Kỳ lạ ngọn đồi bốc khói bất kể ngày đêm dù xung quanh không có lửa cháy
Smoking Hills (còn gọi Đồi bốc khói) nằm ở phía Đông mũi Cape Bathurst, thuộc lãnh thổ phía Tây Bắc Canada.
Ngọn đồi này có cái tên đặc biệt như vậy là vì nơi đây xuất hiện những khối đá có màu đỏ rực như hòn than, khói trắng bốc ra từ đá bất kể ngày đêm dù xung quanh không xuất hiện đám lửa cháy nào.
Ngọn đồi được phát hiện bởi nhà thám hiểm người Ireland Robert McClure vào đầu những năm 1800. Đoàn thám hiểm của ông Robert đến Bắc Cực để tìm kiếm John Franklin – người mất tích 5 năm trước đó trong chuyến thám hiểm để lập bản đồ Hành lang Tây Bắc.
Ngọn đồi bốc khói trắng bất kể ngày đêm dù xung quanh không có lửa cháy.
Con tàu Investigator di chuyển về phương Bắc vượt qua Thái Bình Dương, tiến vào Bắc Băng Dương qua eo biển Bering, chèo thuyền về phía đông qua Point Barrow, Alaska. Cuối cùng, cả đoàn kết hợp với một nhóm thám hiểm khác đến từ Anh.
Khi tiếp cận cửa sông Horton trên biển Beaufort gần Cape Bathurst, ông Robert phát hiện những đám khói lớn phía xa. Nghi ngờ khói bốc lên do đốt lửa trại, cũng có khả năng là tín hiệu của John Franklin, ông cử đội tìm kiếm đến điều tra.
Tuy nhiên, đội tìm kiếm không phát hiện bất cứ thứ gì ngoài cột khói dày bốc lên từ miệng núi lửa trong lòng đất. Các thủy thủ trở về tàu với mẫu đá còn cháy âm ỉ. Khi được đặt xuống bàn gỗ, mẩu đá thậm chí đã đốt cháy mặt bàn, tạo ra một lỗ nhỏ.
Thời điểm đó, các nhà thám hiểm tin rằng hoạt động núi lửa khiến ngọn đồi bị bốc cháy nhưng khoa học đã đưa ra lời giải thích khác. Cụ thể, các ngọn núi tại đây chứa một lượng lớn khoáng lưu huỳnh giàu than non (than nâu), bị đốt cháy tự nhiên khi ngọn đồi bị xói mòn và tĩnh mạch khoáng sản tiếp xúc với không khí.
Video đang HOT
Hiện tượng này diễn ra liên tục tạo nên những cột khói tỏa không ngừng. Khói trắng tỏa ra chứa sulfur dioxide, acid sulfuric và hơi nước. Tất cả đều đã axit hóa khiến hồ nước xung quanh cạn dần, hệ thực vật tại đây cũng có tính axit khác biệt.
Do khu vực xung quanh chứa đầy khí sulfur dioxide nên không khí trở nên độc hại và khó thở. Smoking Hills cũng có những vũng nước màu đỏ ruby với tính axit cao và giàu lưu huỳnh nằm rải rác. Nồng độ lưu huỳnh cao cũng đồng nghĩa nơi này bốc mùi trứng thối.
Các nhà khoa học nhận định ngọn đồi đã bốc khói trong nhiều thế kỷ và có thể còn tiếp tục trong tương lai.
Ông Steve Grasby – nhà khoa học nghiên cứu tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Canada, người nghiên cứu địa hóa học của đá trầm tích, chia sẻ: “Nó thực sự giống như địa ngục trên Trái Đất. Mọi thứ đều rất kinh khủng”.
“Mặt đất rất nóng. Nó đen. Màu đen bao trùm khắp vùng. Nó là một loại bùn sâu nên khi bước qua, bạn cảm thấy như mình sắp bị mắc kẹt trong vùng đất nóng ẩm này. Và sau đó là những ống khói bốc ra. Âm thanh lớn, hơi nước. Mùi hydro sunfua nồng nặc.
Bạn phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ, nếu không sẽ bị bỏng mắt và cổ họng. Nó có thể giết chết bạn ngay lập tức nếu bạn đến quá gần địa điểm này”, vị chuyên gia nói thêm.
Giới chuyên gia không rõ khói đã bốc lên từ ngọn đồi này trong bao lâu nhưng ông Grasby cho rằng, hiện tượng kỳ lạ có thể bắt đầu từ khoảng 7.000 đến 10.000 năm trước khi các sông băng rút đi trong khu vực và để lộ ra đồi đá này.
Theo nhận định của các nhà khoa học, ngọn đồi đã bốc khói trong nhiều thế kỷ và có thể còn tiếp tục trong tương lai.
Từ lâu người dân bản địa đã đến đây để thu thập than. Cộng đồng dân cư ở gần nhất (cách đó gần 100km) được gọi là Paulatuk, có nghĩa là “nơi có bồ hóng” hoặc “nơi có than” trong ngôn ngữ Inuvialuktun.
Smoking Hills hiện cũng là một địa điểm du lịch khám phá rất hấp dẫn tại Canada. Tuy nhiên, vì lý do an toàn nên du khách chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngọn đồi từ trên máy bay trực thăng hoặc tàu lớn.
Suối địa nhiệt Dallol: Kỳ quan độc đáo có một không hai trên Trái đất, đẹp nhưng nguy hiểm
Nhà thám hiểm người Anh Wilfred Thesiger đã mô tả nơi này là 'vùng đất chết', nhưng đối với các nhà khoa học đang cố gắng tìm hiểu về sự sống trên sao Hỏa và các hành tinh khác, khu vực này có thể nói là vô giá.
Du khách có thể gặp phải nhiều mối đe dọa khi cố tiếp cận khu vực này
Khu vực xung quanh núi lửa Dallol ở Ethiopia là một địa điểm không giống bất cứ nơi trên Trái đất. Ở đây, khí clo và lưu huỳnh độc hại tràn ngập không khí, trong khi những "cây nấm" khổng lồ được tạo nên từ muối sắt bao phủ toàn bộ cảnh quan. Các mạch nước ngầm sủi bọt và trào lên trên mặt đất, tạo ra những con suối mà bạn sẽ không bao giờ muốn tắm trong đó.
Núi lửa Dallol nằm trong lòng chảo Danakil ở vùng Afar, phía bắc Ethiopia. Đây được xem là nơi nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ mùa đông luôn ở mức 34 độ C và nhiệt độ mùa hè có thể lên đến 50 độ C. Chưa hết, Dallol cũng là một trong những nơi thấp nhất trên Trái đất, với phần lớn nằm ở độ sâu hàng trăm mét dưới mực nước biển.
Các hồ nước chứa đầy axit bên trong khu vực núi lửa Dallol
Bản thân ngọn núi lửa này được hình thành vào năm 1926 do sự xâm nhập của magma bazan vào các mỏ muối Miocene và hoạt động thủy nhiệt. Các đồng bằng sa mạc sắt, lưu huỳnh và muối tạo thành các một cánh đồng nhiều màu sắc sặc sỡ như xanh lá cây, vàng, cam và nâu.
Vùng lòng chảo Danakil này là một ví dụ điển hình về sao Hỏa trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo của những hiện tượng tự nhiên cực đoan được gói gọn trong một hệ sinh thái thống nhất. Barbara Cavalazzi, nhà địa chất thuộc Đại học Bologna (Ý), đã đến thăm khu vực này vào năm 2015 và cho biết: "So với các hệ thống thủy nhiệt lớn khác, hệ thống này hoàn toàn khác biệt và độc đáo. Nếu bất kỳ loài sinh vật nào có thể tồn tại trong môi trường này, chúng sẽ được xếp vào loại sinh vật polyextremophile (tức là những sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt)".
