Kỳ lạ máy bay hóa thành xe ô tô
Một chiếc máy bay không cần đường băng khi hạ, cất cánh. Một chiếc xe ô tô đa địa hình không cần người lái. Cả 2 thiết bị giao thông này đều có trong sản phẩm 2 trong 1, máy bay trực thăng kiêm xe ô tô có tên gọi Black Knight Transform.
Ảnh: Advanced Tactics
Từ năm 2012 các nhà nghiên cứu thuộc hãng Terrafugia Inc đã phát triển thành công dòng xe hơi bay Transition. Nhưng thiết bị này vẫn còn nhiều bất tiện như phải bung và gập cánh khi hạ cất cánh, cần phải có những con đường bằng phẳng để hạ, cất cánh… Để khắc phục, hãng Advanced Tactics có cơ sở chính ở California (Mỹ) đã lặng lẽ phát triển dòng xe hơi có thể hoạt động như máy bay trực thăng linh hoạt hơn xe hơi bay.
Chiếc xe hơi kiêm trực thăng Black Knight Transform (BKT) đã chạy thử thành công như một chiếc xe hơi vào tháng 12.2013 và dự định sẽ bay thử nghiệm vào cuối tháng 4.2014 tại một căn cứ bí mật ở Nam California.
Tạp chí Gizmag tiết lộ, trong chuyến bay thử nghiệm, phi công không ngồi trên máy bay mà điều khiển tăng hoặc giảm độ cao, vận hành tới hoặc lui… từ dưới mặt đất. Mặc dù được thiết kế lên độ cao tối đa 3.050 m nhưng lần bay thử nghiệm đầu tiên thiết bị này chỉ bay cao 3 m. Thiết bị được gắn kèm là Outrigger (giá đỡ) sẽ dự phòng khi máy bay trượt quá khoảng cách quy định khi đáp xuống mặt đất. Mặt dưới của chiếc xe được gắn cáp điện cung cấp khả năng tắt máy khẩn cấp.
Thiết bị được ưu tiên phát triển tính năng bay không người lái để phục vụ các nhiệm vụ nguy hiểm dù có người lái vẫn tốt hơn.
BKT được trang bị 6 động cơ rotor phục vụ cho các cánh xoay. Hệ thống máy tính điều khiển thông tin phản hồi, quản lý hài hòa các lực đẩy khác biệt. Hệ thống cánh quạt của BKT hoạt động hiệu quả hơn máy bay trực thăng thông thường và loại bỏ được cánh quạt ở đuôi máy bay.
BKT không chỉ thích hợp với tiếp tế quân sự mà còn rất hữu dụng cho dân sự. Kích cỡ nguyên mẫu của nó là 9,5 x 5,8 x 2,5 m. Nặng 1.995 kg.
Video đang HOT
Khi hoạt động như một chiếc xe, thiết bị có tốc độ tối đa 112 km/giờ và khá linh hoạt ngay cả trên những địa hình gồ ghề hoặc đầy cát, tuyết…
Gizmag cũng cho biết chuyến bay thử nghiệm đầu tiên có thể mang theo 1.590 kg hàng hóa. Hiện hãng Advanced Tactics đang tìm kiếm đối tác là các nhà đầu tư và các cơ quan thương mại thuộc chính phủ Mỹ.
Theo TNO
Không lực Mỹ trong chiến tranh VN và nỗi khiếp sợ mang tên MIG-21
MiG-21 là tiêm kích thành công nhất và cũng là đôi cánh làm nên sức mạnh cho Không quân nhân dân Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ.
Với tốc độ cao, hoả lực mạnh cùng với trình độ điều khiển điêu luyện của các phi công quân đội Việt Nam, tiêm kích đánh chặn MIG-21 đã làm nên những chiến công đặc biệt trong không chiến với không lực Mỹ
Cuộc đua tốc độ trên bầu trời miền Bắc
Đầu năm 1965, Không quân Mỹ bắt đầu mở rộng các phi vụ leo thang đánh phá miền Bắc. Cũng trong năm đó Mỹ đã phát hiện ra sự có mặt của hệ thống tên lửa phòng không tầm cao S-75 trong biên chế lực lượng phòng không Bắc Việt. S-75 đã chứng tỏ là một vũ khí phòng không hiệu quả để chống lại các mục tiêu đường không từ tầm trung đến tầm cao.
Không quân Mỹ lúc đó buộc phải hạ độ cao hoạt động xuống thấp hơn để tránh các tên lửa S-75. Nhưng ở độ cao thấp hơn, các máy bay của Không quân Mỹ trở nên dễ bị tổn thương hơn từ các đợt công kích của máy bay MiG-17 của Không quân Việt Nam.
Đến cuối năm 1965, cuộc chiến trên bầu trời Bắc Việt bị đẩy lên cao một cách dữ dội với sự xuất hiện của một loại khí tài chiến đấu mới, tiêm kích MiG-21. Trung đoàn không quân 921 (đoàn Sao Đỏ) là đơn vị đầu tiên của Không quân Việt Nam được vinh dự tiếp nhận các tiêm kích có tốc độ siêu âm MiG-21F-13 được trang bị tên lửa không đối không. Sự kiện này đã mở ra một sức mạnh mới cho Không quân Việt Nam. Từ đây các phi công Việt Nam đã có thể nhắm mục tiêu và tấn công bằng tên lửa có điều khiển chứ không chỉ bắn mục tiêu bằng pháo như trên Mig-17 nữa.
Sự xuất hiện của MiG-21 đã đẩy cuộc đua tốc độ giữa những tiêm kích của Mỹ và Việt Nam trở nên vô cùng ác liệt.
