Kỳ lạ hòn đảo nơi người dân dùng tiền xu khổng lồ nặng tới 4 tấn
Ở hòn đảo kỳ lạ này, người bản địa còn sử dụng một loại tiền tệ khác thường.
Đó là hàng trăm đĩa đá khổng lồ nằm rải rác khắp nơi.
Yap là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Caroline ở tây Thái Bình Dương. Đây là một trong các bang của Liên bang Micronesia. Tại đây, nền văn hóa và truyền thống của người dân bản địa tương tự như các đảo lân cận.
Bản thân đảo Yap ban đầu có những người di cư từ bán đảo Mã Lai, quần đảo Indonesia, New Guinea và quần đảo Solomon. Khi tới đảo Yap nhỏ bé của Micronesian, du khách thường bị “mê hoặc” bởi cảnh sắc thiên nhiên biển đảo trong lành.
Những đồng tiền bằng đá vôi với đủ kích cỡ trên đảo
Nhưng điều kỳ diệu thực sự không đến từ khung cảnh bình dị, lời chào của những cô gái xinh đẹp trong bộ váy truyền thống mà chính là loại tiền tệ khác thường được người dân bản địa sử dụng.
Đó là hàng trăm đĩa đá khổng lồ nằm rải rác khắp nơi, từ bên ngoài khách sạn, số khác nằm gần bãi biển, trong rừng sâu hoặc ở làng bản. Thậm chí có những “đồng xu” kích thước lớn hơn người, nặng tới 4 tấn và không thể di chuyển.
Trên thực tế, trước khi sử dụng tiền xu và tiền giấy như thời hiện tại, con người trong các nền văn minh cổ đại đã sớm gán giá trị tiền tệ cho nhiều món đồ. Khi đó, tiền có thể là pho mát, muối, hạt ca cao, trà…
Một số quốc gia thời trung cổ dùng da sóc làm phương tiện trao đổi. Thời gian trôi qua, những loại tiền tệ này không còn sử dụng nữa và giá trị của nó chỉ còn là một phần của lịch sử.
Video đang HOT
Du khách chụp hình với một đồng tiền khổng lồ to hơn người thật
Quay trở lại với câu chuyện đồng tiền khổng lồ trên đảo Yap, theo giới thiệu của người dân, loại tiền tệ bằng đá này được họ sử dụng hàng thế kỷ qua, nhưng không ai nhớ rõ chúng xuất hiện từ khi nào. Chúng đều mang đặc điểm chung là rất nặng, làm từ đá vôi chở từ Palau sang. Đây là hòn đảo nằm cách đảo Yap chừng 400km về phía tây nam.
Nhiều du khách tới đây sẽ đặt câu hỏi, tại sao loại tiền trên đảo lại to và nặng nề đến vậy?
Vấn đề ở chỗ hòn đảo này vốn không có kim loại quý hay đá vôi làm tiền xu. Trước kia, những thủy thủ qua lại ở đảo Palau tìm thấy đá vôi trong mỏ đá. Ban đầu, họ chỉ làm những đồng xu bằng đá nhỏ còn gọi là “hòn đá Rai”. Tuy nhiên, để có được số đá vôi này, các thủy thủ phải đối mặt với nhiều rủi ro và cả dân bản địa không mấy thân thiện.
Những thanh niên người bản địa
Hàng trình đưa đá vôi về Yap càng không đơn giản. Bởi vậy người dân khi đó rất coi trọng những đồng tiền của mình. Sau đó, đồng tiền đá trở thành tài sản và có thể mua bán xoay vòng.
Càng về sau, kỹ thuật tạc đá được hoàn thiện dần khiến những đồng xu đá lớn tới mức to hơn cả người thật. Sau khi trở thành loại tiền tệ, chúng được đục lỗ ở giữa để dễ vận chuyển.
Có những đồng tiền được đúc với trọng lượng và kích thước cần 20 người đàn ông trưởng thành di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Khi đó, hệ thống tiền tệ của người dân dựa theo sự sở hữu truyền miệng. Tức là để mua một món đồ, họ chỉ cần sự chấp thuận của chủ sở hữu và di chuyển viên đá tới nơi là xong.
Giống như David O’Keefe, một thuyền trưởng người Mỹ gốc Ireland được người bản xứ giúp đỡ trong vụ đắm tàu gần đảo Yap. Sau đó, ông đã giúp đỡ người dân bằng cách lấy những đồng tiền Rai. Đổi lại, thuyền trưởng này nhận nhiều món hàng hóa như cùi dừa và hải sâm. Đây vốn là những món hàng rất có giá trị ở vùng Viễn Đông.
