Kỳ 2: Bất lực vì lợi ích nhóm
Áp lực khổng lồ từ các nhóm lợi ích cũng như tâm lý của nhiều người Mỹ khiến nỗ lực hạn chế súng đạnlâm vào ngõ cụt.
Dù súng đạn ngự trị ngay trước nhà người dân song không ít chính khách lại xem đó là một nhân tố để vận động hành lang chính trị. Các nhóm lợi ích thì khỏi phải nói, càng gia tăng cơ hội tiêu thụ vũ khí.
Sự bất lực của Obama
Đến nay, sau nhiều vụ xả súng kinh hoàng, vẫn không một sắc luật nào nối tiếp cho đạo luật cấm buôn bán 19 loại súng tấn công được Tổng thống Bill Clinton ký vào năm 1994.
Khi đó, đạo luật này cũng vấp phải phản ứng gay gắt của đảng Cộng hòa và Hiệp hội Súng quốc gia (National Riffle Association of America – NRA).
Doanh thu ngành súng đạn vẫn tăng đều ở Mỹ bất chấp kinh tế khó khăn – Ảnh: AFP
Video đang HOT
NRA vốn là một tổ chức có xuất phát điểm ôn hòa do thợ săn và những người thích súng lập ra vào năm 1871. Nhưng cũng như nhiều tổ chức phi chính phủ khác, NRA lại có vai trò lớn lao trong lịch sử đương đại của Mỹ với xu hướng chính trị hóa. Với 4,3 triệu hội viên và được coi là đoàn thể có thế lực nhất ở nước này, tổ chức của súng đạn đó đã chi đến 10 triệu USD cho cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2008. Theo thống kê của tờ The Washington Post, trong lần bầu cử quốc hội Mỹ vào năm 2012, 4/5 ứng viên do NRA ủng hộ đều trúng cử.
Thực ra, ông Barack Obama đáng được ghi nhận là một trong số hiếm hoi các tổng thống Mỹ dám đặt ra yêu cầu hạn chế sở hữu vũ khí trong dân chúng. Tuy vậy, những cố gắng của ông gặp nhiều thách thức khổng lồ. Thậm chí, giới chính trị Mỹ còn bình luận rằng bất cứ một chính khách nào dám mon men đến vấn đề kiểm soát súng đạn đều sẽ “tự sát chính trị”. Do đó, không quá khó hiểu khi chính Obama cũng chưa đưa ra được giải pháp hữu hiệu nào để loại súng đạn khỏi đầu óc người dân Mỹ. “Quan điểm của tổng thống là chúng ta có thể tiến hành các biện pháp nhất định để cách ly súng đạn khỏi tay những kẻ không nên có súng dưới các điều luật hiện hành”, người phát ngôn của Nhà Trắng Jay Carney nói.
Cơ hội kinh doanh và bi kịch Mỹ
Bất chấp vô vàn khuyến cáo về sự phản tác dụng của việc sở hữu vũ khí, tỷ lệ người Mỹ phản đối lệnh cấm súng vẫn tăng từ 20% năm 1990 lên đến 54% năm 2010. Và cũng thật trớ trêu, lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất súng đạn ở nước này lại tăng lên đều đặn bất chấp bối cảnh kinh tế suy thoái trầm trọng. Số liệu của FBI cho biết trong năm 2012, tổng lượng súng các loại bán ra lên tới 19,6 triệu khẩu, tăng đến 19% so với năm trước đó.
Cơ hội luôn nằm trong bất cứ hoàn cảnh suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế nào và còn tỷ lệ thuận với mức độ mất ổn định của xã hội. Trong bối cảnh lượng đơn đặt hàng trong nhiều lĩnh vực ở Mỹ luôn rơi vào cảnh bất ổn, ngành sản xuất súng đạn vẫn gia tăng bền vững. Theo Hiệp hội Thể thao bắn súng quốc gia Mỹ, doanh số súng đạn bán ra hằng năm ở thị trường nội địa đạt khoảng 4 tỉ USD. Hoạt động kinh doanh ngày càng nhộn nhịp giúp cổ phiếu của các công ty chế tạo súng đạn như Smith & Wesson Holding Corp và Stump Ruger & Co Inc. trở thành một trong những loại cổ phiếu thu hút nhất trên thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, các bệnh viện ở Mỹ lại tiếp nhận đến 100.000 ca thương vong mỗi năm do súng gây ra, trong đó có đến 30% thiệt mạng. Con số này bằng 30% tổng số lính Mỹ chết trong 2 cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên và Việt Nam. Chưa kể, khủng hoảng kinh tế đang dẫn đến bất ổn xã hội và gây lo ngại về nguy cơ súng đạn sẽ xuống đường theo chân người biểu tình.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua tiếp tục trao quyền lực cho đảng Dân chủ, vốn có truyền thống hạn chế súng đạn. Chỉ có điều, may mắn không phải lúc nào cũng tồn tại. Còn nhớ vào thời kỳ của Tổng thống George W.Bush, lệnh cấm 19 loại súng của Bill Clinton đã bị hủy bỏ, dành đất sống cho các nhóm lợi ích và nhóm quyền lực về sản xuất và xuất khẩu súng đạn. Vì thế, không có gì bảo đảm là sau 4 năm cuối cùng của Tổng thống Obama, tình hình hạn chế súng sẽ được cải thiện, nhất là khi đảng Cộng hòa sẽ có cơ hội trở lại Nhà Trắng.
