Korea Investment Management (KIM) hoàn tất mua lại Công ty quản lý quỹ Hùng Việt
Korea Investment Management Co., Ltd hay còn được biết đến tên gọi KIM, là quỹ đầu tư không còn xa lạ trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây với quy mô danh mục lên tới cả tỷ USD.
Ngày 11/2/2020, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định số 89/QĐ-UBCK ngày 11/02/2020 về việc chấp thuận giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần của Công ty cổ phần quản lý quỹ Hùng Việt.
Theo đó, toàn bộ cổ đông công ty quản lý quỹ Hùng Việt thực hiện chuyển nhượng 2.500.000 cổ phần, tương ứng 100% Vốn điều lệ, cho Công ty Korea Investment Management Co., Ltd. (tỷ lệ sở hữu 99% Vốn điều lệ) và 02 cổ đông cá nhân nước ngoài, ông Yun Hang Jin (tỷ lệ sở hữu 0,5% Vốn điều lệ) và ông An Jong Hoon (tỷ lệ sở hữu 0,5% Vốn điều lệ).
Korea Investment Management Co., Ltd hay còn được biết đến tên gọi KIM, là quỹ đầu tư không còn xa lạ trên thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây với quy mô danh mục lên tới cả tỷ USD. Trong đó, KIM Vietnam Growth Securities Master Investment Trust là quỹ lớn nhất của KIM tại Việt Nam với quy mô danh mục hơn 850 triệu USD.
Trong giai đoạn đầu năm 2018, dòng vốn từ Hàn Quốc đổ mạnh vào TTCK Việt Nam có dấu ấn không nhỏ từ KIM. Được biết, ngoài đầu tư chủ động nhiều Bluechips, KIM còn nắm giữ một lượng không nhỏ chứng chỉ quỹ VFMVN30 ETF.
Video đang HOT
KIM hoàn tất mua lại quản lý quỹ Hùng Việt
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu PTB đã chạm đáy ngắn hạn?
Theo nhiều chuyên gia, cổ phiếu PTB của Công ty Cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) đang có dấu hiệu phục hồi và vẫn tăng trưởng tích cực trong trung hạn.
Cổ phiếu PTB đang có dấu hiệu phục hồi về gần đường trung bình 50 ngày
Theo công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2019, PTB đạt doanh thu 5,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18% và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 550 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2018. Có được kết quả này nhờ tăng trưởng doanh thu mảng gỗ trong bối cảnh mảng ô tô chững lại ở quý 4/2019.
Năm 2020, ban lãnh đạo PTB kỳ vọng doanh thu và LNTT sẽ lần lượt tăng 15% và 9% so với năm 2020.
Một số chuyên gia tài chính nhận định, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của PTB khá thận trọng, khi không đặt mục tiêu doanh thu từ mảng kinh doanh đá thạch anh, trong khi mảng này vốn có kế hoạch đi vào hoạt động trong quý 2/2020.
PTB vốn là một trong số ít doanh nghiệp khai thác, kinh doanh đá và gỗ niêm yết trên sàn chứng khoán. Giai đoạn 2014-2018, khai thác đá là mảng kinh doanh cốt lõi, đóng góp trung bình 28% doanh thu và 57,3% lợi nhuận gộp cho PTB. Sự ổn định ở hiệu quả khai thác nhờ trữ lượng lớn và đa dạng trong bán hàng giúp biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức 33,1%.
Mặc dù tiêu thụ sản phẩm đá đang chững lại, nhưng triển vọng dài hạn của PTB vẫn được nhiều chuyên gia đánh giá tích cực, dựa trên nhu cầu thi công hạ tầng và các dự án bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng trong dài hạn. Với lợi thế trữ lượng lớn, khoảng 53 triệu m3 và 13 mỏ đá (tính đến năm 2019), bao gồm một mỏ đá cẩm thạch ở Yên Bái có trữ lượng 29 triệu m3 và các mỏ Granite tập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là lợi thế lớn của công ty.
Cùng với đó, gỗ bạch đàn "sạch" của PTB với 30% nguyên liệu nhập khẩu và 70% nguyên liệu trong nước đều có chứng nhận FSC về nguồn gốc xuất xứ, giúp công ty sớm chiếm lĩnh được các thị trường khó tính, như Mỹ, EU trong bối cảnh các nhà xuất khẩu của Trung Quốc đang bị thu hẹp thị phần.
Trong khi đó, mảng kinh doanh ôtô cũng đang được PTB đẩy mạnh. Từ tháng 9/2018 đến nay, với sự ổn định trở lại của nguồn cung, tình hình tiêu thụ xe đã có được sự cải thiện, qua đó giúp các doanh nghiệp phân phối ô tô như PTB cải thiện doanh thu.
Với chiến lược kinh doanh phù hợp, bao gồm đẩy mạnh xuất khẩu (chiếm 28,5% doanh thu) và tái cơ cấu sản phẩm, PTB kỳ vọng sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận tăng trưởng trung bình 13% trong giai đoạn 2019-2023.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, PTB đã và đang đối mặt với những khó khăn, thách thức. Cụ thể, thách thức với PTB trong năm nay là không nhỏ khi mảng xe ô tô bị cạnh tranh hạ giá bán; mảng đá đang có dấu hiệu chững lại do hoạt động xây dựng trong nước có nhiều biến động, tiến độ các dự án BĐS chậm lại trong ngắn hạn và đồ gỗ Việt Nam có nguy cơ áp thuế chống bán phá giá, đặc biệt từ Mỹ.
Bên cạnh đó, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu quá nhiều và phát hành cổ phiếu ESOP lớn có nguy cơ làm pha loãng cổ phiếu PTB, dẫn đến tốc độ tăng trưởng EPS chững lại và có nguy cơ giảm sút. Đây là điều mà các nhà đầu tư cần chú ý, bởi mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng cao nhưng thu nhập trên mỗi cổ phiếu giảm sút.
Ngoài ra, cổ phiếu PTB cũng không được nhiều nhà đầu tư quan tâm đặc biệt do thanh khoản thấp, khối lượng giao dịch mỗi phiên chỉ khoảng trăm nghìn cổ phiếu là cao, hiếm khi có giao dịch lên đến 1 triệu cổ phiếu/phiên. Đồng thời, cơ cấu cổ đông của PTB chủ yếu là cổ đông cá nhân (chiếm hơn 80%), đây là điều mà các nhà đầu tư không mong muốn, bởi thiếu vắng thế mạnh của các cổ đông tổ chức.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc nghiên cứu phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, mức Stock Rating của PTB ở mức 86 diểm, xếp hạng tăng trưởng trung hạn của cổ phiếu này khá tích cực. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu PTB đã chuyển hướng từ giảm lên tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
Theo phân tích kỹ thuật, một số chỉ số đã chạm vùng vượt bán. Do đó, tín phục hồi trở lại của PTB có thể sẽ diễn ra trong ngắn hạn. Theo đó, nếu trụ vững trên 61.000đ/cp, cổ phiếu PTB có thể sẽ tiếp tục leo lên 70.000- 73.000đ/cp. Ngược lại, PTB có thể điều chỉnh tiếp xuống 55.000đ/cp trước khi tăng trở lại.
Diễm Ngọc
Theo Enternews.vn
Quản lý Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Việc sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm hỗ trợ đạt mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. Ảnh minh họa Đây là nội dung quy định tại Thông tư 36/2019/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới...