Kỳ bí chuyện đi ’săn’ khuyển Mông
Từ thời Pháp thuộc, giống chó quý của người Mông ở Hà Giang và Lào Cai đã được rất nhiều quan Tây thích thú. Giờ đây, giống chó ấy vẫn còn tồn tại nhưng không nhiều nên sự quý hiếm càng tăng lên gấp bội.
Khuyển Mông là… “vàng”
Khuyển Mông có hai nhánh chứ không phải chỉ có độc nhất một loại vằn khoang như nhiều người vẫn nghĩ. Giống khuyển Mông vằn khoang ở Hà Giang được gọi là “khuyển đá”, còn ở Sa Pa (Lào Cai) không có tên gọi khác. Ngay từ thời Pháp thuộc, các quan Tây đã đặt tên cho hai giống khuyển khôn ranh này cho dễ phân biệt.
Cụ Vù Siu Lý ở xã Hầu Thào (Sa Pa) cho biết: Hồi chúng tôi còn nhỏ thường nghe người Pháp nói chuyện với nhau về giống chó quý này. Họ bảo loại khuyển Mông quý như vàng, nếu được huấn luyện sẽ khôn hơn giống chó săn của người Đức. Thời ấy, người Pháp còn cho chúng tôi tiền Đông Dương để chuyên nuôi khuyển Mông bán cho các quan khi họ lên Sa Pa nghỉ mát.
Khuyển Mông vừa tinh khôn lại rất quý chủ
Theo các cụ cao niên người dân tộc Mông ở Sa Pa, trước đây người Pháp đã lập đoàn khảo sát đến xứ mù sương này để nghiên cứu về loài khuyển Mông. Có đận, họ lập cả một trang trại nuôi khuyển Mông để huấn luyện chúng vào rừng săn bắt thú, thậm chí “săn” người và các đội du kích của ta.
Một số sử sách còn ghi lại mô tả về khuyển Mông ở Sa Pa rằng: Đây là giống khuyển quý nhất của xứ An Nam. Chúng thân nhỏ, mũi đỏ, chân cao nhiều màu khác biệt, rất khôn và phát hiện mùi tốt, dùng trong săn bắn, tuần rừng có kết quả. Nếu được dạy dỗ sẽ có ích cho nước mẹ Đại Pháp để quản lý và chu toàn công việc vùng đồng rừng này. Cụ Lý cũng cho hay, không chỉ người Pháp thích thú với khuyển Mông mà người Thái, người Anh và Bồ Đào Nha cũng rất ưa loại khuyển quý này. Thời trước, nhiều chú khuyển ở Sa Pa đã được đưa sang các nước châu Âu để nuôi và nhân giống.
Mũi đỏ là đặc trưng của khuyển Mông
Qua lời giới thiệu của anh bạn người bản địa, chúng tôi tìm về xã Tả Van để gặp tay nuôi khuyển nổi tiếng nhất Sa Pa. Đó là anh Lý A Dơn, 28 tuổi đã có trong tay 14 chú khuyển Mông tuyệt đẹp. Anh Dơn cho biết, loài khuyển này rất khôn nhưng khó nuôi, chúng chỉ ưa sống ở xứ lạnh như Sa Pa, mùa hè đến là số nhiều chúng sẽ bị dịch mà chết, không cách gì cứu chữa.
“Săn” khuyển Mông
Video đang HOT
Để mục sở thị loài khuyển quý này, chúng tôi nhờ một anh bạn người bản địa dẫn đường đi “săn” khắp các bản quanh Sa Pa. Sử Pán là một trong những nơi nuôi được nhiều khuyển Mông nhất hiện nay bởi ở độ cao nhỉnh hơn so vớ8i các vùng khác. Tuy nhiên, khi tìm được nhà của “đệ nhất khuyển” tên Tâm ở một bản xa thì không thể gặp được vì anh này đã lên núi săn gà rừng cùng những chú khuyển của mình.
