Kỳ lạ hình ảnh con chim có 10 chân
Bức ảnh con chim có tới 10 chân này sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên.
Đây là những hình ảnh được nhiếp ảnh gia Willem de Wolf, người Hà Lan, chụp được ở làng Wommels, phía bắc Hà Lan.
Trong bức ảnh, trông con chim Cà kheo đen trắng (Hà Lan còn gọi là Kluut) này khá kỳ dị, vì có tới… 10 chân.
Tuy vậy, thực ra là có 4 chim con đang nấp trong bộ lông của mẹ nó. Chim con nấp kín đến nỗi chỉ nhìn thấy được 4 cặp chân của chúng, lẫn với đôi chân của chim mẹ.
Ông Willem cho biết mình thấy rất buồn cười khi nhìn thấy cảnh này.
Chim mẹ vừa ủ ấm cho các con, đồng thời bảo vệ chúng khỏi mối đe dọa của các kẻ săn mồi.
Video đang HOT
Thời điểm đó, chim mẹ và những đứa con đang đi tìm thức ăn là các loài giáp xác và côn trùng, ở vùng nước nông.
Cà kheo đen trắng sinh sống và sinh sản ở khu vực ôn đới Châu Âu, Tây và Trung Á. Chúng là một loài cá di cư và hầu hết trú đông ở Châu Phi hoặc Nam Á.
Một số cá thể vẫn trú đông ở các vùng ôn hòa nhất của phạm vi phân bố, ví dụ như ở miền nam Tây Ban Nha và miền Nam nước Anh.
Theo_Giáo dục thời đại
Uy lực pháo AK-176M trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam
Nga vừa công khai hình ảnh hệ thống vũ khí trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam, trong đó có pháo hạm AK176M.
Theo những hình ảnh được công bố về AK-176M cho thấy, đây cũng chính là mẫu pháo thế hệ mới vừa được trang bị trên cặp tàu Molniya thứ 2 Việt Nam tự đóng trong nước.
So với pháo AK-176M thế hệ trước thì mẫu pháo này đã được nâng cấp hệ thống quang tuyến cũng như tính tự động hóa cao hơn rất nhiều, giúp tăng khả năng bắn chính xác cũng như bảo vệ an toàn cho người vận hành.
Cận cảnh pháo hạm AK-176M trên cặp tàu Gepard mới của Việt Nam.
AK-176 là loại pháo hạm tự động thế hệ mới, được thiết kế bởi Viện nghiên cứu khoa học Burevestnik (Nizhny Novgorod) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và các mục tiêu ven biển, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh trên đất liền một cách hiệu quả.
Pháo AK-176 được phát triển để trang bị cho các tàu chiến nhỏ có lượng giãn nước khoảng 300 tấn, đã được chuyển giao vào cuối những năm 1960. Hiện nay, AK-176 được trang bị cho nhiều loại chiến hạm khác nhau cả trong nội địa nước Nga lẫn xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài.
AK-176 được bao bọc bởi 1 tháp kín bảo vệ bên ngoài, pháo hoạt động tự động hoàn toàn, được điều khiển bởi radar hỏa lực MR-123-02/76. Tuy nhiên ngay cả khi thiếu radar AK-176 vẫn có thể bắn tốt nhờ hệ thống kính ngắm quang học bên trong tháp pháo. Trong trường hợp nguồn điện bị hỏng, AK-176 vẫn có khả năng khai hỏa thủ công.
Cuối thập niên 1980, biến thể nâng cấp AK-176M ra đời, được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới đi kèm một thiết bị ngắm vô tuyến và thiết bị đo xa laser.
Trong giai đoạn 2003 - 2007, Viện nghiên cứu Burevestnik đã cùng với Nhà máy chế tạo máy Nizhny Novgorod cho ra đời biến thể nâng cấp mới nhất của pháo hạm AK-176 mang tên AK-176M1 với trọng lượng nhẹ và hiệu quả chiến đấu cao hơn.
Pháo hạm AK-176 đã được đưa vào phục vụ từ năm 1979, nhưng cho đến nay nó vẫn là một trong những loại vũ khí hải quân được sử dụng phổ biến nhất thế giới với độ bền và độ tin cậy cao.
Về đặc điểm, tính năng kỹ thuật, pháo có trọng lượng 16,8 tấn, chiều cao 2,6 mét, sử dụng đạn AK-726 cỡ 76,2mm có sơ tốc đầu nòng 980 m/s và tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút với 152 viên đạn sẵn sàng khai hỏa. AK-176 có tầm bắn tối đa là 15,5 km và tầm bắn hiệu quả là 10 km.
Ở Việt Nam, pháo hạm AK-176 được trang bị phổ biến trên các tàu tên lửa cao tốc Molniya (cả hai biến thể 1241RE và 1241.8), tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP, tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và tàu tên lửa BPS-500.
Một số hình ảnh về pháo AK-176M trên cặp tàu Gepard thứ 2 của Việt Nam
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ nói không với Google Street View Ấn Độ đã từ chối kế hoạch thu thập hình ảnh cho dịch vụ Street View mà Google đề nghị sau khi chính quyền nước này cho rằng nó sẽ tác động đến vấn đề an ninh. Dịch vụ Street View của Google đang khiến nhiều quốc gia lo ngại về quyền riêng tư. Theo Press Trust of India, Google đã gửi hồ...