Kỳ 3: Tủ lạnh cũng có thể phát nổ
Mặc dù các vụ cháy nổ do tủ lạnh ít hơn các vụ cháy nổ do điện hay điều hòa, bình gas,… Tuy nhiên, hậu quả do nó gây ra lại hết sức nghiêm trọng, thậm chí rất thương tâm.
Vào cuối năm 2018, tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cũng xảy ra một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng xảy ra làm chết 4 người trong một gia đình gồm 2 vợ chồng và 2 người con.
Điển hình, cách đây vài năm, một biệt thự 3 tầng ở khu đô thị Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội bất ngờ bốc cháy dữ dội, gây thiệt hại lớn về tài sản. Nguyên nhân sau đó được cơ quan chức năng xác định là nổ bình gas tủ lạnh.
Hiện trường vụ cháy ở Xuân Đỉnh. Ảnh: PCCC
Theo điều tra, ngọn lửa bùng phát vào khoảng hơn 2h tại gian bếp nằm ở tầng một của ngôi nhà. Lúc này mọi người trong nhà vẫn ngủ và không hề hay biết. Những người hàng xóm sau khi phát hiện đã tìm mọi cách phá cửa và gọi lực lượng cứu hóa.
Mặc dù lực lượng cứu hỏa đã kịp thời có mặt, kiểm soát và dập tắt đám cháy, thế nhưng cả 4 người trong gia đình đều đã tử vong do bị ngạt khói. Nguyên nhân của vụ hỏa hoạn đau lòng này được lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội kết luận là do chập cháy tủ lạnh, sau đó cháy lan sang các vật dụng khác trong nhà.
Theo lực lượng phòng cháy chữa cháy, nguy cơ cháy nổ tủ lạnh thường xảy ra ở tủ lạnh quá cũ, bị sửa chữa, thay gas nhiều lần. Ngoài ra, do máy nén là dạng kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa. Vào mùa hè, do nhiều yếu tố dẫn đến điện yếu như dùng cùng lúc nhiều thiết bị điện, đường dây chịu tải không đảm bảo.
Các gia đình cần lưu lý khi sử dụng tủ lạnh để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Ảnh: PCCC
Video đang HOT
Thông thường, cấu tạo tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn. Trong đó, bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh. Khi tủ lạnh hoạt động, máy nén sẽ chuyển gas từ dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.
Gas tủ lạnh về nguyên tắc rất an toàn, không độc hại, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tủ lạnh, người dùng mắc những sai lầm như để đồ ăn nóng trong tủ lạnh, bảo quản quá nhiều thực phẩm làm ảnh hưởng đến năng suất lạnh.
Nhiều gia đình còn đặt tủ lạnh ở những nơi sinh nhiệt như gần bếp, lò vi sóng, để sát vào tường dễ làm nóng tủ lạnh, ảnh hưởng tới chất lượng của tủ lạnh. Thậm chí, đường điện đấu nối với tủ lạnh gần với các vật dễ cháy khác như rèm cửa, đệm, thảm làm tăng nguy cơ mất an toàn.
Anh Nguyễn Văn Luân, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn cho biết, chập cháy các thiết bị điện lạnh là tình huống rất dễ xảy ra. Bởi vì nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình hiện nay rất lớn với việc sử dụng các thiết bị công suất lớn như tủ lạnh, tủ cấp đông, điều hòa. Tuy nhiên, hệ thống điện của gia đình được lắp đặt từ rất lâu, không đáp ứng được nhu cầu của phụ tải, dẫn đến quá tải trong quá trình sử dụng và gây ra chập cháy.
Nguy cơ cháy nổ tủ lạnh còn có thể xảy ra nếu chúng ta để đọng nước trong tủ lạnh gây ra chập điện hoặc trong quá trình sửa chữa để rò rỉ điện. Dòng điện phù hợp với tủ lạnh là từ 200 – 250V AC (xoay chiều) trở lên.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi thấy tủ lạnh có những dấu hiệu lạ như máy nén chạy liên tục không ngắt, có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén tỏa hơi rất nóng, sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường, ngửi thấy mùi gas nơi đặt tủ lạnh… tốt nhất nên ngắt nguồn điện tủ lạnh và gọi thợ sửa chữa đến ngay để tránh xảy ra cháy nổ.
Đa số mọi người thường nghĩ rằng tủ lạnh là thiết bị vô hại trong nhà, nên thường coi nhẹ mọi cảnh báo của nhà sản xuất. Có thể đặt ở bất cứ đâu nếu thấy tiện lợi hay vô tư thoải mái bảo quản bất kỳ thực phẩm, nước uống nào mà không thể nào lường trước được hậu quả do sự tùy tiện bất cẩn của mình gây ra.