Một số chuyên gia Mỹ đã thẳng thừng kết luận: văn hóa bạo lực, văn hóa súng và văn hóa chủ nghĩa cá nhân đã trở thành các bộ phận trong nền văn hóa đa nguyên ở nước này. Mà cái gì đã trở thành văn hóa thì rất bền vững, khó thay đổi. Bởi thế, có thể thấy còn lâu nước Mỹ mới kiểm soát súng một cách nghiêm nhặt. Đây là bi kịch của nền chính trị và văn hóa Mỹ.
Trẻ 7 tuổi mang súng đến trường
Theo Reuters hôm qua, cảnh sát thành phố New York đang điều tra vụ một học sinh lớp 2 mang theo súng ngắn và đạn trong ba lô đến Trường tiểu học Wave Preparatory ở khu Queens. Cậu bé này còn đưa súng cho bạn cầm chơi. Sau khi phát hiện, nhà trường lập tức báo cảnh sát và không có sự cố nào xảy ra. Vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh dư luận Mỹ đang rất nhạy cảm về súng ống sau hàng loạt vụ thảm sát vừa qua cũng như những tranh cãi gay gắt về dự thảo các biện pháp kiểm soát vũ khí do Tổng thống Barack Obama công bố hôm 16.1.
Theo TNO
Súng đạn thách thức lịch sử của Mỹ
Đến nay, Mỹ vẫn đang luẩn quẩn tìm giải pháp cho việc kiểm soátsúng đạn, vốn là vấn đề lịch sử của nước này.
Dẫu tình hình kinh tế đầy u ám nhưng thị trường "hàng nóng" vẫn rất sôi động tại Mỹ. Theo thông tin từ Cục Điều tra liên bang Mỹ, chỉ riêng trong tháng 12.2012, doanh số tiêu thụ các loại súng tại thị trường nước này đạt mức kỷ lục hơn 2,8 triệu khẩu. Con số này tăng 38% so với tháng trước và tăng tới 49% so với tháng 11.2011.
Súng đạn trở thành một văn hóa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tại Mỹ - Ảnh: Thegunstorelasvegas.com
Theo các số liệu thống kê, 314 triệu dân Mỹ sở hữu đến 270 triệu khẩu súng, nhiều gấp 6 lần số súng đang được lưu hành tại Ấn Độ, quốc gia có hơn 1 tỉ dân. Tại xứ cờ hoa, dân chúng sở hữu đủ loại từ súng ngắn đến súng trường liên thanh. Nhiều gia đình có từ 6-7 và thậm chí hàng chục khẩu súng cùng cơ số đạn đủ tiêu diệt một trường học. Vì thế, những người có vấn đề về tâm lý dễ dàng ra tay giết người hàng loạt. Điển hình như vụ James Holmes xả súng giết chết 59 người tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora, bang Colorado, hồi tháng 7 năm ngoái. Trong đó, chẳng nạn nhân nào có thù oán với Holmes. Đến tháng 12.2012, một thanh niên khác xả súng tấn công một trường học tại bang Connecticut gây ra vụ thảm sát làm 26 người thiệt mạng, trong đó có 20 trẻ em... Suốt nhiều năm qua, nước Mỹ từng hứng chịu hàng loạt vụ việc tương tự.
