Krông Pắc: Xây dựng NTM từ những cách làm hay
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Krông Pắc đã có những cách làm hay, biết phát huy thế mạnh để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần xây dựng NTM bền vững.
Sáng tạo trong tuyên truyền, vận động
Ea Yiêng là một trong những xã nghèo của huyện Krông Pắc, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm trên 70% dân số, nên việc huy động các nguồn lực đóng góp của người dân gặp nhiều khó khăn. Ngay từ khi triển khai phát động chương trình xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã Ea Yiêng đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để các tầng lớp nhân dân hiểu và đồng lòng vì mục tiêu chung. Đã có nhiều hình thức tuyên truyền được triển khai từ hệ thống loa truyền thanh xã đến các cuộc họp dân…, đặc biệt là lồng ghép qua các phong trào, hoạt động của hội, đoàn thể trên địa bàn như phong trào: Phụ nữ chung sức xây dựng NTM; Thanh niên đoàn kết giữ vững an ninh trật tự địa bàn; Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi…
Người dân xã Ea Phê tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Bên cạnh đó, để huy động sức dân, mỗi cán bộ, đảng viên trong xã còn phát huy tinh thần gương mẫu tự hiến đất, đóng góp công sức làm đường để người dân làm theo. Nhờ đó, đến nay nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực và bước đầu phát huy hiệu quả trong việc thực hiện xây dựng NTM. Thời gian qua, nhân dân đã chủ động đóng góp hàng trăm triệu đồng, hàng nghìn ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn. Sức dân ở đây không chỉ dừng lại ở các khoản đóng góp mà còn là ý thức tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, trực tiếp theo dõi, quản lý giám sát đầu tư nên đã góp phần nâng cao chất lượng của các hạng mục công trình xây dựng. Hiện nay, xã Ea Yiêng đã đạt được 5 tiêu chí xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm toàn xã giảm 3%/năm; thu nhập bình quân trên đầu người 13 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Không chỉ sáng tạo trong việc thu hút nguồn lực từ nhân dân, các xã Hòa An, Ea Yông, Hòa Đông còn chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng NTM. Tập trung vào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, coi đây là bước đột phá trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM ở địa phương.
Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hòa An cho biết, Đảng ủy đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; đồng thời phân công cho các đảng viên phụ trách từng địa bàn thôn tổ chức tuyên truyền cho bà con học tập làm theo. Hiện nay, toàn xã đã quy hoạch ổn định 900 ha cây trồng hằng năm gồm lúa, ngô, đậu năng suất cao và 1.000 ha cây trồng lâu năm như sầu riêng DONA, tiêu ghép Vĩnh Linh, cà phê TRS1… đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất tăng từ 20-30% so với trước đây. Khi đời sống kinh tế của người dân từng bước nâng lên thì việc vận động đóng góp xây dựng NTM ở địa phương trở nên dễ dàng hơn. Hiện xã đã hoàn thành 17/19 tiêu chí NTM, thu nhập bình quân đầu người hằng năm đạt 28 triệu đồng.
Nhiều trục đường xóm ở xã Ea Kênh đã được bê tông hóa khang trang.
Ông Trần Ba, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Krông Pắc nhận định: Từ khi triển khai thực hiện xây dựng NTM, huyện đã đạt được nhiều kết quả khích lệ. Đến nay, toàn huyện đã có 2 xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới là Hòa Đông và Ea Kly, 6 xã đạt từ 15 – 18 tiêu chí, 5 xã đạt từ 10 -14 tiêu chí và 2 xã đạt từ 5 – 9 tiêu chí. Có được sự thành công này, mỗi xã của huyện đều có những bước đi, cách làm linh động, sáng tạo trong xây dựng NTM.
Theo Lê Thành (Báo Đắk Lắk)
Hoa Lư - điểm sáng ở đất cố đô
Sau hơn 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Hoa Lư (Ninh Bình) đã có 7/10 xã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí. Huyện đang đặt mục tiêu đến hết năm 2016 sẽ có 100% số xã đạt chuẩn và sẽ trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.
