Kỳ bí hai ngôi mộ gió của vị tướng tự thiêu xin tha chết cho lính
Không thể đánh lại đối phương, Võ Tánh xin tướng nhà Tây Sơn tha chết cho binh lính và thường dân trong thành, rồi châm lửa tự thiêu. Người dân cảm mến tài đức của ông lập nên ngôi mộ gió để hương khói phụng thờ.
Ngôi mộ gió trên đường Nguyễn Thái Bình
Mộ nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Thái Bình (phường 12, Q. Tân Bình, TP.HCM), được xây dựng bằng hợp chất ô dước, bám đầy rêu xanh. Khuôn viên mộ dài 10m, rộng 7m có tường bao quanh.
Ở 4 góc có 4 trụ mang hình búp sen. Phía trước mộ có một am nhỏ xây bằng xi măng với 3 ô, mỗi ô đều có một tấm bia và bát nhang.
Hai bia xi măng ở 2 bên ghi bằng tiếng Hán. Bia giữa khắc trên đá, tiếng Việt ghi tên ông Võ Tánh kèm theo những dòng tiểu sử.
Am và mộ gió Võ Tánh trên đường Nguyễn Thái Bình.
Phía trước ngôi mộ được bà con xung quanh quét dọn và tu sửa. Phía sau đổ nát và hoang phế. Nằm ngay ngã ba khu dân cư đông đúc, khu mộ bị biến thành nơi để rác của nhiều người trong khu vực.
Nơi đây là mộ danh tướng Võ Tánh thời Nguyễn sơ khai. Người dân cho biết, mộ này có từ đầu thế kỷ 19 được xây dựng sau khi Võ Tánh thất thủ thành Bình Định. Nơi đây thường có nhiều người đến viếng. Họ chủ yếu là những người đến cầu may.
Rêu phong…
Bà con cho biết thêm, từ nhiều năm nay khu mộ này từng xuất hiện nhiều lời đồn huyễn hoặc. Tuy nhiện, đây chỉ là ngôi mộ gió (không có tử thi). Vì vậy, những lời đồn cũng dần tan đi.
Bên cạnh ngôi mộ ngổn ngang trăm thứ.
Theo sử liệu, Võ Tánh là vị tướng anh dũng tuẫn tiết vì không giữ được thành. Trước khi chết ông viết thư cho đối phương để xin bảo toàn tính mạng cho binh lính của mình.
Người dân trong vùng cảm mến tài đức của Võ Tánh đã lập nên ngôi mộ gió này để hương khói phụng thờ từ hàng trăm năm nay.
Mộ gió thứ 2
Ngày 27/5 năm Tân Dậu, tức vào ngày 7/7 năm 1801, tướng trấn thủ thành Bình Định của nhà Nguyễn là Võ Tánh tuẫn tiết để không rơi vào tay nhà Tây Sơn.
Video đang HOT
Ngôi mộ gió thứ hai của danh tướng Võ Tánh ở đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Ông là một tướng tài của chúa Nguyễn Ánh. Cùng với Đỗ Thành Nhơn và Châu Văn Tiếp, ông được người đời phong tặng là Gia định tam hùng. Ông sinh năm 1768 tại Biên Hòa.
Không thần phục nhà Tây Sơn, năm 1783 đến năm 1788, ông cùng với người anh là Võ Nhàn tập hợp lực lượng nổi dậy tại 18 thôn Vườn Trầu (Hóc Môn). Tự xưng là Nghĩa quân Kiến Hòa, ông giương ngọn cờ Khổng Tước Nguyên Võ, rồi kéo quân chiếm giữ cả vùng Gò Công.
Năm 1788, ông về dưới trướng Nguyễn Ánh được phong Khâm sai Chưởng Cơ Tiên Phong Doanh và được chúa gả cho em gái là Ngọc Du. Trong tiểu thuyết “Giọt máu chung tình” viết về chuyện tình Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà xuất bản năm 1926, tác giả Tân Dân Tử cho rằng, Võ Đông Sơ là con của Võ Tánh – Ngọc Du. Tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành vở cải lương rất nổi tiếng.
2 năm sau, ông tiến đánh và chiếm được thành Diên Khánh (nay thuộc Khánh Hòa). Năm 1797, ông được phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại tướng quân theo Nguyễn Ánh tiến đánh Quảng Nam sau khi vượt qua sông Mỹ Khê (Quảng Ngãi), đánh bại Đô đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Giáp.
Những năm kế tiếp ông liên tục chiến thắng ở khắp các mặt trận. Ông đã cùng Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức tiến đánh và chiếm được thành Qui Nhơn. Sau khi đại quân rút về Gia Định ông được giao trấn thủ cùng với Lễ bộ tham tri Ngô Tùng Châu và thành được đổi tên là thành Bình Định.
Không lâu sau đó, đại quân Tây Sơn do Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy bao vây thành. Suốt 14 tháng bị vây, quân trong thành gần như sức cùng lực kiệt vì không còn lương thực để sống. Có người khuyên ông tìm cách trốn đi, ông khảng khái trả lời: “Ta phụng mạng giữ thành này nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành, hèn nhát trốn lấy một mình, sau này còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng?”.
