Kỳ 1 Chiến tranh Mỹ Trung nếu bắt đầu sẽ ra sao?
Tạp chí National Interest của Trung tâm Quyền lợi Quốc gia Mỹ vừa cho đăng tải bài viết Asia’s Greatest Fear: A U.S – China War của tác giả Robert Farley nhằm phân tích các khía cạnh nếu xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Một Thế Giới xin lược dịch:
Mỹ và Trung Quốc bị khóa chặt với nhau trong hệ thống thương mại quốc tế ở vành đai Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng điều này khiến một cuộc chiến giữa hai nước là điều không thể, nhưng một số người lại cho rằng chiến tranh có thể xảy ra.
Trong bài viết này, tôi ít tập trung vào các chi tiết hoạt động và chiến thuật của một cuộc chiến tranh Mỹ – Trung, để nói về mục tiêu chiến lược trước, trong và sau cuộc xung đột.
Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm thay đổi một số khía cạnh địa -chính trị của khu vực Đông Á, nhưng cũng sẽ để lại nhiều yếu tố quan trọng không thay đổi. Bi kịch là, một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ có thể được nhớ đến như là “Cuộc chiến tranh Mỹ – Trung thứ nhất”.
15 năm trước, câu trả lời duy nhất cho câu hỏi “Làm thế nào một cuộc chiến tranh giữa Trung Hoa và Mỹ nổ ra?” là tranh chấp liên quan tới Đài Loan hay Triều Tiên.
Một tuyên bố độc lập của Đài Loan, một cuộc tấn công của Triều Tiên vào Hàn Quốc, hoặc một số sự kiện tương tự sẽ buộc Trung Quốc và Mỹ miễn cưỡng nhảy vào cuộc chiến.
Nhưng điều này đã thay đổi. Việc mở rộng các lợi ích và khả năng của Trung Quốc có thể khiến cho chúng ta hình dung các tình huống khác nhau, trong đó một cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa Trung Quốc và Mỹ có thể nổ ra.
Vẫn còn kịch bản về Đài Loan hay Triều Tiên, nhưng bây giờ còn có thể tranh chấp ở biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như xung đột với Ấn Độ dọc biên giới Tây Tạng.
Yếu tố cơ bản là với sự tăng trưởng quyền lực của mình, Trung Quốc không còn hài lòng với hệ thống an ninh khu vực do Mỹ lèo lái và các cam kết liên minh của Mỹ với một loạt nước trong khu vực. Các yếu tố này càng giữ lâu bao nhiêu, khả năng chiến tranh sẽ lớn bấy nhiêu.
Với bất kỳ lý do gì kích hoạt nên, cuộc chiến sẽ không bắt đầu với một cuộc tấn công phủ đầu của quân đội Mỹ nhằm vào các hạm đội, máy bay và các căn cứ trên đất liền của Trung Quốc.
Video đang HOT
Hải quân – không quân Mỹ sẽ không đánh phủ đầu Trung Quốc
Mặc dù quân đội Mỹ rất muốn phá hủy khả năng đáp trả của Trung Quốc trước khi chúng tấn công vào các máy bay, căn cứ, tàu chiến của Mỹ, nhưng một kịch bản khiến tình hình chính trị leo thang là điều mà Mỹ không muốn.
Thay vào đó, Mỹ cần phải chuẩn bị để chịu đựng các cú đánh đầu tiên. Điều này không có nghĩa là Hải quân Mỹ (USN) và Không quân Mỹ (USAF) phải chờ đợi để tên lửa Trung Quốc rơi như mưa xuống đầu mình. Nhưng Mỹ gần như chắc chắn sẽ đòi hỏi một tín hiệu công khai, rõ ràng về ý định của Bắc Kinh khi để cho tình hình leo thang đến cường độ cao, trước khi họ cho bắt đầu tấn công Trung Quốc.
Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ không cho phép Mỹ huy động rầm rộ một lực lượng để tiến hành một cuộc tấn công đầu tiên.
Thay vào đó, một cuộc khủng hoảng sẽ dần dần leo thang sau một vài sự cố, và cuối cùng khiến cho Mỹ bắt đầu triển khai từ từ một phần quân đội nhằm phát thông điệp đến Bắc Kinh rằng Washington đang thực sự chuẩn bị cho chiến tranh.
Các bước này sẽ gồm việc tăng cường vận chuyển, triển khai thêm quân từ châu Âu và Trung Đông đến châu Á, đồng thời di chuyển phi đội chiến đấu về phía Thái Bình Dương.
Vào thời điểm này, Trung Quốc sẽ cần phải quyết định xem có nên đẩy tình hình tới phía trước hay quay đầu lại.
Về mặt kinh tế, Bắc Kinh và Washington sẽ cùng áp đặt lệnh trừng phạt (các nỗ lực của Mỹ có thể sẽ liên quan tới nỗ lực đa phương), đóng băng tài sản của nhau, cũng như của những nước khác tham chiến.
Điều này sẽ làm tổn thương nền kinh tế và người tiêu dùng ở khu vực Thái Bình Dương và phần còn lại của thế giới. Sự đe dọa của chiến tranh sẽ làm phá vỡ mô hình vận chuyển toàn cầu, gây tắc nghẽn nghiêm trọng trong sản xuất công nghiệp
Các nước đồng minh của hai bên sẽ phản ứng thế nào?
Các nước đồng minh của Mỹ sẽ hỗ trợ các nỗ lực của nước này nhằm vào Trung Quốc phụ thuộc vào cách mà cuộc chiến nổ ra.