Du lịch làm "đòn bẩy"
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Duy Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư (Ninh Bình) cho biết: "Khi bắt tay vào xây dựng NTM, huyện đã xác định một trong những giải pháp quan trọng chính là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập cho người dân".
Các nghề dịch vụ ăn theo du lịch đang mang lại thu nhập cao cho người dân xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư (Ninh Bình). Ảnh: T.Q
Theo đó, nét nổi bật nhất trong phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện là các giống lúa chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất mở rộng, chiếm gần 40% tổng diện tích gieo cấy lúa. Mô hình cánh đồng mẫu có quy mô từ 30-100ha đã được triển khai ở nhiều xã; mô hình lúa - cá cũng đang mang lại thu nhập cao cho nông dân các xã miền núi như Ninh Hải, Ninh Xuân, Trường Yên...
Ông Quang cũng cho biết, song song với việc phát triển nông nghiệp, việc phát triển du lịch - một ngành đang có thế mạnh của huyện cũng được địa phương đặc biệt coi trọng. Bằng chứng là huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề số 02 về phát triển du lịch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15 của Tỉnh ủy. Việc ban hành Nghị quyết số 02 được xem là yếu tố quan trọng bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, chính quyền trên địa bàn về quản lý, phát triển du lịch. "Xác định "người dân là chủ thể du lịch" nên nhiều năm qua, Hoa Lư đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức các lớp bồi dưỡng về phát triển kinh tế du lịch cho hàng nghìn người nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng của người dân khi làm du lịch. Đồng thời huyện cũng phối hợp Sở VHTTDL mở các lớp đào tạo hướng dẫn viên" - ông Quang cho hay.
Trò chuyện với PV, ông Bùi Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Hải cho biết thêm: "Đến nay, hiện tượng xin tiền bo, mời chào, chèo kéo khách chụp ảnh đã giảm. Trên địa bàn xã hiện có 42 nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ ăn uống, tạo việc làm cho 80% lao động địa phương. Ngành du lịch và tiểu thủ công nghiệp đã chiếm tới 80% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của toàn xã, bình quân doanh thu từ du lịch đạt 40 - 45 tỷ đồng/năm".
Phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới
Với mục tiêu trở thành huyện NTM đầu tiên của tỉnh Ninh Bình, từ tháng 5.2016, UBND huyện Hoa Lư đã hoàn thành việc thẩm định và ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất đến năm 2025 cho 6 xã là Ninh Thắng, Ninh Mỹ, Trường Yên, Ninh Khang, Ninh Hòa, Ninh Xuân; nâng tổng số xã có quy hoạch phát triển sản xuất được phê duyệt đạt tỷ lệ 100%.
Trên địa bàn 10 xã của huyện, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đã có nhiều chuyển biến. Đối với 7 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, huyện đã chỉ đạo tiếp tục triển khai các công trình xây dựng dở dang từ năm 2015 và triển khai một số công trình mới để nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt như xây dựng hệ thống kênh mương và giao thông nội đồng, một số phòng học ở xã Ninh Giang; hoàn thiện Trường Mầm non xã Ninh Mỹ; nâng cấp trạm y tế ở xã Trường Yên... Cũng theo ông Quang, qua kết quả kiểm tra, hiện nay cả 10 xã của huyện đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí. Trong đó, hồ sơ NTM của 3 xã: Ninh Khang, Ninh Hòa, Ninh Xuân đã hoàn thiện và được đoàn thẩm tra của huyện và tỉnh thông qua.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm, Hoa Lư sẽ chú trọng tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Hoa Lư giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch xây dựng quần thể danh thắng Tràng An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời tổ chức công bố công khai và tăng cường công tác quản lý quy hoạch theo quy định.
Theo Danviet
Vựa rau - lúa Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới Sau 2 huyện Đan Phượng, Thanh Trì, huyện Đông Anh (Hà Nội) vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia ký quyết định công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) năm 2015. Thu nhập tăng thêm 135 triệu đồng/ha/năm Đông Anh là huyện ven đô có 23...