Kon Tum: Xảy ra động đất trước cơn siêu bão Noru
Trận động đất tại H. Kon Plông ( Kon Tum) xảy ra chỉ ít giờ trước khi cơn bão số 4 ( Noru) đổ bộ vào đất liền.
Chiều 27.9, Viện Vật lý địa cầu cho biết trên địa bàn H.Kon Plông (Kon Tum) lại xảy ra động đất.
Trận động đất mạnh 3,2 độ richter xảy ra tại H.Kon Plông trưa 27.9. Ảnh VIỆN VẬT LÝ ĐỊA CẦU
Theo đó, khoảng 11 giờ 4 phút ngày 27.9, một trận động đất có độ lớn 3,2 độ Richter xảy ra tại vị trí có tọa độ 14.929 độ vĩ Bắc, 108.250 độ kinh Đông, thuộc khu vực H.Kon Plông, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trận động đất xảy ra chỉ ít giờ trước khi cơn bão số 4 (Noru) đổ bộ vào đất liền, trong khi Kon Tum được dự báo là địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của cơn bão, khiến nhiều người e ngại.
Video đang HOT
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, trong năm 2022 tại huyện này đã xảy ra hàng trăm trận động đất. Cụ thể các trận động đất có cấp độ rủi ro thiên tai từ cấp 0 đến cấp 1, có độ lớn chủ yếu dưới 4,0. Riêng trận động đất xảy ra lúc 12 giờ 54 phút ngày 14.4 có độ lớn 4,5 Richter. Đặc biệt, trận động đất vào lúc 14 giờ 8 phút ngày 23.8 có độ lớn 4,7 Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 km, là trận động đất có cường độ cao nhất từ trước tới nay.
Thủ tướng triệu tập cuộc họp ứng phó khẩn cấp bão số 4 Noru
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nếu tình hình bão số 4 căng thẳng, có thể tính tới phương án di dời dân vào đất liền.
Thủ tướng Phạm Minh Chính triệu tập họp khẩn ứng phó với bão số 4. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, sáng nay (27/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 Noru.
Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 8 địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum; 88 quận, huyện, thị xã; 1.155 xã, phường, thị trấn.
Phát biểu đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các tỉnh, thành phố đã triển khai các giải pháp, nhiệm vụ được giao nhưng Thủ tướng vẫn tiếp tục triệu tập cuộc họp để rà soát lại công tác chuẩn bị ứng phó bão và ứng phó với các diễn biến sau bão...
"Nhân dân ở xã phường, nên cuộc họp được tổ chức trực tuyến tới cấp xã phường. Phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân; phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ bởi phòng hơn chống", Thủ tướng phát biểu.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ như: Khẩn trương rà soát, kêu gọi tàu thuyền, ngư dân nằm trong vùng nguy hiểm tìm nơi tránh trú, kêu gọi ngư dân không đánh bắt trong những ngày này; rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; bảo vệ học sinh, khách du lịch; bảo vệ di sản, nhất là phố cổ Hội An; ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão...
Tỉnh Quảng Ngãi: Lãnh đạo huyện đảo Lý Sơn cho biết, đến nay còn 17 hộ dân chưa di dời, huyện không di dời tập trung mà xen ghép với các hộ dân khác. Thủ tướng yêu cầu nếu tình hình căng thẳng, có thể tính tới phương án di dời dân vào đất liền. Lãnh đạo huyện đảo cho biết, nếu cần có thể huy động hầm quân sự để người dân tránh trú.
Tỉnh Quảng Nam: Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, đến nay gần như toàn bộ diện tích lúa và 85% diện tích thủy sản đã được thu hoạch. Chỉ còn 3 tàu thuyền đang trong vùng nguy hiểm nhưng dự kiến 10h sáng nay sẽ thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Theo số liệu cập nhật, hơn 44.000 hộ dân được di dời. Lương thực đã được bố trí dự trữ, đặc biệt là khu vực vùng núi có nguy cơ chia cắt cao. Các hồ thủy điện đang ở mực nước thấp, nên có thể yên tâm về khả năng đón lũ với 900 triệu mét khối nước. Lực lượng thanh niên xung kích với 12.000 người đã sẵn sàng. Sau cuộc họp, tỉnh sẽ triển khai 3 đoàn công tác tới địa phương để ứng phó bão.
Tỉnh Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo xã Phú Diên, huyện Phú Vang cho biết, đã phân công các đảng ủy viên về các thôn để kiểm tra; đặc biệt quan tâm người già, trẻ em, người ốm, phụ nữ mang thai...; chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm cho người dân và hệ thống nghe nhìn trong những ngày bão...
Tỉnh Bình Định: Lãnh đạo phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn báo cáo, 9 tàu của phường đã vào nơi tránh trú an toàn. Trên địa bàn chưa có người dân nào phải di dời.
Tỉnh Kon Tum: Lãnh đạo xã Pờ Ê, huyện Kon Plong cho biết, đội ngũ cán bộ đã chia làm các tổ đi vận động người dân không đi rừng, qua sông qua suối trong những ngày này, chuẩn bị đề phòng các điểm sạt lở; học sinh đã nghỉ học ở nhà... để ứng phó bão.
Tỉnh Quảng Trị: Lãnh đạo huyện Triệu Phong cho biết, huyện có hơn 660 tàu thuyền các loại đã vào khu neo đậu an toàn, không còn ngư dân trên biển. Hơn 1.700 hộ hơn 6.000 nhân khẩu đã có phương án di dời. Học sinh nghỉ học từ chiều 27/9.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, sau khi kiểm tra, ông nhận định các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng đã nghiêm túc triển khai công tác phòng chống bão.
Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm "không hối tiếc" khi ứng phó cơn bão này bởi mọi sự thiệt hại về tính mạng và tài sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trên biển còn 9 tàu đang di chuyển về phía Nam vào nơi an toàn, 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phải quyết liệt, tích cực hơn bởi không loại trừ khả năng bà con sẽ đánh bắt khi thấy cá nhiều do bão.
Liên tiếp xảy ra ba trận động đất có độ lớn từ 2.8 đến 4.1 tại Kon Tum Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 1/9, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, ba trận động đất có độ lớn từ 2.8 đến 4.1 đã xảy ra liên tiếp, nhiều khả năng vẫn còn dư chấn tiếp theo. Cả...