Nếu chiến tranh nổ ra có liên quan tới Triều Tiên, Mỹ có khả năng sẽ nhận được sự hỗ trợ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Bất kỳ cuộc chiến tranh nào có nguồn gốc từ tranh chấp trên biển Hoa Đông nhất thiết phải liên quan tới Nhật Bản.
Nếu một sự kiện ở biển Đông dẫn tới chiến tranh, Mỹ có thể sẽ dựa vào một số nước ASEAN, cũng như có thể là Nhật Bản. Úc cũng có thể hỗ trợ Mỹ trong một loạt tình huống tiềm năng.
Trung Quốc phải đối mặt với một tình huống ít phức tạp hơn với các đồng minh. Bắc Kinh có thể mong đợi sự trung lập, bao gồm cả các chuyến hàng vũ khí và phụ tùng từ Nga, nhưng ít hơn.
Thách thức đầu tiên với các nhà ngoại giao Trung Quốc là duy trì tính trung lập của các đồng minh tiềm năng của Mỹ. Điều này sẽ liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp, bao gồm sự bảo đảm về mục đích lâu dài của Trung Quốc, cũng như cho thấy sự tự tin về triển vọng chiến thắng của Trung Quốc
Triều Tiên là một vấn đề khó khăn hơn nhiều. Bất kỳ sự can thiệp nào từ phía Bình Nhưỡng đều có thể khiến Tokyo và Seoul tham gia chiến tranh. Và do đó Trung Quốc sẽ phải dành nhiều thời gian để kiềm chế Triều Tiên hơn là đẩy nước này vào cuộc xung đột.
(Theo National Interest)
Vụ đâm tàu: 5 ngư dân mất tích đã trôi rất xa?
2h sáng ngày 19/9, tàu SAR 272 thuộc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III đã đưa thêm 2 thi thể ngư dân gặp nạn ngoài khơi Vũng Tàu vào bờ
Như vậy, đến nay đã có 3/8 nạn nhân mất tích trong vụ đâm tàu được tìm thấy xác, đưa vào bờ để người thân nhận dạng, đưa về quê lo hậu sự. 5 người còn lại vẫn đang mất tích.
Theo cơ quan chức năng, sau khi tìm thấy 2 thi thể hôm qua (18/9) do cả 2 đang trong giai đoạn trương sình, phân hủy nên tàu cứu hộ đã nhanh chóng đưa vào bờ rồi chuyển về Bệnh viện Lê Lợi (Vũng Tàu) để người thân đến nhận diện.
Hai thi thể được đưa vào bờ rạng sáng nay (19/9)
9h sáng nay, anh Nguyễn Hữu Phước, anh trai của ngư dân xấu số Nguyễn Văn Khánh có mặt tại Bệnh viện Lê Lợi và đã nhận diện ra 1 trong 2 thi thể là em trai mình. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cơ quan chức năng bàn giao thi thể anh Khánh cho gia đình để đưa về quê lo hậu sự. Hiện thi thể ngư dân còn lại vẫn đang chờ người nhà nhận diện.
Hiện 5 ngư dân trên tàu cá Tiền Giang bị tàu hàng Sima Sapphire (quốc tịch Singapore) đâm chìm vào rạng sáng ngày 16/9 tại vùng biển ngoài khơi Vũng Tàu, cách bờ hơn 50 hải lý về phía Nam vẫn chưa được tìm thấy.
Lãnh đạo Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn cứu hộ hàng hải khu vực III (Vũng Tàu) cho biết, đơn vị vẫn đang tích cực tìm kiếm 5 ngư dân mất tích, mở địa bàn tìm kiếm rộng, thông báo cho các tàu cá ngư dân đang hoạt động trên vùng biển này hỗ trợ. Tuy nhiên, do thời tiết hiện đang rất xấu và chuyển biến phức tạp nên công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn, các ngư dân mất tích có thể đã bị trôi rất xa.
Tàu Sima Sapphire đã được đưa về cảng CMIT ở huyện Tân Thành phục vụ điều tra
Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết: "Công tác điều tra, khám nghiệm tàu hàng gây tai nạn đang diễn ra khẩn trương. Tổ điều tra đã tạm giữ bằng cấp thủy thủ đoàn, lái tàu, nhật ký hàng hải và hải đồ. Hiện hộp đen của tàu hàng Sima Sapphre vẫn chưa được tổ điều tra thu giữ vì việc này khá phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Cũng theo ông Chiến, trong ngày hôm nay, tổ điều tra sẽ lấy lời khai của thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng của tàu hàng".
Hiện tàu Sima Sapphire đã được đưa về cảng CMIT ở huyện Tân Thành tiếp tục phục vụ công tác điều tra.
Cũng trong sáng nay, lực lượng Cảnh sát Biển, Hải quân đã điều động 2 tàu ra hiện trường, khu vực xảy ra vụ đâm tàu, phối hợp cùng lực lượng cứu hộ cứu nạn tham gia tìm kiếm 5 nạn nhân còn mất tích. Trong khi đó, tỉnh Tiền Giang điều động thêm 10 tàu cá của ngư dân tỉnh này tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích. Thông tin từ hiện trường cho biết, do ảnh hưởng của bão số 8, hiện biển động, sóng to gió lớn nên việc tìm kiếm nạn nhân mất tích hết sức khó khăn.
Theo Hải Âu - Lê Mai (Khampha.vn)
14 người chết và mất tích vì bão số 8 Sáng 19/9, Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung - Tây nguyên cho biết, cơn bão số 8 đã gây thiệt hại nặng nề, làm 2 người chết và ít nhất 12 người mất tích. Tính đến sáng nay, bão số 8 đã làm 2 người chết và ít nhất 12 người mất tích. Cụ thể, tại Quảng Trị, 1...