Mãi đến nhá nhem tối, Tâm mới trở về với một xâu gà rừng khoảng hơn chục con. Anh ta than thở: “Dạo này rừng hết gà rồi hay sao mà săn cả ngày mới được mấy con…”. Thế rồi Tâm kể về đàn khuyển Mông của mình với vẻ đầy tự hào. Tâm bảo, anh nuôi chúng từ nhỏ, loài khuyển Mông rất quý chủ nên không nỡ bán dù nhiều người trả giá cao. Có dạo, khách du lịch từ Hà Nội lên trả anh 10 triệu đồng/con nhưng anh bảo đấy là “thần tài” của cả dòng họ, không dại gì bán “thần tài” cho người khác. Bản làng anh từ xưa đã quan niệm loài khuyển Mông như một vị “thần giữ của”.
5 chú khuyển Mông của anh Tâm rất giỏi săn thú rừng
Anh Tâm cho hay, có đận dân chơi khuyển từ khắp các nơi đổ về Sa Pa để tìm mua khuyển Mông. Không biết thực hư câu chuyện thế nào nhưng nghe đồn, họ mua về rồi bán qua Nga và Thụy Sỹ bởi hai nước này có thời tiết lạnh, thích hợp với loài khuyển Mông. Hơn nữa, vì đây là loài khuyển thông minh nên họ sẽ cho vào các trung tâm huấn luyện phục vụ cho công tác an ninh và dịch vụ giải trí.
Còn loại khuyển Mông có vằn trên người tức là “khuyển đá” tuy rất khôn nhưng không được dân chơi ưa chuộng bởi tính hiếu chiến và sự dữ dằn đáng sợ. Nếu đưa loài khuyển này đi săn thú lớn trong rừng thì các loại chó săn khác khó đuổi kịp. Nhưng do tính hiếu chiến nên loài “khuyển đá” một khi đã thấy con mồi thì lao tới cắn chết mới thôi.
Đưa “vàng” vào quán nhậu
Có lẽ do không thể thích ứng với thời tiết nắng nóng nên loài khuyển Mông giảm nhanh về số lượng trong những năm gần đây. Nhưng có một nguyên nhân nữa là ngay tại thị trấn Sa Pa mộng mơ, những quán thịt chó mọc lên khá nhiều. Phần lớn các quán bán thịt chó ấy chỉ bán thịt khuyển Mông cho các đại gia thưởng thức.
Giá cả cho một đĩa thịt khuyển Mông tại các quán ở Sa Pa không hề rẻ khi lên tới 500.000đ/đĩa cho 2 người ăn. Dân ăn nhậu từ khắp nơi đổ về đây mong được thưởng thức loại thịt chó quý hiếm này. Vì thế, tay nuôi khuyển số một Sa Pa Lý A Dơn mới thốt lên: “Người ta đang đưa “vàng” vào quán nhậu…”.
“Loài khuyển Mông dù có đáng yêu và tinh khôn đến mức nào đi chăng nữa thì việc bảo tồn vẫn rất khó vì loài nào càng hiếm càng bị săn tìm ráo riết để giết thịt…”, một cán bộ thú y thị trấn Sa Pa cho hay.
Nguy cơ tuyệt diệt loài khuyển quý
Hiện nay, số nhiều dân chơi khuyển ở các thành phố lớn đã “chán” với béc giê Đức. Họ chuyển sang nuôi chó Tây Tạng hoặc khuyển Mông. Tuy nhiên, loài chó Tây Tạng có giá rất cao, có con lên tới 900 nghìn bảng Anh nên hầu hết dân chơi đều lắc đầu lè lưỡi trước giá khủng.