Sử dụng tủ lạnh như thế nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối mà không cần lo lắng. Thực ra việc này rất đơn giản, chỉ cần tránh một số cảnh báo nguy hiểm mà các chuyên gia đưa ra sẽ hạn chế tình trạng tủ lạnh bị cháy nổ.
Cụ thể: Lựa chọn vị trí đặt tủ lạnh ở những nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời hoặc bị phản xạ ánh nắng mặt trời, tránh đặt sát bếp, tuyệt đối không tiếp xúc gần với lửa hay các nguồn nhiệt khác. Không đặt tủ lạnh gần các thiết bị bức xạ như lò vi sóng.
Không bảo quản nước uống có gas trong tủ lạnh vì nước uống có gas có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Không sử dụng chai lọ, bình bằng thủy tinh đựng bia, rượu hay nước đặt trong tủ lạnh.
Không bảo quản bia, rượu trong hộp kim loại có nắp đậy kín, không đặt các thiết bị điện tử trên nóc tủ lạnh.
Hà Phong (còn nữa)
Theo LĐO
Người dân tập trung dọn dẹp, vệ sinh sau ngập
Sau trận ngập lụt kéo dài nhiều ngày qua tại Chương Mỹ, hôm nay trên một số khu vực nước đã rút, người dân bắt đầu dọn dẹp, vệ sinh nơi ở, dần ổn định cuộc sống.
Người dân bắt đầu trở về nhà, nhiều hộ tất bật bắt tay vào công việc dọn dẹp vệ sinh tại những nơi nước rút, mặc dù mệt nhưng ai nấy đều vui mừng, háo hức, niềm vui hiện rõ trên gương mặt những người dân chất phác nơi đây.
Sau nhiều ngày phải sống trong nước ngập, tại thôn Thuần Lương, một trong những thôn chịu thiệt hại nặng nhất trong trận ngập vừa qua tại xã Hoàng Văn Thụ, theo ghi nhận của phóng viên trong sáng ngày 3/8, nước đã bắt đầu rút. Một số hộ dân bị nước ngập vào trong nhà thì nay nước đã rút hết, còn một số ít hộ dân vẫn ngập chìm trong nước. Đặc biệt, tính đến nay gần như 100% các hộ dân trong thôn đã được cấp điện trở lại sau hơn 10 ngày "sống trong bóng tối".
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại thôn Thuần Lương trong sáng ngày 3/8:
Một số khu vực ngập, nước cũng đã bắt đầu rút, tại những nơi này, người dân bắt đầu dọn dẹp ổn định lại cuộc sống. Ông Cao Văn Chỉnh (trưởng thôn Thuần Lương) chia sẻ:"Tới hôm nay nước đã rút hơn, hiện tại trong thôn còn khoảng 30 hộ bị cô lập, khoảng 200 hộ nước vẫn còn trong sân có thể trong chiều nay sẽ rút hết". (Ảnh: Hoa Nguyễn)
Sau khi nước rút, tranh thủ chút nắng người dân đem hong những quyển sách bị ướt do chìm trong ngập. Theo chính quyền địa phương, dự kiến trong vài ngày tới, khi nước rút hết sẽ tiến hành rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng, vệ sinh trên địa bàn toàn xã.(Ảnh: Hoa Nguyễn)
Mấy ngày nước dâng cao chuồng trại chìm trên nước, lợn được người dân chuyển đi gửi ở nơi cao hơn, nay nước rút người dân bắt đầu chuyển lợn về trại nuôi (Ảnh: Hoa Nguyễn)
Tranh thủ nước rút người dân đi cắt những gánh cỏ cho trâu, bò (Ảnh: Hoa Nguyễn)
Người dân "rốn lũ" tiếp tục nhận được sự sẻ chia của nhiều đơn vị, tập thể, cá nhân để vơi bớt khó khăn, dần ổn định đời sống (Ảnh: Hoa Nguyễn)
Hoa Nguyễn - Bảo Bình
Theo ladongthudo
Nước lũ chia cắt nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội Do mưa ở rừng ngang và từ trên núi đổ về nên mực nước sông Bùi đoạn qua huyện Chương Mỹ tiếp tục dâng cao. Thành phố Hà Nội đã sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè ẢNH TRẦN MẠNH CƯỜNG Ghi nhận sáng nay, 31.7, mực nước sông Bùi đoạn...