‘Kỳ án vườn mít’ lại thêm rối
Bị cáo Lê Bá Mai trong phiên tòa sơ thẩm hồi đấu tháng 1/2013.
Vụ ‘kỳ án vườn mít’ đã rối càng thêm rối khi mới đây bị cáo Lê Bá Mai có kháng nghị kêu oan còn Viện KSND tỉnh Bình Phước kháng nghị theo hướng đề nghị tòa phúc thẩm tuyên tử hình đối với bị cáo này.
Liên quan đến vụ kỳ án gây xôn xao dư luận mà VietNamNet đã phản ánh, ngày 16/1, Viện KSND tỉnh Bình Phước đã có quyết định kháng nghị bản ánh sơ thẩm mà TAND địa phương này vừa tuyên vào đầu tháng 1/2013.
Theo đó, quyết định của Viện KSND tỉnh Bình Phước cho biết, không đồng tình với bản án chung thân tuyên phạt bị cáo Lê Bá Mai (SN 1982, ngụ tỉnh Thanh Hóa, tạm trú tỉnh Bình Phước” về 2 tội “giết người và “hiếp dâm trẻ em”.
Quan điểm của cơ quan này là ‘Lê Bá Mai có tội nhưng khai báo quanh co, che giấu tối ác’.
Mức án chung thân mà TAND tỉnh Bình Phước vừa tuyên là không đủ sức răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung trong xã hội, vì lẽ đó Viện KSND tỉnh Bình Phước kháng nghị, đề nghị tòa cấp phúc thẩm thuộc TAND tối cao tại TP.HCM trong phiên tòa tới, tuyên phạt Lê Bá Mai mức án tử hình.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, sáng 16/1, tại nhà tạm giữ Công an tỉnh Bình Phước, bị cáo Lê Bá Mai cũng chính thức có đơn kháng nghị bản án sơ thẩm đã tuyên hồi đầu tháng 1/2013.
Theo thông tin báo có được, Lê Bá Mai vẫn khẳng định không phạm tội giết người và hiếp dâm trẻ em như bản án sơ thẩm đầu tháng 1/2013 vừa qua đã cáo buộc.
Trong đơn kháng cáo kêu oan Lê Bá Mai có viết: “Tôi đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét giải oan cho tôi”.
“Kỳ án mít” xảy ra từ tháng 11/2004 và đến nay vẫn là sự rối rắm, khó có hồi kết. Gần chục năm trời, số phận của người thanh niên Lê Bá Mai cứ lơ lửng, chờ định đoạt.
Cơ quan công tố cáo buộc Lê Bá Mai đã phạm tội hiếp – giết 1 bé gái người dân tộc trong vườn mít thuộc xã An Khương, TX.Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Suốt quãng thời gian từ đó đến nay, Lê Bá Mai đối mặt với gần chục phiên tòa, trong đó có 2 lần Lê Bá Mai thoát án tử hình.
Trong phiên tòa sơ thẩm mới nhất đầu tháng 1/2013, TAND tỉnh Bình Phước lại tuyên chung thân. Đến nay, cả Viện KSND tỉnh Bình Phước và bị cáo Lê Bá Mai đều chưa đồng tình với bản án này.
Theo 24h
Sơ thẩm lần 3 "Vụ án vườn mít": Đề nghị tử hình Lê Bá Mai
Cuối giờ chiều nay 3.1, phiên tòa xử vụ án Lê Bá Mai đi vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND kết luận, tuy những bằng chứng phạm tội của Lê Bá Mai là chưa khớp với thực tế nhưng kết luận hành vi phạm tội của Lê Bá Mai là có cơ sở. Đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên bị cáo mức án tử hình vì hành vi giết người, phạt 17-18 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em đối với Lê Bá Mai.
Chiều nay 3.1.2013, trong phần xét hỏi công khai, luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Bá Mai cho rằng lời khai của nhân chứng Thị Hằng khai lúc bị cáo Lê Bá Mai chở nạn nhân Thị Út đi để thực hiện hành vi hiếp dâm có mang theo một bình xịt thuốc rầy màu xanh là không đúng với thực tế.