Không còn cách nào để giải vây được, ông đã viết một bức thư gởi cho Trần Quang Diệu khi vào thành nên tha chết cho quân sĩ. Ngày 7/7/1801, ông sai thuộc hạ lấy rơm củi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào, rồi châm ngòi tìm cái chết. Sau đó, Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn.
Chiếm được thành, Trần Quang Diệu tỏ ra xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Thi thể 2 ông được tẩm liệm tử tế. Hàng binh nhà Nguyễn không người nào bị giết.
Sau khi Võ Tánh mất, tại Gia Định, Nguyễn Ánh hay tin đã lập một ngôi mộ gió. Ngôi mộ này hiện vẫn còn tại hẻm 19 đường Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Đây là ngôi mộ gió thứ 2 dành cho một vị tướng tài đầy nhân đức.
(còn tiếp)
Theo vietnamnet.vn
Góc khuất không ngờ của bộ lạc Jarawa của Ấn Độ: nổi tiếng hoang dã, đáng sợ nhưng sự thật là...
Trong quá khứ, nơi sinh sống của bộ lạc Jarawa trên đảo là bất khả xâm phạm. Nhưng họ đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn chỉ trong 10 năm nữa.
Hiện nay, vẫn còn nhiều bộ tộc sống hoang dã, gần gũi với thiên nhiên, thu hút sự tò mò của thế giới hiện đại. Một trong số đó là người Jarawa sống trong rừng sâu của đảo Andama, thuộc lãnh thổ Ấn Độ.
Tổ tiên của họ đã sống trên đảo từ 55.000 năm trước, tức là trước cả Kim tự tháp Ai Cập. Họ cũng may mắn sống sót qua thảm họa sóng thần vào năm 2004.
Ấy thế mà chỉ trong 10 năm nữa, cái tên bộ tộc Jarawa có thể bị lãng quên mãi mãi. Hiện nay, dân số của tộc còn khoảng 400 người. Điều gì đã xảy ra?
Tộc Jarawa có đáng sợ như lời đồn?
Cái tên "Jarawa" cũng không phải do bộ lạc này nghĩ ra. Mà do bộ lạc cổ Aka-Bae đối địch với họ trong quá khứ đặt cho. "Jarawa" trong tiếng Aka-Bae vừa có nghĩa hiếu chiến vừa mang nghĩa "người ngoài".
Cái tên ấy không hẳn là hư danh. Từ xưa, người Jarawa đã biết dùng lửa trong sinh hoạt và chiến đấu bảo vệ lãnh thổ.
Các thủy thủ từng ghé thăm đảo Andaman ngày trước cũng đồn rằng, tộc Jarawa ăn thịt người! Chuyện này thực hư vẫn chưa rõ. Nhưng Marco Polo - nhà thám hiểm nổi tiếng người Ý vào thế kỉ 13, từng chu du quanh châu Á suốt 24 năm, cũng nói về tộc Jarawa rằng: "Họ sưu tầm những cái đầu lâu chó"!
Tượng người Jarawa cổ
Tuy nhiên, năm 2017, nhờ sự giúp đỡ của một nhà xã hội học Ấn Độ, hai nhà làm phim tài liệu người Pháp, Alexandre Dereims và Claire Beilvert đã ghi nhận nhiều góc nhìn mới mẻ về người Jarawa.
Lối sống của họ suốt mấy ngàn năm vẫn không khác nhiều thời kỳ Đồ đá.
Từ chuyện săn bắn, chuẩn bị thức ăn, nơi ở... đến việc dùng lá, cây cỏ để che thân đều phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Cuộc sống vì vậy khá bấp bênh.
Thế nhưng, niềm vui vẫn luôn hiện hữu trên khuôn mặt của người Jarawa - những khuôn mặt được vẽ kĩ càng với họa tiết đặc trưng.
Một người phụ nữ trẻ bày tỏ: "Chúng tôi hát khi vui. Và lúc nào tôi cũng vui vẻ hết". Một nam thanh niên khác thì nói: "Chúng tôi sống thầm lặng và vui vẻ trong rừng. Rừng có tất cả những gì chúng tôi cần: cây trĩu quả và hoa nở rất đẹp".
Nhưng thế giới đang thay đổi quá nhanh. Hiện đại hóa diễn ra khắp mọi nơi, kể cả ở những cánh rừng xa xôi, biệt lập trên đảo Andaman.
Thế giới hiện đại: sự tiện nghi hay mối đe dọa?
Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20 đến nay, từng bước người Jarawa đã quen thuộc với vật dụng của thế giới bên ngoài như cây kéo để cắt tóc, quần áo để mặc thay vì lá cây, và biết dùng gương khi trang điểm.