Hòn đảo có cảnh sắc mê hồn, không khí trong lành
Ngày nay, đồng đô la Mỹ là đơn vị tiền tệ dùng trên đảo Yap cho các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, trong các nghi lễ trao đổi truyền thống, những đồng tiền bằng đá vẫn được sử dụng.
Hiện tại, trên đảo vẫn còn những đồng xu có trọng lượng còn nặng hơn một chiếc ô tô. Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 13.000 đồng xu đá cổ đủ mọi kích thước còn tồn tại, với đường kính từ 30cm tới 350cm.
Hai hòn đảo kỳ lạ nơi con người có thể "du hành ngược thời gian"
Dù chỉ cách nhau vài km nhưng do nằm ở hai bên đường ranh giới phân chia múi giờ nên thời gian ở hai hòn đảo này lệch nhau tới gần 1 ngày.
Đảo Diomede lớn và đảo Diomede nhỏ là hai hòn đảo nổi tiếng ở biển Bearing Sea - nơi người ta vẫn nói du khách có thể "du hành ngược thời gian".
Dù chỉ cách nhau vỏn vẹn 3,8 km nhưng do nằm ở hai bên đường ranh giới phân chia múi giờ nên thời gian trên hai hòn đảo lại lệch nhau tới 21 giờ đồng hồ tức là gần 1 ngày.
Đảo Diomede lớn thuộc địa phận của Nga, còn đảo Diomede nhỏ là của Mỹ
Cả hai đảo đều nằm trong vùng biển giữa bang Alaska của Mỹ và Siberia của Nga, nhưng có lằn ranh múi giờ chạy qua Thái Bình Dương, nên đảo Diomede lớn thuộc địa phận của Nga, còn đảo Diomede nhỏ là của Mỹ. Bởi vậy múi giờ giữa chúng mới chênh nhau nhiều đến thế.
Trên thực tế có một con đường nhỏ do nước biển đóng băng nối giữa hai đảo lớn nhỏ với nhau. Người ta có thể đi bộ xuyên qua con đường này, nhưng hành vi trên bị quy là vượt biên trái phép và vượt cả múi giờ.
Chỉ cách nhau 3,8 km nhưng chúng lệch nhau tới 21 tiếng
Trở lại thời điểm quá khứ vào năm 1897 khi Mỹ mua Alaska, trên hợp đồng bao gồm cả đảo Diomede nhỏ. Khi đó, đường biên giới mới được vạch ra giữa hai hòn đảo và vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Đảo Diomede lớn lệch giờ hơn so với đảo Diomede nhỏ nên hai đảo này còn có biệt danh là "đảo tương lai" thuộc về Nga và "đảo quá khứ" là lãnh thổ của Mỹ.
Đảo lớn của Nga không có người ở bởi chính phủ nước này đã chuyển họ về sinh sống ở Siberia để lại hòn đảo làm mục đích quân sự. Trên đảo có một trạm thời tiết và một căn cứ của lực lượng biên phòng Nga.
Đảo Diomede nhỏ vẫn có người sinh sống
Trong khi đó, đảo nhỏ của Mỹ hiện có khoảng 110 người sinh sống. Họ đều là dân bản địa. Trên đảo hiện có một trường học và một nhà thờ.
Theo kết quả điều tra của chính quyền Mỹ, trong số 43 hộ gia đình trên đảo, hơn 32 % hộ vắng bóng đàn ông, 18,6% là người độc thân. Thu nhập người dân ở đây không cao, thậm chí có hộ còn xếp vào dạng nghèo. Nhiều gia đình ở đây vẫn duy trì lối sống truyền thống như săn bắt cua, hải cẩu, cá voi trắng...
Ngoài ra, đảo có một chiếc trực thăng làm nhiệm vụ chở thực phẩm, thư tín, bưu phẩm và cả vận tải hành khách từ đất liền ra đảo.
Cuộc sống trên đảo Diomede nhỏ
Ở đây cũng không có những con đường trải nhựa, đường cao tốc hay đường thủy. Cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những tuyến đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Tuy vậy, đảo vẫn tiếp đón khách du lịch, những đoàn nghiên cứu từ đất liền tới thăm.
Hiện việc đi lại giữa hai hòn đảo lớn nhỏ đều đang bị cấm. Các tàu đánh cá nước ngoài cũng không được tiếp cận quá gần, nếu không muốn nhận cảnh báo từ lính biên phòng.
Đảo muối kỳ lạ nổi bồng bềnh ở Biển Chết Đảo Muối là hòn đảo được tạo thành hoàn toàn từ muối trắng. Nó nằm ở trung tâm của Biển Chết. Biển Chết là một hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan. Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Ngoài là hồ nước mặn nhất trên...