Kỳ án Kennedy sau 50 năm – Kỳ 4: Chết vì Chiến tranh Việt Nam?
Theo nhiều chuyên gia, việc manh nha ý định rút quân khỏi Việt Nam có thể đã khiến Tổng thống John F. Kennedy trả giá bằng mạng sống.
Tổng thống Kennedy (phải) cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thảo luận về tình hình Việt Nam tại Nhà Trắng năm 1963 – Ảnh: AFP
Trong những năm làm tổng thống Mỹ, ông John F. Kennedy (JFK) đã tăng số lượng viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn lên gấp 3 lần trước đó. Ông cũng tăng số lượng cố vấn quân sự Mỹ ở Việt Nam lên khoảng 16.000 người, theo tờ The Christian Science Monitor. Trong thời gian đầu, JFK không có ý định rút quân vì cho rằng điều này có thể dẫn đến tăng ảnh hưởng của Liên Xô tại Việt Nam cũng như toàn Đông Nam Á.
Vỡ mộng về Việt Nam
Theo chuyên trang Historylearningsite.co.uk, trong bài phát biểu đầu tiên sau khi trở thành tổng thống, Kennedy từng tuyên bố ông sẽ tiếp tục các chính sách của người tiền nhiệm Dwight Eisenhower và hỗ trợ chính quyền ông Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian, JFK ngày càng dao động do tình hình thực tế tại Việt Nam cũng như suy giảm lòng tin với chính quyền Sài Gòn. Khi đó, Tổng thống Pháp Charles De Gaulle từng cảnh báo Kennedy rằng Mỹ có thể sa vào “đầm lầy quân sự và chính trị không đáy” ở Việt Nam như kinh nghiệm đau thương mà người Pháp trải qua ở Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, Kennedy lại tiếp xúc hằng ngày với các quan chức an ninh “diều hâu” ở Washington D.C, những người tin rằng quân đội Mỹ được trang bị và chuẩn bị cho tình hình Việt Nam tốt hơn người Pháp. Họ tin rằng chỉ cần Mỹ tăng sự ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm thêm một chút thì sẽ đảm bảo thành công. Đặc biệt, “nhóm diều hâu” cũng là những người ủng hộ mạnh mẽ học thuyết quân bài domino, cho rằng nếu miền Nam Việt Nam thất trận thì sẽ kéo theo nhiều quốc gia khác rơi vào vòng ảnh hưởng của Liên Xô.
Thế nhưng, những diễn biến xấu tại chiến trường lẫn tình hình chính trị – xã hội ở miền Nam Việt Nam khiến Kennedy ngày càng “vỡ mộng”, theo sử gia Patrick Nolan.
Đảo chính và kế hoạch rút quân
Tháng 9.1963, Tổng thống Kennedy nói với người dẫn chương trình Walter Cronkite của Đài CBS rằng Mỹ có lẽ không giành được chiến thắng ở Việt Nam. Một điểm gây bàn tán đến tận ngày nay là quyết định của Kennedy “bật đèn xanh” tiến hành đảo chính ở miền Nam Việt Nam. Historylearningsite.co.uk dẫn nhận định của nhiều chuyên gia lẫn một số bằng chứng cho thấy khi đó JFK đã hoàn toàn mất lòng tin với ông Diệm nhưng không ủng hộ hạ sát ông này. Cuối cùng, ông Diệm vẫn bị lật đổ và bị giết chết vào ngày 2.11.1963, chỉ 3 tuần trước vụ ám sát Kennedy. Cũng như JFK, cái chết của ông Diệm đến nay vẫn gây ra nhiều tranh cãi về việc ai là người ra lệnh cũng như thủ phạm trực tiếp ra tay. Vì thế, nhiều sử gia đã gọi tháng 11.1963 là “tháng 11 chết chóc” và nói về một sự “gắn kết huyền bí” giữa 2 nhân vật này.
Sử gia Patrick Nolan và nhiều người khác đã đưa ra giả thuyết chính CIA đã phối hợp với giới tài phiệt vũ khí và chính trị Mỹ ám sát Kennedy để ngăn cản ý định xuống thang rồi từ từ rút quân khỏi Việt Nam. Điều này cũng không phải là vô căn cứ khi trang Maryferrell.org dẫn nhiều tài liệu được giải mật cho thấy kế hoạch rút khỏi Việt Nam đã được đưa ra vào năm 1963. Theo đó, vào ngày 11.10.1963, Tổng thống Kennedy đã ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận an ninh quốc gia 263, bắt đầu rút 1.000 người về nước. Sách JFK và Việt Nam của sử gia Mỹ John Newman cùng các phân tích khác của Peter Dale Scott và James Galbraith đều ủng hộ quan điểm rằng nếu còn sống thì JFK sẽ “đưa nước Mỹ rời khỏi Việt Nam”.