Hay một ví dụ khác, nếu hàng ngàn năm nay người Jarawa vẫn thắp nến làm từ sáp ong thiên nhiên, thì nay họ đã có đèn pin, đèn flash hiện đại. Đáng buồn là họ có được chúng hầu hết thông qua nhóm săn trộm trái phép. Và mặt trái của việc này đã nhanh chóng hiện rõ.
Thợ săn trái phép luôn thẳng tay bắn lợn rừng trên đường đi, khiến nguồn thức ăn của người Jarawa trở nên khan hiếm.
Vì thế, thổ dân phải làm 1 chuyện mà trước đây chưa từng làm: săn nai giết thịt! Đây là 1 quyết định khó khăn, và nữ giới trong bộ tộc vẫn từ chối món thịt này. Họ vẫn chỉ ăn cá như hàng ngàn năm trước. Thức ăn đã ít ỏi hơn, nhưng có 1 loại đồ uống mới mà thổ dân cực kỳ ghét bỏ - bia rượu!
Sau nhiều mâu thuẫn giữa bộ lạc Jarawa với thợ săn trái phép, các cuộc đụng độ đã diễn ra. Một bên với súng trường, một bên với cung tên và đã có thương vong.
"Ngắm thổ dân": một hình thức du lịch và tác hại của nó
Bên cạnh vấn đề thợ săn, người Jarawa còn đối diện với những mối nguy khác. Bắt đầu từ những năm 1970, một con đường huyết mạch đã được xây dựng, nối các thị trấn nhỏ rải rác với thị trấn trung tâm đảo Andaman.
Đường màu đỏ là đường chính xuyên đảo. Phần màu vàng là nơi ở của người Jarawa.
Tuyến đường này ban đầu chỉ để phân phối hàng hóa, được quản lí bởi cảnh sát Ấn Độ. Và người chở hàng luôn bị giám sát, hạn chế cho ra khỏi xe.
Tuy vậy, ngày nay đã có xe buýt chạy trên đường này cùng với khách du lịch khắp nơi. Từ cánh cửa sổ, họ dùng ống nhòm để nhìm ngó, máy ảnh để quay phim, chỉ trỏ những người Jarawa bắt gặp trên đường.
Trên các diễn đàn, trang web du lịch, trên Youtube, "ngắm thổ dân" đã dần lan truyền như 1 hình thức du lịch.
Điều này khiến truyền thông quốc tế phẫn nộ. Họ liên tưởng đến những "human zoo" hay "human safari" tàn bạo trong quá khứ. Ở châu Âu, từng có những "sở thú người", chủ yếu là người da màu bị lọc lừa hay dùng vũ lực ép buộc đến sống trong những chiếc lồng sắt, hàng rào gỗ, là mục tiêu "tham quan" của du khách!
Sau nhiều lần đấu tranh, mãi đến tận thập niên 1950, các mô hình "sở thú người" phi nhân đạo mới chấm dứt. Vậy mà bây giờ, một hình thức của nó lại xảy ra trên đảo Andaman với tộc Jarawa bản địa.
Trên tuyến đường xuyên đảo, đã có nhiều biển cấm: Cấm quay phim, chụp hình. Cấm đưa thức ăn. Cấm tương tác. Cấm can thiệp vào cuộc sống của người Jarawa...
Nhưng du khách hiếu kỳ vẫn làm lơ mọi điều trên, không biết rằng chúng đang đe dọa lối sống và cả sự tồn tại của người Jarawa.
Theo nhà làm phim Alexandre Dereims, nếu sự can thiệp của thế giới hiện đại tiếp tục diễn ra thô bạo, 400 người Jarawa còn lại sẽ biến mất. Họ chết vì đói khi những cánh rừng bị cắt xẻ. Hoặc họ hòa lẫn vào các dân tộc khác trong thị trấn Port Blair - trung tâm đảo Andaman.
Dù "kịch bản" thứ hai nghe không quá nghiêm trọng, nhưng thực ra cũng nghiệt ngã không kém. Vắng người Jarawa đồng nghĩa vắng đi "người bảo hộ" của cánh rừng ngàn năm.
Đồng thời, nhóm người bản địa này bị đẩy vào tình thế không học vấn, không có nguồn tài chính, dẫn đến cuộc sống càng bấp bênh hơn.
Chính phủ cũng như nhiều tổ chức phi lợi nhuận đang nỗ lực giải quyết vấn đề trên. Còn mỗi người chúng ta nên tôn trọng hơn những nền văn hóa bản địa nhé. Hãy có một cái nhìn đúng đắn về các bộ lạc hoang dã ít ỏi còn lại của thế giới.
Nguồn: Bored Panda
Theo Helino
Vụ án trao nhầm con chấn động ở pháp và mức đền bù khủng Một cơ sở y tế ở Pháp đã phải chịu trách nhiệm đền bù lên tới con số 1,88 triệu euro (hơn 50 tỷ đồng) vì trao nhầm trẻ cho 2 gia đình. Những ngày gần đây khi dự luận đang nóng lên trước sự việc trao nhầm con ở Ba Vì cách đây 6 năm, thì ở Pháp cũng đã xảy ra...