KQKD quý 3 ngành nhiệt điện: Bất ngờ với ngôi vị quán quân tăng trưởng về lợi nhuận
Bất chấp khó khăn do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp ngành nhiệt điện vẫn có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.
Mùa báo cáo tài chính quý 3 kết thúc cũng là lúc các nhà đầu tư nhìn lại tổng thể kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, các nhóm ngành nghề. Năm 2020 được xem là khá đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 lan rộng và ảnh hưởng khắp nơi trên thế giới, tác động mạnh tới nền kinh tế nói chung, và các doanh nghiệp nói riêng, kể các các ngành nghề điển hình như ngành điện.
Những tháng đầu năm 2020 tại Việt Nam, khi lệnh giãn cách xã hội thực hiện, các cơ sở kinh doanh, nhà máy đóng cửa nhiều, lượng tiêu thụ điện năng giảm. Kể cả khi dịch bệnh đã được khống chế cơ bản ở Việt Nam, thì việc các doanh nghiệp gặp khó trong kinh doanh cũng tác động đến lượng điện năng tiêu thụ.
Những doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ
Trong số những doanh nghiệp ngành nhiệt điện trên sàn, Nhiệt điện Hải Phòng (HND) ghi nhận lãi cao nhất gần 175 tỷ đồng quý 3, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên trên 920 tỷ đồng, “suýt” đặt chân vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020. So với quý 3 năm ngoái, Nhiệt điện Hải Phòng đã đạt mức tăng trưởng 88% về lợi nhuận.
Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) cũng báo tăng lợi nhuận hơn gấp đôi so với cùng kỳ, lên 10,6 tỷ đồng và Nhiệt điện Ninh Bình (NBP) báo lãi tăng 61% lên 3,2 tỷ đồng.
Như vậy, nếu không tính các doanh nghiệp “lật ngược thế cờ” từ lỗ quý 3 năm ngoái sang lãi năm nay, thì Nhiệt điện Bà Rịa lại giành ngôi vị quán quân tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ, đạt 113%. Nhiệt điện Hải Phòng xếp thứ 2 với tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận đạt 88%.
Video đang HOT
Nhiệt điện Phả Lại (PPC) giảm hơn nửa lợi nhuận so với cùng kỳ
Nhiệt điện Phả Lại (PPC) lại ghi nhận doanh thu quý 3 đạt 1.558 tỷ đồng, giảm 20,5% so với cùng kỳ, còn lãi sau thuế giảm hơn nửa so với cùng kỳ, đạt 90 tỷ đồng. Phía PPC cho biết sản lượng điện sản xuất trong quý 3/2020 thấp hơn 273 triệu kWh so với cùng kỳ, ngoài ra đơn giá bán bình quân thấp dẫn tới doanh thu thấp hơn cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng đầu năm Nhiệt điện Phả Lại đạt 6.057 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 505 tỷ đồng, hoàn thành xấp xỉ 78% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Các doanh nghiệp báo lỗ
Nhóm ngành nhiệt điện có 6 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, trong số này đã có 2 doanh nghiệp báo lỗ là Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) và Nhiệt điện Cẩm Phả (QTP).
Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP) lỗ quý 3 sau khi báo lãi 27 tỷ đồng trong quý 2. Doanh thu quý 3 của Nhiệt điện Quảng Ninh đã giảm 23% so với cùng kỳ, còn 1.748 tỷ đồng, chủ yếu do tổng sản lượng điện sản xuất giảm vì công ty thực hiện sửa chữa lớn. Tổng sản lượng điện thương phẩm quý 3 đạt 98,6 triệu kWh, giảm gần nửa so với cùng kỳ. Nhiệt điện Quảng Ninh cũng báo cáo, dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn đến cuối quý còn 4.160 tỷ đồng, giảm 1.430 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm).
Trong đó, khả quan hơn, Nhiệt điện Cẩm Phả báo lỗ giảm hơn nửa so với cùng kỳ với con số 52,8 tỷ đồng, nâng tổng lỗ từ đầu năm lên 116 tỷ đồng. Số lỗ này góp thêm, làm tăng lỗ lũy kế đến 30/9 của công ty lên 1.189 tỷ đồng.
Nhiệt điện Cẩm Phả ghi nhận lỗ quý 3 trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng 34,7% lên 1.017 tỷ đồng. Nguyên nhân chính khiến công ty báo lỗ lớn do gánh nặng chi phí lãi vay. Tổng vay nợ thuế tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty đến cuối quý 3 còn 2.171 tỷ đồng.
So sánh với các quý đầu năm
Nếu đem kết quả quý 3 so với 2 quý đầu năm cũng có một kết quả khá bất ngờ. Cả Nhiệt điện Hải Phòng (HND), Nhiệt điện Phả Lại (PPC) và Nhiệt điện Bà Rịa (BTP) đều báo lãi quý 3 thấp hơn 2 quý đầu năm.
Còn Nhiệt điện Quảng Ninh lỗ 60,4 tỷ đồng, trong khi quý 3 lãi 27 tỷ đồng và quý 1 lỗ xấp xỉ 6 tỷ đồng. Nhiệt điện Cẩm Phả (NCP) lỗ 52,8 tỷ đồng quý 3, giảm đáng kể so với số lỗ 60,4 tỷ đồng quý 2, trong khi quý 1 lãi chưa đến 1 tỷ đồng.
Không có nhà đầu tư đấu giá mua cổ phần HND
SCIC thông báo không có nhà đầu tư nộp hồ sơ năng lực đấu giá cổ phần HND.
Cổ phiếu HND đang có giá 17.000 đồng/cp, tăng 26% kể từ đầu năm.
Ngày 1/4, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông báo chào bán trọn lô cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (UPCoM: HND), thông qua phương thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
SCIC muốn thoái toàn bộ 9% cổ phần, tương đương với 45 triệu cổ phiếu HND với giá khởi điểm không thấp hơn 26.000 đồng/cp và dự kiến thu về tối thiểu 1.170 tỷ đồng.
Theo quy chế đấu giá lô cổ phần HND, thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ năng lực tại SCIC là từ 1/4 đến 13/4. Tuy nhiên, đến hết 16h ngày 13/4, SCIC thông báo không có nhà đầu tư nộp hồ sơ năng lực.
Nhiệt điện Hải Phòng là doanh nghiệp đang tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh. Năm 2019, công ty ghi nhận doanh thu 11.300 tỷ và lợi nhuận gần 1.173 tỷ đồng, đây là các chỉ số kỷ lục của doanh nghiệp.
Riêng trong quý I năm nay, công ty nhiệt điện tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế cao gấp đôi cùng kỳ đạt 200 tỷ đồng nhờ sản lượng điện thực phát tăng cao và giảm chi phí nợ vay. Nợ vay tài chính đạt vào khoảng 5.000 tỷ đồng, tương đương 39% nguồn vốn và giảm 6% so với đầu năm 2020.
Ngoài SCIC, cơ cấu cổ đông lớn tại Nhiệt điện Hải Phòng còn có Tổng công ty Phát điện 2 (Genco2) nắm 51% vốn và Nhiệt điện Phả Lại (PPC) sở hữu nắm 25,97%.
Cổ phiếu HND hiện có giá quanh 17.000 đồng/cp, tăng 26% so với đầu năm nhưng vẫn thấp hơn 35% so với giá khởi điểm.
Huy Lê
Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D): Tiền gửi vẫn là động lực tăng trưởng chính trong 6 tháng CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã chứng khoán D2D - sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020. Theo đó, D2D ghi nhận doanh thu 68,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 101,5 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 11,8% và 129,6% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh...