Kỳ lạ ngôi chùa vàng lơ lửng chênh vênh bên bờ vực thẳm suốt cả nghìn năm
Ngôi chùa Kyaikhtiyo nằm trên đỉnh núi Kyaikhtiyo với độ cao 1.000 m trên mực nước biển và tương truyền, ngôi chùa cổ và nổi tiếng này được xây dựng cách đây 2.500 năm.
Chùa Kyaikhtiyo hay được gọi là Golden Rock (Chùa Đá Vàng) là một trong những nơi thờ Phật linh thiêng nhất của Myanmar và cũng là điểm đến quan trọng cho những người hành hương. Ngôi chùa này nằm cách thành phố Bago 80 km về phía đông và Yangon 160 km về phía đông bắc.
Kyaiktiyo được xây dựng trên một tảng đá cáo hơn 7,6m, nằm chênh vênh đầy nguy hiểm, lơ lửng chênh vênh trên bờ vực thẳm dường như thách thức trọng lực. Và nằm chênh vênh với diện tích tiếp xúc rất nhỏ bên vách núi trong ngôi chùa, Golden Rock được xem là hòn đá thiêng cất giữ sợi tóc của Đức Phật.
Ngôi chùa vàng lơ lửng chênh vênh trên bờ vực thẳm suốt cả nghìn năm. Nguồn: Internet |
Một trong những điểm khiến chùa nổi tiếng là nhờ tọa lạc trên một khối đá nằm chênh vênh bên sườn núi. Từ xa nhìn lại, ai cũng có cảm giác như hòn đá sắp rơi xuống vực. Điểm tiếp xúc của hòn đá khổng lồ và vách núi chỉ khoảng 78 cm2. Tuy nhiên, hòn đá thiêng này vẫn trụ vững hàng nghìn năm qua.
Được biết, Chùa Đá Vàng được gắn liền với một truyền thuyết nổi tiếng ở cửa Phật. Theo truyền thuyết, khi Đức Phật ghé thăm Kyaikhtiyo, ông đã cho một nhà tu hành đức hạnh một sợi tóc của mình. Người này tới gặp đức vua Miến Điện, thỉnh cầu ông cất giữ vật báu trong một hòn đá giống hình đầu mình.
Nhà vua, người sở hữu những phép thuật kỳ diệu, đã tìm thấy một hòn đá thích hợp dưới đáy biển sâu. Ông mang nó tới Kyaikhtiyo và đặt ở vị trí hiện tại. Người ta cho rằng, nhờ có sợi tóc quý cất giấu trong đó, ngôi chùa đặc biệt mới không bị đổ.
Video đang HOT |
Nguồn: Internet |
Ngày nay, để tỏ lòng thành kính với Đức Phật, nhiều người tới chùa đã quyên góp tiền để dát vàng hòn đá khổng lồ. Bao quanh ngôi chùa là không gian thiêng liêng với mùi thơm của nến, hương, tiếng tụng kinh của những người theo đạo cũng như màu sắc đa dạng của những món lễ vật.
Để viếng thăm chùa, du khách có thể đi xe bán tải hoặc đi bộ xuyên qua các khu rừng rậm rạp từ bến xe tại vùng Kimmunsakhan đến trại Kinpun dưới chân núi Kyaikhtiyo. Người dân Myanmar vẫn thường nói, ngồi xe chinh phục chùa cũng là một trải nghiệm cảm giác mạnh khi du khách sẽ phải lắc lư trên chiếc xe gầm rú leo lên các con dốc quanh co dài 11km trong gần 1 giờ đồng hồ.
Chuyến xe cuối cùng rời khỏi ngôi chùa sẽ là vào 6h chiều mỗi ngày. Ngoài thời gian đó, du khách sẽ phải tự mình di chuyển xuống núi.
Chùa Hương hoa gạo soi dòng suối Yến
Tháng Ba, gạt lại sau lưng bao hối hả, nửa tiếng chạy xe rời khỏi nội thành Hà Nội đến với chùa Hương.
Ngược dòng suối Yến, ngước lên thấy rực đỏ hoa gạo. Những bông hoa như những ngọn nến bừng lên trong một ngày thiếu nắng.
Những bông hoa gạo bung nở tháng Ba. Ảnh: Meogia
Cây gạo len mình bên sườn núi, màu lá xanh non tôn lên màu đỏ cam của hoa. Hai gam màu mạnh mẽ, tràn trề sức sống hiện ra giữa đám cành gầy guộc khô khẳng, trong một ngày cuối xuân đất trời mờ sương khói, tác động mạnh vào thị giác.
Vào ngày giữa tuần, khách vãn cảnh hay khách đi chùa lễ Phật không đông như cuối tuần.
Những con thuyền chèo tay đưa du khách ngược dòng suối Yến vào chùa Hương. Hai bên bờ, thỉnh thoảng lại một vừng hoa gạo, một cụm cây gạo bung hoa rừng rực. Giữa cảnh non nước hữu tình, ngắm hoa gạo nở bên vách núi thấy thư thái, bình yên đến lạ.
Những vầng hoa gạo điểm tô cho chùa Hương cổ kính thêm phần huyền hoặc.
Hoa gạo thuộc họ Bombacaceae, còn có tên gọi khác là mộc miên hoặc hồng miên. Loài cây này có lẽ có nguồn gốc ở Ấn Độ. Nay cây gạo được trồng nhiều ở các nước Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan... Vào Việt Nam, cây gạo được trồng nhiều ở các làng quê. Cây gạo thân thuộc với đồng lúa và làng quê đến nỗi người ta mặc định rằng cây đã ở đó từ khi nó xuất hiện trên đời, như một biểu tượng của làng quê Việt Nam.
Có truyền thuyết kể rằng, hoa gạo là hóa thân của một người con gái chờ đợi người yêu. Chàng lên thiên đình chất vấn Ngọc Hoàng tại sao hạ giới lại mưa nắng thất thường. Chàng được Ngọc Hoàng giữ lại làm thần mưa. Còn người yêu chàng được Ngọc Hoàng ban trở thành loài hoa rực rỡ mang tên hoa Gạo.
Đầu tháng Ba, cây gạo mới bung hoa, nụ non còn nhiều.
Sắc đỏ mạnh mẽ của hoa gạo khiến lòng người bồi hồi, gợi ta nhớ về năm tháng tuổi thơ. Hoa nở như để xua bớt bầu không khí ảm đạm của những ngày cuối xuân ẩm ướt, tạo nên những mảng màu ấn tượng và ấm áp.
Bông hoa gạo bung nở căng tràn nhựa sống.
Đông về, cây gạo trút lá. Cây lặng lẽ gồng mình trong giá rét, tích tụ, chờ đợi, chuẩn bị cho mùa hoa.
Có một điều đặc biệt ở bông hoa vòng đời chỉ vài ngày ngắn ngủi, đó là khi rụng xuống vẫn giữ nguyên màu, cánh hoa không hề phai tàn hay héo úa như những loài hoa khác. Hoa gạo không rơi rớt từng cánh trong sự lẻ loi tàn tạ, mà nhẹ nhàng trút xuống cả bông như muốn khẳng định sự quyến rũ ngạo nghễ của riêng mình
Du khách bất chấp nguy hiểm leo lên vách núi chụp ảnh biển Sầm Sơn Những ngày qua ở biển Sầm Sơn, Thanh Hóa nhiều du khách vẫn bất chấp nguy hiểm leo trèo lên vách núi để chụp hình dù biết nguy hiểm. Biển Sầm Sơn, Thanh Hóa những năm gần đây đang trở thành một trong những điểm thu hút lượng lớn khách du lịch trong dịp hè. Hình ảnh về một Sầm Sơn đông nghịt...