Ký hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa SMEDF và BIDV: Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ
Sáng 6/12, tại Hà Nội diễn ra lễ ký kết hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ( SMEDF), Bộ KH&ĐT và Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam ( BIDV).
Lễ ký hợp đồng khung cho vay gián tiếp giữa Quỹ phát triển DNNVV và BIDV.
BIDV là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam ký kết Hợp đồng khung cho vay gián tiếp với SMEDF. Đồng thời, là ngân hàng triển khai tốt nhất nguồn vốn hỗ trợ cho quỹ với thị phần giải ngân chiếm tới 55% số vốn đã giải ngân của Quỹ.
“Các khoản vay dự án do BIDV giải ngân đều có chất lượng, uy tín tốt, được cộng đồng D Nghi nhận. Với nguồn vốn giá rẻ, ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), BIDV kỳ vọng đây là bước tạo đà quan trọng để SMEDF có sự phát triển vượt bậc trong thời gian tới; tiếp tục là cánh tay đắc lực của Bộ KH&ĐT nói riêng, của Chính phủ nói chung, trong việc tiếp tục hoàn thành mục tiêu Việt Nam có 1 triệu DN hoạt động lành mạnh trong thời gian tới”,-ông Lê Việt Cường Thành viên HĐQT BIDV khẳng định.
* Hoạt động cho vay gián tiếp của SMEDF nhằm hướng tới đối tượng là DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị đáp ứng quy định tại Điều Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11-3-2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ trợ DNNVV và Điều 23 Nghị định 39/2019/NĐ-CP ngày 10-5-2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của SMEDF, có nhu cầu vay vốn của quỹ.
Đại diện BIDV cũng cam kết BIDV sẽ luôn là ngân hàng đi đầu trong việc hợp tác với SMEDF để triển khai nguồn vốn hỗ trợ cho DN, đồng thời sẽ cung cấp cho Quỹ các giải pháp tài chính toàn diện, sáng tạo…
Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên SMEDF, bà Hoàng Thị Hồng, hiện nay, phần lớn các DN có quy mô nhỏ và vừa, chiếm 98% tổng số DN cả nước, đóp góp lớn cho GDP và tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội. Quỹ thực hiện chức năng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp thông qua giao vốn cho ngân hàng thương mại, tài trợ cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ tăng cường năng lực cho DNNVV; tiếp nhận, quản lý nguồn vốn vay, tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ DNNVV…
“Việc đưa quỹ đi vào hoạt động là tín hiệu tích cực cho thấy sự hiệu quả bước đầu của Chính phủ trong nỗ lực hỗ trợ khối DN tư nhân. Cùng với đó, 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ của Quỹ, mục tiêu được xác định chỉ là vốn mồi để thu hút các nguồn lực quan trọng trong và ngoài nước các định chế tài chính, các quỹ đầu tư, các ngân hàng thường mại cùng quan tâm, chung tay, hướng sự chú ý đến khối DNNVV đang còn yếu và thiếu vốn…”- Bà Hồng nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội đồng thành viên SMEDF cũng cho biết, với sự hợp tác tích cực của các ngân hàng nhận ủy thác, trong đó có BIDV, Quỹ đã giải ngân được khoảng 150 tỷ đồng cho DNNVV. Đến nay, các dự án của DNNVV do Quỹ ủy thác cho vay qua các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng đều hoạt động hiệu quả.
Video đang HOT
* SMEDF cho vay với lãi suất ngắn hạn 4,16%/năm, lãi suất cho vay trung hạn 6%/năm, lãi suất cho vay dài hạn 6,0%/năm Mức cho vay tối đa với mỗi dự án, phương án sản xuất kinh doanh tối đa không quá 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời gian thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không quá 7 năm. Thời hạn ân hạn cho một dự án vay vốn trung và dài hạn tối đa là 2 năm/
* Những ưu đãi của SMEDF: DNNVV vay vốn với mức lãi suất thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại và không thay đổi trong thời hạn vay vốn;- Quy trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn công khai, thuận tiện; Bộ phận Hỗ trợ DN của SMEDF chuẩn bị thủ tục, quy trình vay vốn; DNNVV được tham gia các hoạt dộng hỗ trợ tăng cường năng lực do Quỹ tổ chức.
Thanh Thanh
Theo baophapluat.vn
BIDV 'mắc nghẹn' với khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ tại 'con tàu chìm' Việt Hải
Khoản nợ của Công ty Việt Hải tại BIDV tính đến ngày 17/9 là hơn 85 triệu USD (khoảng 1.977 tỷ đồng) và 67 tỷ đồng. Tức tổng cộng hơn 2.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có thông báo lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá khoản nợ tại CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (UPCoM: VSP).
Theo đó, giá trị khoản nợ của Công ty Việt Hải tại BIDV tính đến ngày 17/9 là hơn 85 triệu USD (khoảng 1.977 tỷ đồng) và 67 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 43 triệu USD và 19,5 tỷ đồng, còn dư nợ lãi là 42 triệu USD và 47 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho tổng khoản nợ hơn 2.000 tỷ đồng này của VSP chính là 2 lô đất trong dự án Khu đô thị và sân golf Mê Linh (Vĩnh Phúc, nay là Hà Nội) với diện tích lần lượt là 46.991 m2 và 137.620 m2.
