Kỳ lạ giếng cổ hàng trăm năm tuổi, quanh năm không cạn nước ở Quảng Ngãi
Khi tất cả giếng nước trên đảo Lý Sơn đều nhiễm mặn, hoặc cạn trơ đáy thì giếng Xó La vẫn đầy ắp nước ngọt. Dù rằng, giếng nước này nằm sát mép biển.
Giếng Xó La là giếng nước cổ nổi tiếng nằm ở thôn Đông An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Ngoài tên gọi Xó La, giếng nước này còn có nhiều tên gọi khác như giếng Vua, giếng Gia Long, giếng Tiên, giếng Thầy Tu… Mỗi tên gọi đều gắn với một câu chuyện lưu truyền trong đời sống cư dân đất đảo tiền tiêu. Tuy nhiên, tên gọi thông dụng nhất vẫn là giếng Xó La.
Giếng nước Xó La nằm sát mép biển nhưng nước giếng luôn ngọt lành
Những bậc cao niên tại huyện đảo cho rằng, “xó” ở đây chỉ vị trí giếng nằm ở một góc không gian hẹp, còn “la” là tên một loài cây mọc rất nhiều quanh giếng.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, giếng cổ Xó La xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15. Khi người Việt đến, các giếng nước của người Chăm, trong đó có giếng Xó La vẫn được tiếp tục sử dụng và duy trì cho đến ngày nay. Như vậy, giếng Xó La có “tuổi” ít nhất là 5 thế kỷ.
Giếng được kè bằng đá núi lửa xen lẫn đá vôi
Video đang HOT
Giếng Xó La sâu khoảng 10 m. Lòng giếng hình tròn, đường kính 1,9 m, được kè bằng đá cuội, đá nham thạch xen lẫn đá vôi. Đá ở đây được lựa chọn kỹ về kích cỡ và hình dạng, kè vào nhau khá công phu, vừa đẹp mắt, vừa rất chắc chắn, lại có khe hở vừa phải để nước mạch có thể thoát ra dễ dàng.
Mùa hè, hầu hết giếng nước ở Lý Sơn nhiễm mặn hoặc cạn trơ đáy thì giếng Xó La vẫn đầy ắp nước ngọt
Tuy chỉ cách mép biển lúc thủy triều lên cao nhất khoảng 5 – 7 m, nhưng nước giếng Xó La luôn ngọt và thanh mát bốn mùa, không nhiễm mặn như hầu hết các giếng nước trên đảo Lý Sơn. Đặc biệt, thời kỳ đỉnh điểm mùa khô trong khi hàng ngàn giếng nước ở Lý Sơn đều cạn kiệt thì chỉ duy nhất giếng Xó La còn nước ngọt.
Giếng Xó La được công nhận di tích cấp tỉnh vào năm 2017
Cụ Võ Trí Thành (78 tuổi) cho biết, không có giếng nước nào ngon như giếng nước Xó La. Mùa nắng tất cả giếng nước trên đảo đều nhiễm mặn, riêng nước giếng Xó La vẫn ngọt lành. Đặc biệt nhất là dùng nước giếng này pha trà, nấu rượu sẽ tạo nên hương vị rất khác lạ.
“Rất nhiều người đến đây lấy nước về sử dụng, không có nước giếng nào ngon bằng giếng này. Có người còn lấy nước đi bán cho những hộ dân ở xa giếng”, ông Thành cho biết.
Chính sự đặc biệt nói trên mà năm 2017, giếng nước Xó La đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Kỳ lạ tộc người hiếm hoi sở hữu màu mắt xanh như biển cả
Bộ lạc Buton ở Indonesia là một trong những tộc người hiếm hoi sở hữu màu mắt xanh như biển cả. Ngoại hình độc đáo của họ đã được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia Korchnoi Pasaribu.
Bộ lạc Buton sinh sống ở tỉnh Đông Nam Sulawesi thuộc đảo Buton (Indonesia). Đôi mắt xanh biếc của cư dân trong bộ tộc càng nổi bật hơn trên nền da nâu khỏe khoắn.
Đôi mắt xanh khiến người dân mang vẻ đẹp đặc trưng vừa dị biệt vừa quyến rũ. Nhìn vào đôi mắt sâu thẳm, người đối diện khó có thể dời mắt.
Theo tờ Pacific Press Agency, đôi mắt xanh hút hồn của người Buton xuất hiện do một dạng rối loạn di truyền hiếm gặp, gọi là hội chứng Waardenburg.
Hội chứng này sẽ thay đổi sắc tố da, tóc hoặc mắt của bệnh nhân và khiến khả năng nghe bẩm sinh của họ kém hơn người bình thường.
Hội chứng này còn khiến một mảng tóc của họ chuyển sang màu trắng hoặc xám bạc, làn da lấm tấm sắc tố trắng như bạch biến.
Mang vẻ đẹp khác thường, di truyền qua nhiều thế hệ, người dân của bộ tộc Buton coi đây là nét đặc trưng của mình.
Màu mắt xanh dù ở trai hay gái đều vô cùng cuốn hút.
Sở hữu màu da ngăm và gương mặt đậm chất phương Đông, đôi mắt xanh của người bộ lạc Buton là đặc điểm nổi trội khiến họ trở nên khác biệt so với đa số dân cư châu Á.
Kỳ lạ 5 loài vật nhỏ bé phóng điện giết được cả cá sấu Nhắc đến những động vật có khả năng phát ra điện, nếu cá chình điện là số một thì cá đuối cũng không hề kém cạnh. Cá chình điện (hay còn gọi là lươn điện) sống ở vùng Amazon, cái tên cũng đủ nói lên khả năng đặc biệt của loài cá này. Cơ thể cá chình điện có các cơ quan đặc...