Vì tại nơi làm việc của Lê Bá Mai là nhà ông Dương Bá Tuân không có bình thuốc rầy nào như vậy mà chỉ có bình thuốc bằng chất liệu inox màu trắng.
Đại diện Viện KSND đề nghị tử hình Lê Bá Mai
Về điểm này, đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước cho rằng thời điểm xảy ra vụ án, nhân chứng Thị Hằng còn quá nhỏ, lại là người dân tộc thiểu số nên nhận dạng màu sắc là chưa chính xác với thực tế quá trình phạm tội của Lê Bá Mai.
Ngoài ra, phía đại diện Viện KSND còn cho rằng về vấn đề nhận dạng màu sắc, còn tùy thuộc vào khoảng cách giữa các đối tượng. Theo đó, khoảng cách đứng giữa Thị Hằng với Lê Bá Mai có một đoạn khá xa nhau nên việc nhận diện màu sắc nhầm là điều có thể xảy ra.
Sau đó, đại diện luật sư có thẩm vấn ông Trần Văn Sinh - công an viên xã An Khương, người trực tiếp lấy lời khai của nhân chứng Thị Hằng. Ông Sinh có thừa nhận mình có mâu thuẫn với ông chủ của Lê Bá Mai là ông Dương Bá Tuân. Nhưng mâu thuẫn đó là vì giữa ông Sinh và ông Tuân trước đó, ông Tuân lấy biên bản làm việc lấy lời khai của Thị Hằng của ông Sinh cho photocopy rồi cung cấp cho báo chí khiến ông Sinh bị cấp trên kiểm điểm khiển trách.
Ông Sinh còn cho rằng mâu thuẫn giữa ông và ông Tuân không xuất phát từ việc giữa hai ông có tranh chấp nhau về ranh giới đất (đất ông Sinh giáp ranh với đất ông Tuân).
Đại diện luật sư cho rằng, ông Sinh có thành kiến với ông Tuân và những người làm thuê cho gia đình ông Tuân là điều có thể xảy ra vì tại biên bản ghi lời khai với nhân chứng Thị Hằng không hề nhắc đến bị cáo Lê Bá Mai. Sau đó, được ông Sinh gợi ý - người thanh niên chở nạn nhân Thị Út đi có giống với Lê Bá Mai không - thì nhân chứng Thị Hằng lúc đó mới trả lời rằng người đó giống với Lê Bá Mai.
Về điểm này, đại diện Viện KSND cho rằng nghiệp vụ điều tra của ông Sinh còn yếu vì thời điểm ấy mới vào nghề được 3 tháng nên chưa được đào tạo bất cứ điều gì về công tác điều tra.
Cuối giờ chiều cùng ngày, phiên toà đi vào phần tranh luận. Đại diện Viện KSND kết luận, tuy những bằng chứng phạm tội của Lê Bá Mai là chưa khớp với thực tế nhưng kết luận hành vi phạm tội của Lê Bá Mai là có cơ sở.
Sau đó, đại diện Viện KSND đề nghị tòa tuyên bị cáo mức án tử hình vì hành vi giết người, phạt 17-18 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em đối với Lê Bá Mai.
Ngày mai 4.1, phiên tòa sẽ nghị án và tuyên án.
Theo TNO
Sơ thẩm lần 3 "Vụ án vườn mít": Lê Bá Mai không nhận tội Sáng 3.1, TAND tỉnh Bình Phước đã khai mạc phiên xét xử sơ thẩm lần 3 đối với bị cáo Lê Bá Mai (31 tuổi, quê Thanh Hóa, tạm trú ấp 4, xã An Khương, TX.Bình Long, Bình Phước) về hai tội giết người vàhiếp dâm trẻ em. Tai phiên toà sáng nay, sau khi tòa thông qua các thủ tục tố tụng...