lỏng chảy ra từ ống dẫn nước mắt của cô bé cũng không có gì khác thường. Giả định hiện tượng này có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt cũng là vô căn cứ, bởi vì bé gái chưa có kinh nguyệt lần nào.
Tòa Ấn Độ gây phẫn nộ vì phán quyết về tấn công tình dục
Một tòa thượng thẩm ở Ấn Độ gây phẫn nộ khi phán quyết việc sờ soạng trẻ em qua quần áo không cấu thành hành vi tấn công tình dục.
Thẩm phán Pushpa Ganediwala của Tòa Thượng thẩm Bombay ở Mumbai hôm 19/1 phán quyết bị cáo 39 tuổi không phạm tội tấn công tình dục đối với bé gái 12 tuổi vì y chưa cởi quần áo của bé, đồng nghĩa không có sự tiếp xúc thân thể.
Theo hồ sơ tòa án, bị cáo viện cớ cho ổi để đưa bé gái về nhà vào tháng 12/2016. Tại đây, y đã chạm vào ngực bé và cố cởi đồ lót của bé. Y bị kết tội tấn công tình dục và bị tuyên án ba năm tù ở tòa án cấp thấp, nhưng sau đó kháng cáo lên tòa thượng thẩm.
Trong phán quyết, nữ thẩm phán Ganediwala cho rằng hành vi của bị cáo "không nằm trong định nghĩa 'tấn công tình dục'", có mức án tù tối thiểu 3 năm và có thể kéo dài đến 5 năm. Thẩm phán Ganediwala tha bổng cho bị cáo tội tấn công tình dục nhưng kết tội y với tội nhẹ hơn là quấy rối tình dục và kết án một năm tù.
Bên ngoài Tòa Thượng thẩm Bombay ở Mumbai. Ảnh: NDTV .
Đạo luật Bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm phạm tình dục năm 2012 của Ấn Độ không quy định rõ ràng rằng việc tiếp xúc thân thể là cần thiết để cấu thành tội tấn công tình dục.
Người dân Ấn Độ đã lên mạng xã hội để đặt câu hỏi về tính logic của phán quyết, vốn sẽ đặt ra tiền lệ mới. Các tòa án cấp cao và tòa án cấp dưới khác trên toàn quốc giờ đây sẽ cần tuân theo quyết định của Tòa Thượng thẩm Bombay.
Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ cho biết họ đã lên kế hoạch thách thức pháp lý đối với phán quyết, mà họ cho rằng sẽ "tác động phân tầng đối với nhiều điều khoản liên quan đến an toàn của phụ nữ".
Karuna Nundy, luật sư tại Tòa án Tối cao Ấn Độ, tòa án hàng đầu của đất nước, gọi phán quyết là "hoàn toàn trái luật". Ranjana Kumari, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu xã hội phi lợi nhuận, tổ chức ủng hộ quyền phụ nữ ở Ấn Độ, cho biết phán quyết này "đáng xấu hổ, thái quá, gây sốc và thiếu thận trọng trong tư pháp".
Tấn công tình dục là một vấn nạn lớn ở Ấn Độ, nơi tội phạm tình dục thường tàn bạo và phổ biến, nhưng thường bị xử lý nhẹ theo hệ thống tư pháp của đất nước. Dựa trên số liệu chính thức từ năm 2018, cứ 16 phút lại có một vụ cưỡng hiếp phụ nữ.
Bầu cử Mỹ chi phối "cuộc chiến" chọn nữ lãnh đạo WTO đầu tiên trong lịch sử Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang tiến tới một cuộc đụng độ về các ứng cử viên ưa thích của mỗi bên cho vị trí lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi việc lựa chọn người phụ nữ đầu tiên điều hành trọng tài thương mại toàn cầu bước vào giai đoạn then chốt. Hai ứng viên cuối...