Hệ lụy lịch sử
Thực sự lịch sử của Mỹ gắn liền với súng đạn. Trong cuốn Nước Mỹ vũ trang: Câu chuyện đáng nhớ về việc vì sao và như thế nào súng trở thành cái bánh táo của người Mỹ, tác giả Clayton Cramer viết: "Súng là cốt lõi của phần lớn lịch sử nước Mỹ, cũng là tiêu điểm của phần lớn các câu chuyện huyền thoại và khủng bố". Xét theo đó, quyền được sở hữu súng chính thức hiện diện trong Hiến pháp Mỹ từ năm 1789 thông qua Tu chính án số 2 với tiêu đề "Quyền giữ và mang vũ khí". Dựa vào điều này, hơn một nửa số bang ở Mỹ sau đó đã đồng thuận với học thuyết Castle. Đây là một lý luận chủ trương cho phép cá nhân được tự vệ chính đáng, kể cả sát thương thay vì rút lui khi bị tấn công. Trạng thái tự vệ này được thể hiện bằng luật "Stand Your Ground" (Đứng nguyên tại chỗ, nếu không tôi sẽ bắn) cho phép cá nhân sở hữu súng được quyền nã đạn khi bị đe dọa. Tuy nhiên, cũng từ các điều luật này, người dân Mỹ hiện nay phải ngay ngáy lo lắng nguy cơ từ chính những người đang sống chung trong một đất nước chứ chẳng phải lực lượng ngoại xâm nào. Trong đó, nguy cơ không nhỏ đến từ những người có vấn đề về thần kinh, mắc chứng hoang tưởng, đặc biệt là điên loạn.
Hơn thế nữa, xã hội Mỹ ngày càng biến thái sang chủ nghĩa Ego, một học thuyết đề cao tối đa quyền tự do cá nhân. Trong lịch sử, cái tôi tuyệt đối đã được các triết gia của chủ nghĩa hiện sinh như Kierkegaard khởi sự ở châu Âu vào thế kỷ 19, được phát triển bởi những người như Jean Paul Sartre và Anbert Camus vào đầu thế kỷ 20. Sau đó, nhà độc tài Adolf Hitler lợi dụng học thuyết này cho thuyết tối thượng Nazi của ông để tự phong dân tộc Đức là chủng loài văn minh duy nhất, gây ra vô số cuộc thảm sát kinh hoàng trên thế giới. Tại Mỹ, chủ nghĩa Ego nhiều năm qua được điện ảnh hóa thành mô típ anh hùng cá nhân, đặc trưng bởi những chàng cao bồi miền Tây hoang dã hay các tay Rambo cơ bắp. Hơn nữa, chủ nghĩa anh hùng cá nhân luôn đồng hành cùng văn hóa súng đạn khiến nguy cơ càng tăng cao. Thế nhưng, chính giới Mỹ lại luôn lợi dụng thực trạng này trong các cuộc mặc cả chính trị. Việc tìm kiếm giải pháp kiểm soát hữu hiệu súng đạn vẫn mãi luẩn quẩn suốt hàng chục năm qua nên chưa có lối ra.
Nhà Trắng công bố đề xuất kiểm soát súng đạn
Theo NBC News, Tổng thống Barack Obama tối 16.1 đã công bố một loạt các đề xuất nhằm hạn chế tình trạng bạo lực có liên quan đến súng ống. Trong đó, một số đề xuất tiêu biểu là: yêu cầu kiểm tra tiền sử tội phạm đối với mọi trường hợp mua súng, cấm bán các vũ khí tấn công quân sự, giới hạn ổ đạn ở mức 10 viên, cấm tàng trữ các loại đạn có khả năng xuyên thủng áo chống đạn trừng phạt nặng hành vi buôn lậu súng... Tổng thống cũng ký thông qua 23 sắc lệnh với mục đích tăng cường những luật hiện hành có liên quan đến súng ống như biện pháp kiểm tra sức khỏe tâm thần, đẩy mạnh các cuộc điều tra tiểu bang về tội phạm liên quan đến súng thông qua Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC). Ông Obama cũng trực tiếp ra chỉ thị rằng các bác sĩ có quyền hỏi bệnh nhân về số súng đạn mà họ đã đăng ký sử dụng, đồng thời khuyến khích các nhân viên y tế thông báo về những nguy cơ bạo lực liên quan đến súng cho chính quyền sở tại. Tuy nhiên, các đề xuất trên nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội từ phe ủng hộ súng ống tại quốc hội, đặc biệt là Hiệp hội Súng trường quốc gia.
Theo TNO
New York kiểm soát súng đạn Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ký thông qua đạo luật về kiểm soát vũ khítại bang này, theo Reuters hôm qua. Đây là quy định về súng đạn nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay ở một bang của Mỹ. Luật mới cấm bán súng trường kiểu quân đội, súng trường bán tự động và hạn chế hộp tiếp đạn xuống...