Kennda Lynch, nhà sinh vật học vũ trụ tại Viện Mặt trăng và Hành tinh ở Houston (thuộc tiểu bang Texas, Mỹ), từng nói trong lần đầu đến thăm Dallol vào năm 2019: "Từ lần đầu tiên được nhìn thấy và tiếp cận với nó, tôi đã nghĩ rằng sao Hỏa chắc hẳn sẽ trông như thế này".
Đây là địa điểm nghiên cứu giá trị đối với các ngành địa chất, sinh học
Tuy điều kiện môi trường vô cùng khắc nghiệt, nhưng Dallol cũng có một ưu điểm lớn, đó là rất giàu kali, một thành phần chính để tạo nên phân bón. Trên thực tế, kali không phải là một chất đặc biệt hiếm, nhưng điều khiến Dallol trở nên độc đáo là các mỏ muối chạm đến bề mặt Trái đất, giúp việc tiếp cận và khai thác trở nên dễ dàng hơn.
Khi phát hiện này được công bố vào năm 1906, một công ty của Ý là Compagnia Mineraria Coloniale (CMC) đã thành lập hoạt động khai thác đầu tiên. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giá muối giảm sút mạnh khiến các nhà khai thác không thể duy trì hoạt động. Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, khi hệ thống đường sắt gần như bị dỡ bỏ, ánh đèn của những cơ sở sản xuất về cơ bản đã tắt ở Dallol.
Mặc dù vậy, khu vực này không hoàn toàn bị bỏ hoang vì nhiều người Afar vẫn thực hiện chuyến đi hàng đêm đến Dallol để lấy muối. Người Afar sẽ cắt lớp vỏ cô đọng bên trên thành từng miếng vuông để vận chuyển trở lại Mek'ele - trung tâm thành phố gần nhất. Sau đó, một đoàn lạc đà sẽ vận chuyển các miếng này hơn 60 dặm (khoảng 96 km) đến nơi chế biến để làm thành muối.
Đoàn lạc đà vận chuyển muối
Dù xuất phát từ hướng nào, con đường để đến với Dallol vẫn vô cùng dài và gian nan. Việc không có tuyến đường cố định kết hợp với cảnh quan khô nóng của sa mạc khiến việc đi lại trở nên khó khăn, có thể mất cả ngày để di chuyển bằng lạc đà từ khu dân cư gần nhất. Không khó để hiểu tại sao người dân địa phương thường gọi nơi này là "Cổng địa ngục".
Suốt quãng đường đi dài là ánh sáng Mặt trời chói mắt, những ngọn núi dần nhường chỗ cho cánh đồng rộng lớn dường như vô tận ở mọi hướng. Khi đi đủ xa, bạn sẽ bắt gặp một gò đất lớn màu nâu nhô lên, đó là phần chân núi lửa sụp đổ đang nhòe đi trong cái nóng khủng khiếp.
Khi bước vào khu vực này, ngoài những bể chứa đầy axit và những vòi phun lưu huỳnh, còn có một mối đe dọa khác gọi là "gió lửa", tức là những cơn bão cát lớn. Chưa hết, một mối nguy hiểm khác chính là người Afar, bộ lạc du mục nổi tiếng với sự hung dữ. Có lẽ chính vì nguyên nhân này mà chính phủ Ethiopia yêu cầu tất cả các du khách khi đến đây đều phải thuê vệ sĩ có vũ trang.
Oclantis: Thành phố dưới nước do bạch tuộc xây dựng Việc phát hiện ra cấu trúc dưới nước được "xây dựng" bởi loài bạch tuộc đã khiến các nhà khoa học so sánh hành vi của động vật chân đầu với con người. Bên dưới độ sâu của đại dương là một thế giới sinh vật biển hấp dẫn phát triển mạnh mẽ. Trong khi nhiều người đã quen thuộc với các rạn...