Tuy nhiên, năm 2018, UBND TP. Hà Nội đã đưa ra chi tiết nhóm các dự án cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất thu hồi trong đó có nhiều dự án là khu đô thị, biệt thự cao cấp bỏ hoang tới cả thập kỷ như dự án khu đô thị mới và sân golf Mê Linh của Việt Hải.
Ngoài ra, tài sản bảm đảm cho khoản vay trên còn có máy chính tàu 54.000 DWT tại Công ty đóng tàu Dung Quất và tài sản hình thành từ vốn vay là các con tàu chở hàng rời đang thi công dở dang tại các nhà máy đóng tàu Dung Quất, Bạch Đằng.
Và các khoản vay nay có sự bảo lãnh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC).
Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Việt Hải, song theo thông tin hồi tháng 1/2019, SBIC đã quyết định thay đổi người đại diện phần vốn tại Việt Hải, tương ứng chiếm 26% vốn.
Việt Hải đã "chìm" đau đớn như thế nào?
Điều đáng nói, Việt Hải đã tạm dừng hoạt động từ tháng 3/2016 sau 5 năm cố gắng khắc phục nhưng bất thành. Nguyên nhân là do hậu quả tài chính để lại quá nặng nề cùng với bộ máy điều hành hoạt động ngày càng mỏng và dần thiếu tính hợp tác, phối hợp hoạt động để xử lý tái cơ cấu công ty.
Đồng thời Cục thuế TP.HCM đã có quyết định cưỡng chế công ty nên Việt Hải không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Thời điểm đó, Việt Hải cũng đề cập khả năng công ty phải thực hiện phá sản vì bị các chủ nợ kiện do không trả được nợ.
Việt Hải từng là một trong những cổ phiếu nổi đình đám trên thị trường chứng khoán những năm đỉnh cao 2007-2008. Tuy nhiên chỉ một cú sảy chân cũng như ảnh hưởng của ngành vận tải biển đã đẩy doanh nghiệp sụp đổ.
Ngược thời gian trước, Việt Hải được thành lập năm 2002, với hoạt động chính là vận tải gas, xăng dầu.
Năm 2007, khi thị trường vận tải biển thế giới ở mức đỉnh, giá cho thuê tàu tăng chóng mặt theo ngày, Việt Hải đã nắm bắt cơ hội khi quyết định huy động thêm cả nghìn tỷ vốn chủ cũng như vốn vay để đầu tư 3 con tàu có tải trọng lớn. Đồng thời Việt Hải còn ấp ủ một số dự án bất động sản quy mô lớn.
Do là thời kỳ đỉnh cao của thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Việt Hải tăng vọt từ 160.000 đồng/cp vào tháng 10/2007 đã vọt lên 305.000 đồng/cp khi chuẩn bị chốt quyền mua ưu đãi cổ phiếu.
Chính điều đó đã giúp Việt Hải dễ dàng huy động được 1.200 tỷ đồng vốn vào đầu năm 2008, gấp 10 lần vốn chủ sở hữu thời điểm đó.
Tuy nhiên, sau cú huy động vốn khủng, cổ phiếu VSP của Việt Hải bắt đầu lao dốc không phanh xuống còn 37.000 đồng/cp vào ngày 6/6/2008, rồi lại dựng ngược trở lại lên 238.000 đồng/cp vào 2 tháng sau đó.
Nghịch lý ở chỗ, cũng trong năm 2008 đó, cước vận tải biển sụp đổ hết sức khốc liệt. Giá cho thuê ba con tàu tải trọng hơn 60.000 tấn mà Việt Hải sở hữu giảm từ 85.000USD/ngay vào tháng 5/2008 xuông con khoang 3.000 USD/ngay vào cuối năm 2008.
Từ chỗ lãi ròng gần 300 tỷ đồng năm 2008, sang năm 2009 Việt Hải mới thực sự thấm đòn khi lỗ tới 360 tỷ đồng và đỉnh điểm là năm 2012 lỗ tới hơn 2.000 tỷ đồng.
Công ty xoay sở trước khó khăn bằng cách đổi tên vào năm 2010 từ CTCP Đầu tư Vận tải dầu khí Vinashin thành CTCP vận tải biển và bất động sản Việt Hải.
Đồng thời, Việt Hải tập trung đầu tư vào mảng bất động sản nhằm cứu cánh cho công ty. Các dự án tâm điểm lúc đó chính là Khu đô thị sân golf Mê Linh, góp vốn vào dự án Khu đô thị Long An và Khu giải trí tổng hợp phục vụ công nghiệp cảng Cái Lân.
Tuy nhiên Việt Hải lỗ vẫn hoàn lỗ. Tính chung trong giai đoạn 2009-2013, Việt Hải đã lỗ tổng cộng 3.200 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, vốn chủ sở hữu âm hơn 1.800 tỷ trong khi tổng các khoản nợ phải trả lên đến 2.700 tỷ đồng. Còn các số liệu từ năm 2014 đến nay đều không được hé lộ.
Trước tình cảnh đó, Việt Hải buộc phải bán dần các tài sản nhưng vẫn không cứu vãn được tình thế, nguồn thu eo hẹp trong khi các khoản nợ hàng nghìn tỷ vẫn còn đó.
Cổ phiếu VSP cũng bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 5/4/2016 tại mức giá 1.100 đồng/cổ phiếu.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
6 nguồn vốn các doanh nghiệp cần lưu tâm Đó là ý kiến của TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Diễn đàn kinh tế 2020 tổ chức chiều 5/12. Tại diễn đàn, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông tin, dù xếp hạng của Ngân hàng...