Một chú khuyển nhỏ cũng có giá vài triệu đồng
Theo anh Tâm, giá một con khuyển Mông nhỏ khoảng 5 triệu đồng, con lớn hơn khoảng trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, những con vừa khôn vừa đẹp thì có giá rất cao. Như trường hợp anh Lý Doanh Thạo ở xã Lao Chải bán một con khuyển trưởng thành tam thể với giá 20 triệu đồng cho một đại gia ở Sơn Tây – Hà Nội về vừa để làm cảnh vừa để trông coi trang trại.
Ở xã Nậm Cang cũng còn mấy hộ nuôi khuyển Mông, tuy nhiên số lượng rất ít nên dù có ai đến hỏi mua với giá cao ngất ngưởng thì cũng đành ra về tay không. Theo tìm hiểu, ở một số bản của xã này người dân coi khuyển Mông như một sự linh thiêng trong nhà. Khi khuyển Mông chết đi, họ đem chôn rất cẩn thận nên việc mua bán ở đây dường như là chuyện không thể.
Theo tổng kết của anh Tâm và những người có thú nuôi khuyển Mông ở Sa Pa, cả huyện giờ chỉ còn khoảng gần trăm con có giống đặc chủng, còn lại đã bị lai tạo với các loài khác. Mấy năm gần đây, do thời tiết biến đổi thất thường nên nhiều chú khuyển con mới ra đời đã bị chết. Chính nguyên nhân ấy đã đẩy loài khuyển Mông thành giống quý hiếm, đặc biệt khi các đại gia ngày càng ráo riết “săn” loài khuyển Mông như một thú vui để đọ đẳng cấp.
Theo Bee
'Xóm không tắm' ở vùng núi Cao Bằng
Xóm Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) còn được gọi với cái tên "Vùng đá khát", có người còn gọi là "Xóm không tắm".
Lũng Mần có 70 hộ người Mông, nằm trên vùng núi đá tai mèo. Không có lấy một nguồn nước tự nhiên, gần 400 nhân khẩu của xóm sống dựa vào nước trời. Cả 6 tháng mùa khô, người dân ở đây dùng nước trữ trong các hang, hốc đá, nước sương hứng được mỗi sáng. Thậm chí người dân còn lấy nước từ những gốc chuối như nghìn năm trước...
Trong 6 tháng mùa khô ấy, người dân ở đây quên đi việc tắm. Thực ra có người vẫn được tắm, đôi ba tháng một lần, trong chặng đường vượt núi 20km sang Hà Giang đi chợ, được ào xuống sông Nho Quế.
Tháng 5/2010, thời điểm giao mùa, cũng vì nước bẩn, ở Lũng Mần xảy ra trận dịch tả kinh hoàng cướp đi mạng sống của 6 người. Đã bao năm, các dự án cấp nước cho xóm vẫn nằm trên giấy, nên Lũng Mần vẫn là vùng đá khát.
Đã từ bao đời người Mông ở Lũng Mần vẫn vậy: Bới đá lấy đất trồng ngô, chờ trời mưa xuống.
Hang đá này còn chừng nửa mét khối nước... đặc như cao, 3 gia đình trong bản chia đều dùng đến tận mùa mưa.
Bể chứa nước mưa, nước sương của một gia đình.
Lấy nước từ những gốc chuối như người xưa vẫn làm.
Nước đọng cả năm trong hốc đá được dùng uống ngay.
Dẫu nhọc nhằn, nhưng bà mẹ này vẫn thật may mắn khi kiếm được can nước.
Suốt mùa khô, những đứa trẻ này hầu như không biết đến tắm.
Theo Dân Việt
Trẻ vùng cao chơi cù để xua tan giá lạnh Để sưởi ấm người trong cái lạnh 10 độ C, đám trẻ miền núi ở Pà Cò, Mai Châu (Hòa Bình) tìm đến trò đánh cù quen thuộc giữa màn sương mờ ảo. Trong buổi sáng đầu tiên của năm, hàng chục trẻ em người Mông ở bản Hang Kia (Mai Châu) căng dây đánh cù (tiếng Mông gọi là Vi Vồng) giữa...