MiG-21F-13, NATO định danh Fishbed-C là biến thể sản xuất loạt số lượng lớn đầu tiên của MiG-21F. Đây là một tiêm kích hoạt động ban ngày, tầm ngắn, nó được trang bị động cơ phản lực Tumansky R-11 nâng cấp cung cấp lực đẩy 60,6 kN có đốt sau. Biến thể này được trang bị 2 giá phóng APU-28 mang tên lửa không đối không tầm ngắn dẫn bằng hồng ngoại K-13(AA-2 Atoll) tầm bắn 4km cùng 1 pháo NR-30 30mm cơ số 30 viên đạn.
MiG-21 là một tiêm kích rất nhanh nhẹn, nó có tốc độ tối đa gấp 2 lần vận tốc âm thanh (khoảng 2.400km/h trong điều kiện lý tưởng). MiG-21 có khả năng cơ động cao hơn nhiều so với các tiêm kích cùng thời của Mỹ như F-105 Thunderchief, F-4 Phantom, cường kích A-4 Skyhawk..
Nhanh nhẹn, khả năng cơ động cao trong tay những phi công xuất sắc của Bắc Việt, MiG-21 nhanh chóng trở thành một đối thủ đầy thách thức của Không quân Mỹ. Cuộc đua tốc độ giữa MiG-21 và các tiêm kích Mỹ trên bầu trời Bắc Việt bắt đầu trở nên ác liệt với những trận không chiến. Đến tháng 04/1966, Không quân Việt Nam được tiếp nhận thêm một số tiêm kích biến thể MiG-21PF.
MiG-21PF, chữ P theo phiên âm tiếng Nga là "đánh chặn", chữ F phiên âm tiếng Nga có nghĩa là "động cơ nâng cấp" đây là biến thể đánh chặn mọi thời tiết. MiG-21PF được trang bị động cơ R-11F2-300, trang bị radar RP-21Sapfir thay thế cho radar SRD-5M. Radar này có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu đối phương ở cự ly 20km, khóa mục tiêu ở cự ly 10km, radar mới cho phép MiG-21 sử dụng đạn tên lửa K-5M bên cạnh các tên lửa K-13. Tuy nhiên, biến thể này không được trang bị pháo.
Trong tay những phi công xuất sắc của Việt Nam, tên tuổi của MiG-21 đã trở nên nổi tiếng và trở thành tiêm kích thành công nhất những năm chiến tranh lạnh.
Sự bổ sung MiG-21PF đã giúp Không quân Việt Nam có thêm giải pháp đánh chặn các phi đội tiêm kích của Mỹ trong các phi vụ leo thang đánh phá miền Bắc. Các phi công xuất sắc của Trung đoàn 921 như Nguyễn Văn Cốc, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị đã trải qua huấn luyện ở trường đào tạo phi công quân sự cao cấp ở Krasnodar, Liên Xô. Các phi công này sau đó đều trở thành các phi công "Át chủ bài" (người có số lần bắn rơi máy bay đối phương từ con số 5 trở lên). Trong số các phi công, được lựa chọn để chuyển loại sang Mig-21 là Phạm Ngọc Lan, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Ngọc Độ, Trần Mạnh, Đào Đình Luyện. Sau này, vào năm 1966 Đào Đình Luyện đã trở thành trung đoàn trưởng Trung đoàn tiêm kích 921.
Chiến công đầu tiên của Én Bạc MiG-21
Từ cuối tháng 01/1966, quá trình huấn luyện chuyển loại cho phi công lái tiêm kích MiG-21 đã hoàn tất. Những chiếc MiG-21 bắt đầu được triển khai làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. MiG-21 lúc đó là một trong những tiêm kích hiện đại hàng đầu thế giới từ thao trường huấn luyện đến chiến trường thực tế luôn là một thách thức đối với các phi công.
Để chuẩn bị tốt cho MiG-21 trong những lần xung trận, Quân chủng Phòng không-Không quân đã quyết định cho MiG-21 đánh thử vài trận để rút kinh nghiệm, đối tượng tác chiến ban đầu là các máy bay trinh sát không người lái, các máy bay cường kích tốc độ chậm của Mỹ.
Việc bắn hạ những chiếc UAV AQM-34 Firebee đã tạo ra tiền đề quan trọng cho những chiến công xuất sắc của MiG-21 về sau.
Ngày 04/03/1966, phi công Nguyễn Hồng Nhị lái MiG-21 cất cánh đã bắn hạ thành công một chiếc máy bay trinh sát không người lái AQM-34 Firebee của Mỹ ở độ cao 18km mở ra một trang mới cho Không quân Việt Nam, từ đây Việt Nam đã có thêm vũ khí lợi hại để nghênh đón các tiêm kích của Không quân Mỹ.
Mặc dù chiến công đầu tiên chỉ là những chiếc máy bay không người lái nhưng chiến công này đã tạo tiền đề tâm lý rất tốt cho các phi công cũng như sự tự tin vào khả năng làm chủ máy bay trong các tình huống chiến đấu thực tế, đó là cơ sở quan trọng cho những cuộc chạm trán ác liệt giữa MiG-21 và F-105, F-4 về sau.
Còn tiếp...
Theo Tri thức trẻ
Hải quân Mỹ phát triển tên lửa nhỏ nhất thế giới, nặng chưa tới 3kg Lực lượng không quân của hải quân Mỹ hiện đang chế tạo một loại tên lửa siêu nhỏ, trọng lượng chỉ vỏn vẹn vài kg, chuyên dùng cho các loại máy bay không người lái. Hiện nay, quân đội Mỹ ngày càng dựa dẫm vào các phương tiện bay không người lái để thực hiện các cuộc tấn công. Để đáp ứng yêu...