Gia đình Obama, Clinton viếng mộ Kennedy Theo AFP hôm qua, đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Tổng thống Bill Clinton đã đến viếng và đặt vòng hoa tại mộ của ông Kennedy ở Nghĩa trang quốc gia Arlington. Cùng tham dự có đệ nhất phu nhân Michelle Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Cùng ngày, ông Obama trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống cho ông Clinton và 15 nhân vật ưu tú khác. Đây là giải thưởng do Tổng thống Kennedy khởi xướng và là huân chương dân sự cao quý nhất của nước Mỹ để vinh danh những công dân có đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa nghệ thuật, thể thao và khoa học. Lễ tưởng niệm chính thức 50 năm cái chết của ông Kennedy sẽ diễn ra vào ngày 22.11 (giờ địa phương).
Video đang HOT
Theo TNO
Nhìn lại ngày Tổng thống Kennedy bị ám sát 50 năm trước (1)
Vào ngày 22/11 của 50 năm về trước, khi chiếc xe limousine chở John F. Kennedy diễu hành qua các tuyến phố ở trung tâm Dallas, Tổng thống Kennedy đã bị ám sát bằng 3 phát đạn. Hãy cùng nhìn lại ngày đã làm thay đổi lịch sử nước Mỹ mãi mãi.
Chiếc xe limousine chở Tổng thống John F. Kennedy, đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy, Thống đốc Texas John Connally và vợ ông, qua các tuyến phố ở trung tâm Dallas ngày 22/11/1963. Chỉ ít giây sau, cả thành phố và cả một đất nước đã thay đổi mãi mãi.
Vào khoảng 8h45, Tổng thống Kennedy cùng với thượng nghị sỹ Ralph Yarborough (trái) và nghị sỹ Jim Wright bắt đầu chuẩn bị phát biểu trước 5.000 người trước khách sạn Texas ở Fort Worth. Tổng thống đến Texas để hàn gắn rạn nứt trong nội bộ đảng Dâng chủ, giữa Phó Tổng thống Lyndon Johnson và Yarborough.
Tổng thống Kennedy phát biểu trước công chúng ở Fort Worth. Bên cạnh ông là thượng nghị sỹ Yarborough (trái) và Phó tổng thống Lyndon Johnson. Rất nhiều người lúc đó đang mong đợi được thấy đệ nhất phu nhân Kennedy. Tổng thống Kennedy xin lỗi và cho biết vợ ông vẫn đang sửa soạn.
Ngay trước 9h sáng, sau khi hoàn tất bài phát biểu ở ngoài trời cuối cùng, Tổng thống Kennedy bắt tay người ủng hộ, bất chấp giá rét đến tham dự. Tổng thống Kennedy sau đó trở lại khách sạn Texas, tham dự sự kiện của Phòng Thương mại Fort Worth.
Tổng thống Kennedy phát biểu tại sự kiện của Phòng thương mại Fort Worth, chật ních các doanh nhân.
Vào khoảng 10h40 sáng, đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy xuất hiện trước công chúng ở Fort Worth khi bà cùng Tổng thống Kennedy và Thống đốc Texas John Connally tới Căn cứ không quân Carswell để bay tới Dallas.
Trước 11h40, đám đông ở Love Field đợi Tổng thống Kennedy đến Dallas. Chuyến bay từ Fort Worth hơi trễ một chút.
Tổng thống Kennedy có rất nhiều người ủng hộ, trong đó có cả những em nhỏ.
Vào khoảng 11h40 sáng, gia đình Kennedy và Connally đến Love Field, và được phái đoàn Dallas tiếp đón. Tổng thống dự kiến sẽ phát biểu vào khoảng 12h30 tại Trade Mart, Dallas, trước 2.600 quan khách.
Đám đông ở Love Field đón chào vợ chồng Tổng thống Kennedy.
Vào khoảng 11h45' sáng, Thống đốc Texas John Connally, vẫy tay đám đông, và vợ chồng Tổng thống Kennedy rời Love Field tới trung tâm Dallas. Tổng thống Kennedy trước đó đã hỏi về thời tiết và chọn để xe limousine mui trần.
Khoảng 11h45' sáng, đặc vụ Bill Greer lái chiếc xe limousine của tổng thống rời Love Field trong sự vẫy chào của người ủng hộ.
Một em bé chào đoàn xe của Tổng thống Kennedy khi xe đi qua Công viên Lee, hướng vào trung tâm thành phố Dallas. Vào khoảng 11h50, Tổng thống đã dừng xe ở đại lộ Lemmon và đường Lomo Alto gặp một nhóm em nhỏ.
(Còn tiếp)
Theo Dantri
Những phút cuối trong cuộc đời Kennedy "Phòng cấp cứu chật cứng người nhưng im lặng đáng sợ. Tất cả các chuyên gia giỏi nhất về thần kinh, gây mê, tiết niệu và tim mạch đã được gọi đến", bác sĩ phẫu thuật thần kinh Robert Grossman nhớ lại những phút cuối của tổng thống Mỹ Kennedy 50 năm trước. Cách đây 50 năm, vào trưa ngày 22/11/1963, bác sĩ...